Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 2


* Số liệu thống kê thành phần NDT của TVQGVN từ năm 2005 đến năm 2009


Năm

Tổng số thẻ cấp

Cán bộ

Sinh viên

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

2005

23.463

6.600

28,1

16.863

77.4

2006

24.836

6.913

27,9

17.923

72.1

2007

21.705

6.257

28,6

15.448

71.4

2008

22.951

6.961

30,3

15.484

67,4

2009

16.633

5.779

34,7

10.851

65,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 2


Qua bảng số liệu này cho thấy số NDT chủ yếu đến TVQGVN làm thẻ là cán bộ và sinh viên trong đó lượng sinh viên luôn là đối tượng làm thẻ đông đảo nhất của thư viện. Tuy nhiên số lượng NDT đăng kí làm thẻ trong các năm gần đây có xu hướng giảm dần, năm 2006 là năm có số lượng làm thẻ đạt cao nhất 24.836 thẻ. Những năm sau thì số lượng thẻ có giảm đi đáng kể, đây là một điểm cần chú ý trong hoạt động phục vụ NDT của TVQGVN.


Theo thống kê phiếu điều tra thì trình độ của NDT như sau: Cử nhân chiếm 82,9 % ( 92 phiếu ), thạc sĩ chiếm 12,6 % ( 14 phiếu), PGS.GS chiếm 0,9 % ( 1 phiếu), trình độ khác chiếm 3,6% ( 4 phiếu )


Theo phiếu điều tra NCT, thành phần NDT của TVQGVN như sau: Sinh viên các trường đại học cao đẳng chiếm 68,5% ( 76 phiếu ); cán bộ quản lí lãnh đạo chiếm 4,5% (5 phiếu); sản xuất kinh doanh chiếm 2,7 % (3 phiếu), giảng dạy chiếm chiếm 10,8 % (12 phiếu), hành chính sự nghiệp là 7,2% (8 phiếu), đối tượng khác 6,3%(7 phiếu). Do địa bàn Hà Nội có tới hơn 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước nên lượng sinh viên tới TVQGVN khá lớn chiếm 68,5% . Tuy nhiên bộ phận NDT là cán bộ hoạt động ở các lĩnh vực nói chung còn thấp, đòi hỏi Thư viện cần có biện pháp để thu hút bộ phận này.


Theo thống kê phiếu điều tra NCT của NDT về các lĩnh vực như sau:


Lĩnh vực quan tâm

Số lượng

Tỉ lệ %

Chính trị- xã hội

48

43, 2

Văn hoá-nghệ thuật

26

23,4

Khoa học công nghệ

12

10,8

Nông- Lâm nghiệp

1

0,9

Y- Dược học

12

10,8

Ngôn ngữ

36

32.4

Văn học

31

27,9

Lĩnh vực khác

19

17.1


Qua số liệu thống kê trên cho thấy nhu cầu của NDT về lĩnh vực chính trị - xã hội 43,2% là cao nhất, kể đến là lĩnh vực ngôn ngữ 32,4% thấp nhất là lĩnh vực nông- lâm nghiệp 0,9%.


Theo thống kê phiếu điều tra NCT về loại ngôn ngữ mà người dùng tin sử dụng tại TVQGVN, nhìn chung NDT sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt của nguồn tin chiếm 90% với 100 phiếu và chiếm số lượng cao nhất, sau đó là tiếng Anh chiếm 51,3% với 57 phiếu, các thứ tiếng khác ít hơn: tiếng Nhật chiếm 5,4% với 6 phiếu, tiếng Pháp chiếm 3,6% với 4 phiếu, tiếng Trung chiếm 1,8% (2 phiếu), tiếng Nga chiếm 0,9% (1phiếu), các ngôn ngữ khác chiếm 0,9% (1 phiếu). Như vậy TVQGVN nên bổ sung các loại ngôn ngữ nào để bạn đọc có thể sử dụng tốt nhất và làm phong phú nguồn tin ngoại văn tại thư viện.


Từ phiếu điều tra NCT ta thấy các loại hình nguồn tin truyền thống vẫn được quan tâm sử dụng, nhất là sách chiếm 93,6% (104 phiếu), Internet chiếm 30,6% (34 phiếu), CSDL chiếm 4,5% (5 phiếu), vi phim vi phiếu 0,9% (1 phiếu), tài liệu dạng khác chiếm 3,6% (4 phiếu). Qua đó ta cũng thấy các loại hình nguồn tin như CSDL, vi phim vi phiếu, CD-ROM rất ít người sử dụng


mà những nguồn tin đó thì TVQGVN rất phong phú và có chất lượng. Do đó Thư viện cần có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn NDT sử dụng các loại hình nguồn tin này để không lãng phí và giảm thiểu áp lực về sử dụng nguồn tin dạng sách.


