Các Loại Hình Nguồn Tin Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam


11.250 tạp chí, trong đó 8.400 tạp chí toàn văn và 479 báo toàn văn.


Gần 30.000 luận văn toàn văn Trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp Trên 3.000 báo cáo công nghiệp

CSDL Keesing: tập hợp toàn diện chính xác và xúc tích tất cả các bài báo trên thế giới về chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ năm 1931, được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Hà Lan.


Ngoài ra TVQGVN mua quyền sử dụng các CSDL (quyền truy cập) các cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà xuất bản hoặc các nhà cung cấp nước ngoài. Hiện nay TVQGVN cùng với 23 cơ quan thông tin và thư viện khác của Việt Nam tham gia vào chương trình PERI Việt Nam - Là chương trình tăng cường nguồn tin điện tử cho nghiên cứu khoa học do INASP (mạng lưới quốc tế các ấn phẩm khoa học) hỗ trợ. Mục đích của chương trình (giai đoạn 2004-2007) do INASP khởi xướng là cho phép các quốc gia truy cập với giá rẻ tới các nguồn tin trực tuyến tiếng Anh có trong mạng lưới INASP. Hiện nay người dùng tin của TVQGVN có thể truy cập vào các CSDL: EBSCO, BLACKWELL.


Nguồn khai thác miễn phí trên Internet, một số CSDL miễn phí đã được khai thác đưa lên mạng sử dụng chung tiêu biểu là các CSDL tổng hợp DOAJ.


2.5. Nguồn nội sinh


Bên cạnh nguồn tin được bổ sung thì nguồn tài liệu nội sinh hay người ta gọi là nguồn “ xám” của Thư viện đóng vai trò quan trọng. Mỗi năm TVQGVN thực hiện một số đề tài, dự án phục vụ cho phát triển của ngành thông tin - thư viện, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Các kết quả báo cáo


nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo này là nguồn tài liệu nội sinh quan trọng. Thư viện đã xây dựng được hơn 1.700 thư mục chuyên đề phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.


Nguồn tin nội sinh đó là các CSDL do phòng thông tin - tư liệu xây dựng như: CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC.


Các CSDL toàn văn nội sinh:


Bộ sưu tập số: Sách Hán Nôm cổ gồm 1.158 cuốn với 78.536 trang.


Bộ sưu tập số: Sách Đông Dương: Sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Đông Dương viết về Đông Dương và Việt Nam. Đây là hợp đồng giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và chính phủ Pháp từ Dự án VALEASE: “Tổ chức và thực hiện chương trình số hoá tài liệu tiếng Pháp thuộc vốn di sản cổ đã được công nhận ở Việt Nam và Đông Dương”. TVQGVN đã tạo lập Ebook các tài liệu viết về Việt Nam trước năm 1932 và CSDL hiện có 89.512 trang (758 tên sách), 175 bản đồ, trọn bộ tạp chí Nam phong, Tri ân.


Bộ sưu tập số: Thăng Long – Hà Nội bao gồm sách Hán Nôm cổ, bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận, sách báo xuất bản trước năm 1954, luận án tiến sĩ về Hà Nội.


Bộ sưu tập số: Luận án tiến sĩ đây là kho tài liệu quý của Thư viện đã được số hoá và ưu tiên các bản luận án tiếng Việt. Bộ sưu tập số này có 6.402 bản tóm tắt, 172.002 trang, số bản toàn văn với gần 9.356 bản, 1.812 trang.


Bộ sưu tập số: sách Tiếng Anh về Hà Nội với 338 bản, 92.520 trang.


Một số CSDL thư mục được tạo lập như: CSDL sách, báo- tạp chí, CSDL bài trích, luận án, ấn phẩm khác. Tổng số biểu ghi: 446.895 trong đó:


Sách đơn: 285.396. Sách bộ tập: 75.756. Bài trích: 58.000.

Luận án: 16.470.


Ấn phẩm định kì: 6.488.


Báo-tạp chí Đông Dương: 1718. Ấn phẩm khác: 3.067.

