Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 7

quá trình kiến tạo hiện thực nghệ thuật của mình. Các vấn đề của hiện thực như: hiện thực của chiến tranh, hiện thực lịch sử, hiện thực đời sống con người (ở nông thôn, thành thị, ở các tầng lớp, giai cấp, sự tha hóa, biến chất,...), những vấn đề của tâm linh,... được quan tâm từ những chiều kích mới. Đặc biệt, tiểu thuyết không ngại tiệm cận một cách thẳng thắn, khách quan và trung thực đến những vấn đề được xem là nhạy cảm trước đây như cải cách ruộng đất, tệ quan liêu tham nhũng, về bản chất của chiến tranh, những thói hư tật xấu của xã hội,… Trong Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh xây dựng bối cảnh xã hội đầy rẫy sự thấp hèn, nhiều tội ác, họ cạnh tranh và thực dụng, thờ ơ, vô cảm,... Thay đổi cách ứng xử đối với hiện thực chiến tranh bằng cái nhìn nhiều chiều, Bảo Ninh qua Nỗi buồn chiến tranh đã suy ngẫm về chiến tranh từ phần ẩn chìm, chứa đựng những nỗi buồn của cuộc chiến và trăn trở về số phận con người. Dày đặc trong tiểu thuyết là những cái chết thê lương, buồn thảm. Hiện thực được soi chiếu từ mảnh vỡ của số phận, lịch sử mà không nhìn theo cái nhìn duy nhất và thống nhất. Chưa bao giờ, chiến tranh hiện lên với đầy đủ mọi góc cạnh khủng khiếp và kinh hoàng đến thế. Song song khuynh hướng trung thành với lịch sử được ghi lại trong sử học thì lúc này ở nhiều nhà văn, lịch sử là cái cớ để người viết đối thoại lại thông qua thao tác tái tạo, đánh giá lại tính hiện thực của lịch sử và đặt lịch sử trong mối quan hệ với cuộc sống hiện tại. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là những đóng góp tiêu biểu cho những biểu hiện nghệ thuật mới của tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử.

Sự đổi mới quan niệm về hiện thực đã tác động lớn đến nội dung của tiểu thuyết, làm cho nó trở nên mới mẻ và đa dạng. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đa dạng ở nhiều khuynh hướng do cảm hứng sáng tác và quan niệm về hiện thực có nhiều thay đổi. Nhà văn lấy hiện thực là phương tiện để thể hiện tư tưởng, không nhất thiết dùng hiện thực làm mục đích phản ánh của nghệ thuật. Đây là điều hoàn toàn khác so với nền văn học ở thời kì trước đó.

Hiện thực trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại có thể là hiện thực có thật, hoặc có thể là những giả tưởng, những ám ảnh, những tâm trạng, tâm linh,... Các tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 dành một khoảng không gian rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức, vô thức của nhân vật. Tiểu thuyết Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Người sông Mê (Châu Diên), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái),... là những thế giới của những giả định, của sự ám ảnh trong trí tưởng tượng mang tính chất vô thức. Tiểu thuyết là trò chơi thông qua các giả định, giả thuyết. Ngồi xây dựng vô số nhân vật bí ẩn, vô hình (người gõ mõ, kẻ liên tục gọi điện cho Thúy, kẻ lén mang tấm vải vào nhà Minh hay kẻ gửi tấm ảnh đen trắng đến bàn làm việc của Khẩn,…). Nhân vật hồn ma trong Người đi vắng hay cuộc sống không điểm tựa của cô gái trong Trí nhớ suy tàn rồi những người đàn ông trên chiếc xe trâu trong Những đứa trẻ chết già, đám người điên hoặc con cú trong Thoạt kì thủy… Những nhân vật “hắn” (Chinatown - Thuận), cô gái điên và “hắn” (Đi tìm nhân vật - Tạ Duy Anh),… cũng cùng chung một cách thức tiến hành mờ hóa nhân vật. Nhiều tiểu thuyết sử dụng mô tuýp giấc mơ, giấc chiêm bao như các tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng, Vào cõi, Thoạt kì thủy, Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương),... Thực tại trong tiểu thuyết sau 1986 cũng nhiều trường hợp đậm chất kỳ ảo. Thế giới thực và thế giới kỳ ảo tồn tại song hành với nhau, thậm chí là đan xen, hài hòa bên cạnh nhau. Trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh khắc họa làng Cổ Đình – đây là thế giới hiện thực của bọn thực dân, của những người cách mạng và nhà Nho – đan xen thế giới tâm linh của đám con nhang theo đạo Mẫu, của ông hộ Hiếu chuyên làm nghề phù thủy, của tín ngưỡng dân gian về ông Đùng bà Đà khổng lồ, về ma trùng bắt người, Đức Phật trong Đức Phật, nàng Sivitri và tôi (Hồ Anh Thái) là nhân vật huyền thoại được đời thường hóa trong cuộc đời đầy trầm luân, khổ ải; nhân vật nàng Sivitri song song hai cuộc đời: tiền kiếp nàng là một nàng công

chúa Ấn Độ cổ đại sống cuộc sống của một cô công chúa ham mê nhục dục, chìm trong vô minh và hậu kiếp nàng là một Kumari (tức Nữ thần Đồng trinh) sống kiếp sống của một vị Nữ thần Đồng trinh đã đốn ngộ.