Ngoài ra khi thống kê phiếu điều tra thì thời gian xuất bản của nguồn tin từ năm 2000 đến nay được sử dụng nhiều nhất chiếm 91% (101 phiếu ), từ năm 1987 -2000 chiếm 19,8% ( 22 phiếu), trước năm 1945 chiếm 9,9% ( 11

phiếu), từ năm 1954 đến 1986 chiếm 8,1% (9 phiếu), từ năm 1945 đến năm

1954 chiếm 5,4% (6 phiếu).


Qua điều tra trên ta thấy NCT của NDT tại TVQGVN rất đa dạng và phức tạp. Thông qua nghiên cứu phiếu điều tra, báo cáo của công tác phục vụ bạn đọc và dựa trên quy định của TVQGVN về đối tượng phục vụ, có thể phân loại đối tượng người dùng tin của TVQGVN thành các nhóm sau:


Nhóm 1: Các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành.


Các cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh thành phố là những người ra quyết định các cấp nhằm xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ - ngành. Thông tin cho họ là những thông tin mang tính mới, tính định hướng giải quyết tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Do vậy thông tin cần cô đọng, đầy đủ để giúp họ tiết kiệm thời gian có thể ra quyết định đúng đắn.


Nhóm 2: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, kỹ sư.


Nhóm NDT này cần các thông tin gốc, thông tin thư mục, tổng luận về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn, những thành tựu mới, những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.


Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa học.


Nhóm NDT này là những người tích lũy kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc, nên họ cần thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản đồng thời tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin đi sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành.


Nhóm 4: Quần chúng nhân dân.


NDT mục đích sử dụng thông tin của họ khác với nhóm NDT trên. Họ sử dụng thông tin khoa học kỹ thuật vào hoạt động thực tiễn để làm ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nhằm phát triển toàn diện cho con người.


So với những năm trước đây, thành phần NDT của Thư viện Quốc gia Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Ngoài NDT trong nước còn có đối tượng người nước ngoài, sinh viên học viên cao học ngày càng đông đảo hơn.


1.5. Các vấn đề chung về nguồn tin


* Khái niệm nguồn tin: Nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó.


Khái niệm phát triển nguồn tin: là quá trình làm cho nhu cầu thông tin của NDT được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nói cách khác, phát triển nguồn tin là nhằm đáp ứng NCT của NDT.


* Phân loại nguồn tin: có nhiều cách phân loại như:

Dựa vào chất liệu vật mang tin thì nguồn tin chia thành 3 loại: Nguồn tin in trên giấy: sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ….


Nguồn tin trên phim ảnh, băng đĩa, băng từ…. Nguồn tin điện tử.

Dựa vào mức độ xử lí thông tin: chia thành các loại: Nguồn tin cấp 1, nguồn tin cấp 2, nguồn tin cấp 3.


Ngoài 2 cách phân loại nguồn tin trên, còn có các cách phân loại nguồn tin: thời gian xuất bản, nội dung thông tin, mức độ công bố, mục đích ý nghĩa…


* Đặc trưng của nguồn tin


Tính vật lý: Thể hiện trên 3 phương diện: Vật chứa đựng thông tin, phương thức ghi và truyền thông tin, phương pháp tiếp cận.


Tính cấu trúc: Thông tin không có tính cấu trúc thì không thể có giá trị. Tính cấu trúc có tính cấp thứ bậc, ngôi thứ từ giản lược đến phức tạp. Cấu trúc giản lược nhất là thư mục. Cấp bậc phức tạp nhất là nhận xét đánh giá giá trị nội dung trong hoạt động Thông tin Khoa học và đóng góp với đời sống xã hội.


Tính truy cập: Thông tin có giá trị khi được truyền đi, phổ biến và sử dụng. Để truy cập thông tin thông qua các điểm truy cập như: MLCC, MLPL, MLCĐ và bộ máy tra cứu bổ trợ. Thể hiện hệ thống hoá và sắp xếp phù hợp với thói quen NDT tìm kiếm thông tin. Khi phát triển mạng thông tin, Hệ thống mục lục trực tuyến online (mục lục OPAC) qua thuật ngữ tìm kiếm, từ khoá, từ chuẩn,…Các điểm truy cập cần được kết nối bằng các toán tử logic.