2.6. Các loại hình nguồn tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam


2.6.1. Nguồn tin trên giấy


Nguồn tin in trên giấy của TVQGVN tương đối phong phú và đa dạng bao gồm: dạng sách, báo-tạp chí, bản đồ, bản vẽ,…


* Tài liệu dạng sách


Nguồn tin dạng sách theo ngôn ngữ của TVQGVN hiện nay như sau:


Ngôn ngữ

Số bản

Sách Việt

526.087 bản

Sách ngoại hệ latinh

105.903 bản

Sách Pháp

46.859 bản

Sách Nga

270.842 bản

Sách Hoa

46.748 bản

Sách Nhật, Hàn

4.383 bản

Sách tiếng dân tộc

1.141 bản

Sách Hán Nôm

5.364 bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 5


Nguồn tin dạng sách theo loại hình thì sách phục vụ NDT: 1.074.927 bản, sách lưu chiểu: 262.571 tên, tranh: 3.349 bản, nhạc: 22.129 bản, bản đồ: 2.817 bản, luận án: 14.924 tên.

Nguồn tin tiêu biểu: Kho sách Đông Dương, Kho sách Hán Nôm, Kho bản đồ Đông Dương.

Kho sách Đông Dương: là kho sách hình thành từ nguồn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương được in bằng tiếng Latinh, Pháp, Việt và một số ngôn ngữ khác, có giá trị lịch sử lâu đời và giá trị nội dung phong phú.

Kho sách Hán Nôm: là kho sách hình thành từ thu mua sách trong nhân dân. Hiện nay kho có 5.364 bản sách với 2.270 tên sách; sách được làm bằng chất liệu giấy dó có nội dung được in khắc hoặc chép tay từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Kho bản đồ Đông Dương: hình thành từ khi thành lập TVQGVN, với

1.291 bản địa đồ, giá trị nội dung phản ánh địa lí và phạm vi gianh giới chủ quyền của Việt Nam và phản ánh bản đồ hành chính Hà Nội cổ.

Kho luận án tiến sĩ: được thành lập năm 1976, hiện kho có 14.924 tên luận án, bao gồm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ chuyên ngành) bảo vệ trong và ngoài nước của công dân Việt Nam, người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.

* Báo- tạp chí

Đây là một nguồn tin rất quan trọng cho hoạt động của Thư viện. Tuy xuất hiện vào các thời điểm khác nhau nhưng chúng đều gắn với sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật của loài người. Là nguồn thông tin khoa học nhiều và nhanh nhất, đồng thời người dùng tin sử dụng nhiều nhất trong các dạng của ấn phẩm định kì. Bên cạnh đó chứa đựng các công trình nghiên cứu mang tính mới, tính giá trị và giải pháp hữu ích.

Bài trích báo và tạp chí cung cấp cho bạn đọc những tóm tắt các bài quan trọng trên các tạp chí khác nhau, phần tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài viết hoặc bảng tra hàng năm, nửa năm cung cấp cho bạn đọc cơ sở để xác


minh lại những gì đã đọc, làm giảm nhẹ việc tìm kiếm tài liệu và cung cấp thêm thông tin thư mục cho bạn đọc những bài viết về chủ đề, đề tài nào đó đặc biệt trong những lĩnh vực luôn thay đổi về kinh tế, khoa học kĩ thuật... Những ý tưởng mới nhất, những mầm mống của một ngành khoa học mới.


Hiện nay theo thống kê năm 2008 kho báo-tạp chí của TVQGVN có 8.677 tên báo-tạp chí. Theo thống kê tháng 3 năm 2010 thì có 8.780 tên và đang về trên 1.200 tên.


Phân tích nguồn tin báo- tạp chí theo ngôn ngữ như sau: Báo- tạp chí tiếng Việt: 2.401 tên (28,4%)

Báo- tạp chí tiếng Anh: 2.150 tên (25,4%) Báo- tạp chí tiếng Nga: 790 tên (9,36%) Báo- tạp chí tiếng pháp: 1.804 tên (21,4%) Báo- tạp chí tiếng Trung: 500 tên (5,92%)

Các ngôn ngữ khác Nhật, Triều Tiên, Đức : 790 tên (9,36%)


2.6.2. Nguồn tin dạng khác


TVQGVN hiện nay hình thành một nguồn tin ở dạng vi phim, vi phiếu chiếm một khối lượng tương đối. Các loại sách, báo -tạp chí được ghi trên các phim cuộn, phim tấm. Mỗi phim cuộn thường có kích thước 16 li, 35 li, hay 70 li, có độ dài từ 25-30m và đặt trong chiếc hộp nhỏ.