Để khắc họa chiều sâu tâm thức, nhà văn đã dùng phương thức huyền thoại hóa làm công cụ để nhân vật có thể hiện lên không mang nét tính cách hoàn chỉnh mà mang tính chất giả thuyết, huyền ảo, tác động đến trí tưởng tượng của người đọc, thiết lập thế giới trò chơi của VB. Con người tâm linh được xây dựng ở nhiều tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam đương đại như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Người sông Mê (Châu Diên), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh),... Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh xây dựng hàng loạt các yếu tố huyền ảo: người đàn bà bị bắn chết vì tưởng là con vượn, cạo lông ra mới biết là người; quái vật lông lá có cả cánh lẫn vú với đuôi kỳ nhông biết ca hát; câu chuyện về loài ma núi với tiếng hú sầu thảm,... hoà trộn trong sự ảo tưởng, ký ức, ảo giác, giấc mơ của nhân vật Kiên. Tất cả những yếu tố này xen lẫn vào nhau, làm mờ hóa hiện thực trong sự tưởng tượng và ảo mộng. Những huyền ảo xuất hiện tạo ra ảo ảnh về thế giới có thực nhưng đó chính là hình ảnh sống động của thế giới bí ẩn trong đời sống tâm linh. Dưới góc độ này, hình ảnh con người được xây dựng với những ẩn ức trong chiều sâu của tâm hồn, khai thác khía cạnh nằm bên ngoài của ý thức, thuộc về trực giác. Từ góc độ tâm linh, nhà văn tìm ra những sức mạnh thầm kín bên trong con người, nơi mà khoa học không thể lý giải, chỉ có nghệ thuật ngôn từ mới có thể kích hoạt trí tưởng tượng thông qua hư cấu. Tâm linh không thể dùng khoa học để lý giải, nhưng tâm linh là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của con người, là nhu cầu của con người trong cuộc sống. Khi đời sống cá nhân có những vấn đề bế tắc, không lối thoát thì đời sống tâm linh chính là nơi con người tựa vào. Mỗi người sẽ mang trong mình những nhận thức và niềm tin về

tâm linh khác nhau. Đời sống tâm linh chính vì thế cũng phong phú, phức tạp như chính bản thân đời sống duy lý của con người.

2.2.2. Vấn đề cá thể hóa nhân vật

Trước năm 1975, trong văn chương, con người được lý tưởng hóa trở thành những con người sử thi được xây dựng bằng cái tôi đơn ngã qua góc độ lịch sử - dân tộc. Sau 1975, con người được cá thể hóa với tư cách là những cá thể độc lập với cái tôi đa ngã. Nỗ lực xử lý hiện thực trong cái nhìn đa chiều kích, quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại gắn với những đổi mới sâu sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nền tảng cơ bản của tác phẩm được xây dựng trên cơ sở của tính nhân văn mà số phận cá nhân là trung tâm. Những con người của cộng đồng, con người chính trị, hình tượng sử thi anh hùng,... được thay thế bằng những con người số phận, mang những bi kịch cá nhân, họ đã bắt đầu thức tỉnh trước các quy luật của tự nhiên và đời sống. Con người được cá thể hóa mang đặc điểm của một thực thể đa trị giữa cuộc sống đời thường. Họ hiện lên với tất cả bản năng mang sự phức hợp tính cách. Đó là con người không trùng khít với chính mình, đa dạng, nhiều chiều với rất nhiều khiếm khuyết, nhiều khuất lấp, biểu hiện trong cái tốt, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn và mang những tâm lý nội tâm phức tạp. Đây là kiểu con người khác xa hoàn toàn với con người được xây dựng trong tiểu thuyết giai đoạn 1945-1975.