Tính giá trị : Trong nguồn tin các thông tin đều chứa những nội dung và có ý nghĩa nhất định đối với từng lĩnh vực. Các cơ quan TT-TV phân loại, xử lý phân tích, tổng hợp logic tin và xây dựng điểm truy cập cho người sử dụng. Cần phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm của nó, đòi hỏi cán bộ


thư viện có trình độ cao trong phân loại, xử lý nguồn tin. Gía trị thông tin tri thức trong nguồn tin sẽ cao khi nguồn tin được phổ biến rộng rãi và nhiều người sử dụng.


Tính chia sẻ: Trong đời sống xã hội con người cần trao đổi thông tin, mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin được truyền đi giao lưu với người khác qua các hình thức: thảo luận, truyền đạt, mệnh lệnh, thư từ,….Hợp tác chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan TT-TV làm phong phú nguồn thông tin mỗi cơ quan, đồng thời nâng cao hiệu quả thoả mãn NCT của NDT và tiết kiệm kinh phí bổ sung.


CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC

NGUỒN TIN NGOẠI VĂN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM


2.1. Qúa trình hình thành và phát triển nguồn tin của Thư viện Quốc gia Việt Nam


* Giai đoạn trước 1954:


Khi mới thành lập vốn tài liệu ban đầu TVQGVN chỉ có khoảng vài nghìn bản, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đến năm 1953 phòng đọc sách có 15.092 bản, 1.215 tên tạp chí (chủ yếu là tạp chí Đông Dương và Việt Nam), 420 tên tạp chí ngoại văn, 647 tên nhật báo. Trong đó sách tiếng Việt là 11.088 bản, tiếng Pháp là 13.515 bản, tiếng Anh có 2.016 bản. Ngày 31/01/1922 toàn quyền Pháp ban hành nghị định quy định lưu chiểu các ấn phẩm xuất bản ở 5 xứ Đông Dương cho Thư viện Đông Dương. Việc thực hiện lưu chiểu khá nghiêm túc, theo thống kê từ năm 1922 đến 1940 Thư viện đã nhận được số lượng ẩn phẩm được lưu chiểu như sau:


- 1.381 tên sách các loại.


- 5.123 các loại báo và tạp chí.


- 1.291 các bản đồ.


Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh số 18 về Lưu chiểu văn hoá phẩm, sắc lệnh đã được thực hiện tốt từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 số sách nhập vào thư viện là 3.733 bản.

* Giai đoạn từ 1954 đến 1985.


Tháng 10/1954 TVQGVN đã thu nhận được 4.168 tên tài liệu xuất bản ở vùng kháng chiến và 2.500 tên tài liệu xuất bản trong vùng địch tạm chiếm,


xây dựng tiến hành mua sách Hán Nôm và tạo lập được kho sách Hán Nôm trên 4.000 bản của 2.270 tên sách.


Năm 1955 Thư viện Bắc Kinh đã gửi tặng TVQGVN 36.000 bản sách tiếng Trung, năm 1956 Thư viện Quốc Gia Liên Xô gửi tặng 30.000 bản ( sách tiếng Anh và tiếng Pháp). Sách nhập vào TVQGVN qua lưu chiểu từ 1967-1985 là 18.399 bản.


Thư viện được phép nhận luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước, của người nước ngoài bảo vệ ở Việt Nam theo quyết định 401/TTg ngày 9/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập kho luận án gồm 998 bản.


* Giai đoạn 1986 -2002.


Ngày 7/7/1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Xuất bản năm 1993. Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 của Thủ tướng chính phủ cho phép TVQGVN nhận lưu chiểu 4 bản cho 1 tên ấn phẩm. Năm 1997 Thư viện đã nhận 370 tên, năm 1998 là 535 tên, 1999 là 587 tên. Tính đến tháng 12/1999, Thư viện đã thu nhận được 8.000 bản luận án tiến sĩ, đồng thời trao đổi được

1.215 cuốn sách ngoại văn, gấp 3 lần số mua. Số sách ngoại văn bằng tiếng Trung, Anh, Pháp mua trong năm 1999 chỉ đạt 482 cuốn, tháng 2/2002 tài liệu kho lưu chiểu đã đạt tới 140.045 tên.


* Giai đoạn từ 2002 đến nay.


Tính đến năm 2008 TVQGVN có 1.300.468 tổng số bản sách và 800.752 tổng số tên sách, hơn 8.000 tên báo- tạp chí. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay TVQGVN đã có được gần 1.500.000 bản sách, hơn

8.000 tên báo-tạp chí, hơn 15.000 luận án, hơn 1.000 đĩa CD-ROM và các CSDL cho người dùng tin sử dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022