Tính đến tháng 5/2008 Thư viện có 10.000 tên sách xuất bản trước năm 1954 do Thư viện Quốc gia Pháp gửi tặng và tự sản xuất phim như sau:


Phim dương bản: báo Việt là 231 tên, báo ngoại là 111 tên, sách Việt là 1047 hộp, sách ngoại là 878 tên, sách Nga 46 tên, sách Hán là 79 tên, chụp mới 255 hộp microphim các sách, tạp chí trước năm 1954.


Phim âm bản gồm: Báo Việt: 189 hộp, báo ngoại 132 hộp, sách ngoại là 459 hộp, sách Hán 127 hộp, sách Việt 715 hộp.


2.6.3. Nguồn tin điện tử


Nguồn tài liệu điện tử của Thư viện bao gồm các loại: CSDL, băng , đĩa, các bản tin điện tử, các trang web thông qua việc mua, trao đổi, biếu tặng.


Các CSDL thư mục có: CSDL SACH, CSDL JM, CSDL NCUU, CSDL

LA, CSDL Bai trich.


Các CSDL toàn văn như: CSDL luận án tiến sĩ có 840.000 trang, CSDL sách Đông Dương 89.000 trang, CSDL sách tiếng Anh viết về Việt Nam có 92.520 trang, CSDL tổng hợp WILSON (dạng CD), CSDL EBSCO, CSDL đĩa CD. Ngoài ra còn có các CSDL xây dựng như CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC.


2.7. Hiện trạng khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.


Thư viện Quốc Gia Việt Nam với nguồn tin ngoại văn truyền thống và hiện đại phong phú về nội dung và đa dạng hình thức. Mỗi loại hình nguồn tin ngoại văn khác nhau nên mức độ và cách khai thác cũng khác nhau, vì thế cần phải có phương thức tìm kiếm, khai thác để đáp ứng nhu cầu của người dùng.


2.7.1. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua sản phẩm thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam


Trong suốt quá trình hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện của mình, TVQGVN luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm thông tin thư viện có giá trị phục vụ cho NDT và nhu cầu xã hội. Trong hơn 90 năm hoạt động và đổi mới, TVQGVN đã có những sản phẩm thông tin thư viện sau:


Hệ thống mục lục: mục lục chữ cái và mục lục phân loại.


Thư mục Quốc gia Việt Nam hàng năm, tổng kết các loại tài liệu được xuất bản trong cả nước trong một năm.


Thư mục Quốc gia hàng tháng: Tổng kết những tài liệu được xuất bản trong tháng của cả nước.


Thư mục chuyên đề về các lĩnh vực. Tạp chí Thư viện Việt Nam.

Các CSDL bao gồm:


● CSDL SACH


● CSDL JM


● CSDL NCUU


● CSDL bài trích


● CSDL sách Đông Dương


● CSDL đĩa CD


● CSDL NVAT


● CSDL VHNT


● CSDL KHOTC


Trang chủ ( home page)

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã xây dựng trang web của mình nhằm giới thiệu cho NDT những tiềm lực thông tin của TVQGVN, giới thiệu những thông tin khái quát về lịch sử hình thành TVQGVN, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, giới thiệu các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN hiện có.

Như vậy, các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN rất phong phú và đa dạng. Có thể qua các sản phẩm truyền thống và hiện đại mà NDT khai thác được những nguồn lực thông tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Nhìn chung, việc khai thác các nguồn tin ngoại văn truyền thống và hiện đại qua các sản phẩm thông tin thư viện (hệ thống tra cứu) đã đưa lại cho NDT những thông tin nhanh chóng và chính xác, đặc biệt khai thác qua các CSDL.

2.7.2. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Trong các hoạt động nhằm đổi mới và hiện đại hoá công tác thông tin- thư viện, TVQGVN đã và đang ngày càng chú trọng tới công tác phục vụ NDT qua các hình thức dịch vụ thông tin -thư viện (DV TT-TV). DV TT-TV được hiểu là những hoạt động phục vụ người dùng tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Dịch vụ thông tin -thư viện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động khoa học của các cơ quan thông tin thư viện. Cùng với sản phẩm, dịch vụ là thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin -thư viện. Chính vì vậy các cơ quan thông tin

-thư viện đều xây dựng cho mình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Các DV TT-TV của TVQGVN ngày càng đa dạng, vì vậy mức độ khai thác nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng của NDT tại TVQGVN ngày càng phát triển.

Các dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang được triển khai như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022