Trước hết, con người được đặt trong quá trình tha hóa, méo mó về thể xác, lệch lạc về tinh thần. Họ có những mưu toan, tư lợi, ích kỉ, hám danh. Trong họ chứa đựng hai con người. Nhưng sâu thẳm bên trong chính là khao khát sống một cuộc đời an bình, tình yêu, hạnh phúc, sự sẻ chia. Điều này có thể thấy trong hình ảnh những người nông dân. Trong cách mạng, họ là những người cũng sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến, nay chiến tranh kết thúc, đặt trong làn sóng đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới, người nông dân bộc lộ những hạn chế của chính họ trong nhận thức, lối sống, tất cả được đặt

trong những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, quan niệm cổ hủ, hẹp hòi, cuồng tín, thiếu trách nhiệm. Điều này được khắc họa qua một số nhân vật như Chú Vạn (Bến không chồng – Dương Hướng), Hà, Hiểu (Thời xa vắng – Lê Lựu),... Nhiều nhà văn đặt người trí thức trước sự xô bồ, hỗn tạp của đời sống, luôn có những dằn vặt nội tâm bên cạnh ý chí, niềm tin, sức sống, nhiệt huyết, mong muốn hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. Đó là những tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), SBC là săn bắt chuột (Hồ Anh Thái), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn), Pari 11 tháng 8 (Thuận), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Song song (Vũ Đình Giang), Blogger (Phong Điệp),…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trên cơ sở tư tưởng triết học và nghệ thuật hiện sinh, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã sử dụng tư tưởng hiện sinh như một phần trong khuynh hướng sáng tác của mình. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh); Vào cõi, Thoạt kỳ thủy, Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương); Người sông Mê (Châu Diên); Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái); T mất tích (Thuận); Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng),… đã đặt các nhân vật trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng, trong sự tranh đấu của trạng thái sinh tồn và sự ám ảnh của cuộc đời trong tầng sâu của vô thức.

Quan tâm đến tính cá thể nhưng ở một số tác phẩm, nhiều nhà văn như Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Châu Diên, Thuận, Đặng Thân, Phong Điệp…, không chú ý nhiều về cá tính, vị trí xã hội của nhân vật. Nhân vật được quan tâm ở những phương diện và khía cạnh rất nhỏ. Ví dụ: Kiên được khắc họa ở góc độ chấn thương về mặt tinh thần (Nỗi buồn chiến tranh); sự cô đơn bản thể “Em” (Trí nhớ suy tàn), ở Khẩn (Ngồi), ở T (T mất tích), “Tôi” (Đi tìm nhân vật),...; mặc cảm tha phương, lạc loài như Liên, Mai Lan (Pari 11 tháng 8), An Mi (Và khi tro bụi); dồn nén bản năng, như Tính (Thoạt kỳ thủy), Mộng Hường (3.3.3,9 [Những mảnh hồn trần]); cảm

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 7

xúc rối loạn, như Hoàn (Người đi vắng); hoặc nhân vật được gợi nhớ bởi những cái kì dị như “bào thai” (Thiên thần sám hối), Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế), những linh hồn Hoa, Hương, Khánh (Người sông Mê),… Con người được khai thác trong bản năng của tính dục. Trước đây, sex

trong văn học thường đặt trong mối quan hệ với tình yêu đôi lứa, những lệch lạc giới tính, những ẩn ức của chiến tranh,... thì sex trong giai đoạn này đã trở thành phương tiện chuyển tải những thông điệp khác nhau của đời sống nhân sinh, và nhìn nó ở góc nhìn văn hóa - nhân bản, ở khát vọng chính đáng hạnh phúc đích thực. Nhà văn không ngần ngại miêu tả các yếu tố của sắc dục, tình yêu nhục thể - những cái thuộc về đời sống bản năng, tâm linh bí ẩn của con người. Bởi đời sống tâm linh và bản năng làm cho con người có thể “vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu” [8, tr.292]. Phần bản năng của con người còn được nhiều nhà văn khắc họa thông qua việc đề cập trực tiếp đến các vấn đề tính dục như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Đám cưới không có giấy giá thú, Chọn chồng (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài),... Trong Thiên sứ, tính dục là cách thức đưa con người về với cuộc sống đời thường, thoát ra khỏi lối sống nhạt nhẽo, tầm thường. Yếu tố tính dục xuất hiện trong hầu hết tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tiêu biểu là Người đi vắng Ngồi. Đặc biệt, còn có xuất hiện yếu tố tính dục đồng tính (cả đồng tính nam và đồng tính nữ) như tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn, 1981 của Nguyễn Quỳnh Trang, Song Song của Vũ Đình Giang,... Vấn đề đồng tính luôn là vấn đề có những định kiến, luôn có những nhạy cảm vì dễ gây những cảm xúc phản chiều. Quan tâm đến đề tài này, là sự biểu hiện của tâm lý chấp nhận công khai của tiểu thuyết, là sự trân trọng tính cách đa ngã, phức tạp của con người, bởi họ cũng là con người, họ cũng là một phần của xã hội. Xu hướng mở rộng, khai thác sâu những vấn đề thuộc đời sống bản năng vô thức và tính dục, đời sống

tâm linh của con người sẽ đem lại sự phong phú cho cấu trúc nhân cách nhân vật và góp phần xây dựng một quan niệm nghệ thuật toàn diện về con người.

