Về Cách Đọc Mới Trước Một Hệ Hình Tiểu Thuyết Mới

điểm nhìn đã giúp nhà văn thực hiện cấu trúc truyện lồng trong truyện, tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết. Kết cấu theo lối song trùng với hai lớp VB. Hiện thực phản ánh mang tính chất bỏ ngỏ với kết thúc chưa hoàn kết. Với sắc thái đa âm của tiểu thuyết, người đọc không thể đọc như trước đây. Từ đó nâng cao tính dân chủ trong tiếp nhận văn chương.

Hồ Anh Thái là nhà văn định hình kĩ thuật viết riêng và để lại dấu ấn trên văn đàn văn xuôi Việt Nam sau năm 1986. Nhà văn đã có nhiều thể nghiệm trong lối viết, hướng đến sự cách tân từ nội dung đến kết cấu, từ giọng điệu đến việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật. Trong đó chú ý nhất chính là tính LVB trong sáng tác của Hồ Anh Thái được thực hiện ở các góc độ xử lí từ nội dung đến hình thức dưới cái nhìn của một nhà nghiên cứu văn hóa, triết học. Nội dung tác phẩm của Hồ Anh Thái luôn chứa đựng khối lượng tri thức dồi dào ẩn chứa nhiều tầng bậc ý nghĩa. Nội dung đó được thực hiện bởi các kĩ thuật: giễu nhại, trích dẫn, viện dẫn, sự xâm nhập các thể loại,... Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật nàng Savitri và tôi, SBC là săn bắt chuột là những tác phẩm tiêu biểu cho sự thể nghiệm thành công với yếu tố LVB. Nghệ thuật tổ chức LVB trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái dựa trên cảm quan nghệ thuật riêng và nhất là kĩ thuật sử dụng ngôn từ. Với Hồ Anh Thái, LVB thực hiện bởi quá trình đối thoại nhiều chiều giữa các VB, giữa tác giả và người đọc. Ý nghĩa của VB là đa tầng và giàu tính liên tưởng. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái hướng người đọc đến sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người, về giá trị khi đi vào nguyên nhân của những sự tha hóa nhất định trong đời sống xã hội.

Thuận là nhà văn nữ hải ngoại tiêu biểu cho khuynh hướng hậu hiện đại. Trên cơ sở chối từ kết cấu tự sự truyền thống, Thuận cấu trúc tác phẩm bằng thao tác phân rã cốt truyện, phân mảnh và lắp ghép hiện thực. Thuận có ý thức rõ ràng về việc “giải” các yếu tố như giải trung tâm, giải cốt truyện, giải nhân vật. Các tác phẩm của Thuận như Chinatown, T mất tích, Chỉ còn 4 ngày là hết

tháng 4, Thang máy Sài Gòn, Thư gửi Mina,... đều là hệ thống VB mở do sự kết nối cao của tính LVB. Ý nghĩa của tác phẩm không phải là cố định, nhà văn giúp người đọc tham gia vào trò chơi mà ở đó, mỗi người đọc khác nhau sẽ có cách tiếp cận VB khác nhau. Tiêu biểu tác phẩm Chinatown, Thuận tiến hành kết cấu truyện lồng trong truyện, tiểu thuyết trong tiểu thuyết (kết cấu này vốn xuất phát từ truyện Nghìn lẻ một đêm). Tác phẩm tuy không chia chương hồi nhưng có năm phần. Trong đó, hai phần Chinatown và I’m yellow tồn tại độc lập tương đối bên cạnh nhau, có thể tách đọc hai phần này mà không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tác phẩm. Thủ pháp quan trọng của Thuận trong Chinatown chính là thủ pháp nhại lại Người tình. Thuận thực hiện hai lần nhại. Một là nhại tác phẩm Người tình. Hai là giễu nhại lại chính cái mình đang nhại. Nhiều câu văn trong tác phẩm đã viện dẫn, trích dẫn trên nền của tác phẩm này. Tất cả sự giễu nhại đó mang văn phong hậu hiện đại: mô phỏng hoặc nhại lại bằng cách trích dẫn LVB với các tác giả và các tác phẩm văn học có trước. Kết quả của quá trình đó chính là sự đối thoại lại với Duras: mối tình của tôi và Thụy nhại lại mối tình giữa tôi và người đàn ông Hoa kiều trong Chinatown từ cuộc gặp gỡ, đến không gian, đến cách sinh hoạt, đến quan hệ nam nữ. Chinatown đã thẩm thấu Người tình của Duras bằng việc không ngừng đối thoại thực hiện bởi giọng điệu vô cùng hài hước. Những đóng góp này của Thuận đóng góp vào quá trình cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Vấn đề giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại sẽ là một trong những vấn đề quan trọng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu khi tìm hiểu từ góc nhìn của lý thuyết LVB.