Ghi nhận con người là thực thể đa chiều với ba bản chất cơ bản: bản chất sinh học, bản chất xã hội, bản chất tâm linh. Tiểu thuyết đương đại dưới ảnh hưởng của phân tâm học đã đi sâu vào miền bí ẩn tâm linh của con người từ chiều sâu vô cùng trong sự tương tác với bản năng sinh học. Đó là những con người (Tân - Trong sương hồng hiện ra, Thống Biệu - Mảnh đất lắm người nhiều ma, ông hộ Hiếu - Mẫu Thượng ngàn, Phương - Tàn đen đốm đỏ, Hương và Hoa - Người sông Mê, những bé Hon - Thiên sứ, bào thai - Thiên thần sám hối, Mai Trừng - Cõi người rung chuông tận thế,…) tồn tại trong những cõi mông lung, trong biên giới ảo và thực. Thế giới bên trong đó không thể giải thích bằng con người duy lý. Con người luôn tìm ẩn những cái kỳ lạ bên trong, mượn cái phi lý để cho thấy bản thể đa nguyên bên trong con người. Hầu hết các nhân vật của Nguyễn Bình Phương (Tính, bà Liên, ông Phước, Hiền trong Thoạt kỳ thủy; Thắng, Hoàn, Cương, Kỷ, Yến trong Người đi vắng; Khẩn, Nhung, Minh, Thúy, Hùng, Nghĩa trong Ngồi,...) đều có xu hướng đối thoại với thế giới bên trong, những ẩn ức tinh thần, những nỗi đau, những ám ảnh trong mộng mị, những mặc cảm không thể hiện ra bên ngoài. Họ bị số phận đưa đẩy, bị cám dỗ lôi kéo, bị bản năng tính dục chi phối. Qua đó nhà văn giúp người đọc nhận ra những mảng tối, đầy phức tạp còn ẩn khuất của đời sống xã hội cũng như những tác động của đời sống đến cuộc sống và nội tâm của con người đương đại.

Con người lịch sử - văn hóa là tuyến nhân vật có thật trong sử sách được các nhà văn tiến hành hư cấu, có những đời sống tâm lý, nội tâm phức tạp (các tác phẩm Sông Côn mùa lũ, Giàn thiêu, Hồ Quý Ly, Đàn đáy,…), nhà văn tiến hành mô tả cuộc sống của lịch sử. Qua đó nhà văn tiến hành đối thoại, viện giải các vấn đề của lịch sử, từ câu chuyện của lịch sử một mặt giúp người đọc hiểu hơn về lịch sử đã qua, đồng thời tác động nhận thức để hướng đến cách sống

của thời hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử trở thành cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại về rất nhiều vấn đề của đời sống. Ở tính chất cầu nối này, yếu tố LVB trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại là một trong những yếu tố mở ra hướng tiếp cận cho việc nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam hiện nay nói chung.

2.2.3. Đổi mới về bút pháp nghệ thuật

Trong bối cảnh hội nhập văn hóa thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, văn học đương đại có nhiều cơ hội tiệm cận với chủ nghĩa hậu hiện đại. Sự chuyển biến nội dung đã dẫn đến những cách tân về phương thức trần thuật: hệ thống điểm nhìn linh hoạt, các điểm nhìn đan xen và thay đổi liên tục; cấu trúc tác phẩm uyển chuyển và dung chứa nhiều sức biểu đạt,... Tư duy nghệ thuật có những chuyển biến mạnh mẽ và tạo ra những bước sáng tạo, đột phá trong phương thức biểu hiện. Việc đổi mới bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết sau năm 1986 là một phương diện cơ bản trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết.

Trong việc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết, thủ pháp quen thuộc trong văn học truyền thống là miêu tả tính cách nhân vật thông qua xung đột, hoặc tập trung vào diễn biến tâm lý nhân vật. Tiểu thuyết đương đại đã đi ra khỏi khuôn khổ đó bằng kĩ thuật dòng ý thức. Kĩ thuật này giúp nhà văn đi sâu vào đời sống phức tạp của con người. Đó là chiều sâu tâm trạng, đời sống phong phú của tâm linh. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương), Người sông Mê (Châu Diên),... Trong các tác phẩm này, tâm trạng của nhân vật không định hình theo công thức “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” mà chuỗi cảm xúc, tâm trạng mơ hồ đan xen, phức tạp trong ý thức có phần nổi loạn, không theo trật tự tuyến tính cả về không gian lẫn thời gian.

Văn học Việt Nam đương đại đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ có nhiều cách tân quan trọng trong việc xây dựng kết cấu tác phẩm tạo nên sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022