Huyền thoại hóa là công cuộc tái sinh. Nó là một quá trình chuyển hóa mang tính LVB cao, do sự kết nối mà nó mang lại. Huyền thoại hóa tiểu thuyết đi vào trong tác phẩm thông qua các mô tif và phúng dụ, đây là phương thức thể hiện chính của huyền thoại hóa trong văn học. Trong tác phẩm văn học, giải huyền thoại được sử dụng như phương thức giải thiêng, dùng huyền thoại

để giễu nhại huyền thoại, đồng thời qua đó lý giải và nhận thức hiện tại. Huyền thoại xuất phát từ tín ngưỡng văn hóa dân gian. Chẳng hạn như tục thờ cúng thần Cẩu, tục rước ông Đùng bà Đà, những câu chuyện xoay quanh đền thiêng ở núi Đùng, hồ Huyền (Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh), về dòng sông Châu linh thiêng, cá thiêng (Dòng sông mía của Đào Thắng), về bến không chồng (Bến không chồng của Dương Hướng), về kho báu huyền thoại hình con Nghê (Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương), tục thờ thần Đất, thánh Mẫu, thần cây (Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh). Huyền thoại bắt nguồn từ tôn giáo như đạo Phật: huyền thoại về nhân vật Từ Đạo Hạnh trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Đức Phật trong Đức Phật, nàng Savitri và Tôi của Hồ Anh Thái. Huyền thoại gắn liền với các sự kiện và các nhân vật lịch sử như Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương. Huyền thoại gắn liền với các mô tif và cổ mẫu. Trong đó các hình ảnh: nước, trăng, lửa,... là những hình ảnh được lặp đi lặp lại mang những giá trị biểu tượng quan trọng. Mô tif thường thấy như mô tif giấc mơ, mô tif tái sinh, mô tif về sự kì lạ, mô tif kì ảo. Trong sự huyền thoại hóa đó, không gian thời gian huyền ảo là môi trường nuôi dưỡng, phát triển huyền thoại (thời gian đồng hiện, thời gian huyễn ảo, không gian hư ảo, không gian tâm linh,...). Huyền thoại trong tác phẩm văn học thể hiện dấu ấn rất rõ nét tính LVB khi sử dụng rất nhiều các VB về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc. Đây là vấn đề chúng tôi quan tâm trong quá trình sử dụng lý thuyết LVB nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2.4.2. Về cách đọc mới trước một hệ hình tiểu thuyết mới

Trần Đình Sử trong bài viết Tác phẩm văn học như là kí hiệu nghệ thuật đã trích dẫn tư tưởng của R.Ingraden như sau “Ý thức người đọc giống như thứ hóa chất làm cho tờ giấy ảnh hiện hình lên, nhưng hình ảnh không thuộc về nó.”, “Theo quan điểm kí hiệu học, ý nghĩa là cái tiềm năng của VB có thể được diễn giải bằng những cái biểu đạt khác. Đến lượt mình, cái biểu đạt khác

ấy lại được diễn giải bằng những cái biểu đạt khác nữa, cho đến vô hạn. Ý nghĩa của VB được kéo dài ra mà không xác định được một lần.”. Và sự kéo dài ra, không xác định được một lần đó chính là do vai trò của người tiếp nhận, bởi ý nghĩa của hình tượng luôn gắn với ngữ cảnh, còn ý nghĩa của cái biểu đạt “có tính chất liên chủ thể, do người đọc tự liên hệ”.

Trong khi đó, quá trình LVB tạo ra những VB đa tầng bậc và VB giờ đây trở thành siêu VB. Việc đọc các siêu VB này biến người đọc trở thành những kẻ du mục – tức đọc VB trở thành một hoạt động phi tuyến tính, đa chiều, không phân cấp. Con đường tiếp nhận có thể dẫn đến những mục tiêu không dự đoán trước được và có khi người đọc lạc hướng sang những vấn đề do tính cách LVB chi phối. Đọc Thang máy Sài Gòn của Thuận, người đọc có thể bị lạc vào hệ thống kí hiệu chứa đựng những mã khác nhau đôi khi không kiểm soát và đi hẳn ra tác phẩm đang đọc để tìm đến một VB khác do VB đang đọc gợi ra. Khi đó, người đọc cần cố gắng liên kết dữ liệu VB với kiến thức cụ thể của họ. Bởi bất kì phát ngôn nào cũng dựa trên nhiều VB, đó có thể là VB đã quen thuộc và trong số đó cũng có vô vàn VB mà người đọc chưa từng biết đến. Người đọc cần hình thành một cách hiểu rộng hơn, chuyên sâu hơn để có thể tham chiếu và kết nối được các vấn đề của tiểu thuyết và góp phần tạo nghĩa cho tiểu thuyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Nhà văn là người đọc VB trước khi anh ta là người tạo ra các VB, và do đó, tác phẩm nghệ thuật phần nào chịu ảnh hưởng bởi sự hấp thu và chuyển hóa các loại VB mà anh ta đã đọc. Tại thời điểm đọc, mỗi người đọc luôn có sẵn một kho dữ liệu VB đã có từ trước và mang đến tâm thế cho sự tiếp nhận. Mặt khác, kinh nghiệm của người đọc về thực hành và lý thuyết mà tác giả chưa biết có thể dẫn đến một cách giải thích mới. VB được trích dẫn (VB nhập

– thông qua thao tác dẫn của nhà văn) và từ VB đó thông qua người đọc là không bao giờ trùng khít do nó chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc, kiến thức, năng lực, nhận thức,… của mỗi chủ thể đọc là khác nhau.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 10

Không có VB nào độc lập hay nguyên bản nên dẫn đến đòi hỏi tất yếu về vai trò quan trọng của hành động đọc VB – đây trở thành hành động trung tâm của thao tác giải mã VB. Cho dù đó là VB văn học hay phi văn học, người đọc không bao giờ có thể thực sự hiểu đầy đủ ý nghĩa văn học của một VB, vì tác phẩm văn học có tính chất LVB liên tục dẫn dắt khán giả tìm quan hệ VB khác. Do đó, mỗi VB mới trở thành một liên kết VB này với các VB khác chứa đựng những mã thông điệp khác nhau.

Khi tiền VB xuất hiện trong VB mới, ý nghĩa VB cũ không bị ảnh hưởng và không bị thay đổi, cho thấy rằng mặc dù các VB mới đã được viết, nhưng điều này không làm thay đổi ý nghĩa của các VB trước đó hoặc làm cho ý nghĩa của VB trước ít đi. Mặc dù chủ đề hoặc cốt truyện có thể tương tự hoặc vô tình được liên kết với nhau thì quá trình kết nối LVB, ở một góc nhìn khác, có thể là có lợi cho VB trước đó vì chúng có thể giúp hiểu hơn, làm sáng tỏ hơn bối cảnh của VB cũ, mà trước đây có thể chưa hiểu được.

Phần lớn các nhà văn mượn ý tưởng từ các tác phẩm trước để đưa ra một lớp ý nghĩa cho tác phẩm của riêng họ. Trong thực tế, khi người đọc đọc VB mới với sự phản ánh về một tác phẩm văn học khác, tất cả các giả định, hiệu ứng và ý tưởng liên quan của VB kia cung cấp cho họ một ý nghĩa khác và thay đổi kỹ thuật diễn giải của tác phẩm gốc. Vì độc giả có ảnh hưởng từ các VB khác, và trong khi đọc các VB mới, họ chọn lọc các tài liệu lưu trữ, thiết bị này mang lại cho họ sự liên quan và làm rõ sự hiểu biết của họ về các VB mới. Việc đọc trở thành một quá trình di chuyển giữa các VB. Đối với các nhà văn, tính LVB cho phép họ mở ra những quan điểm và khả năng mới để xây dựng câu chuyện của họ. Chắc chắn, nhà văn không thể kiểm soát cách người đọc diễn giải.

Một ví dụ điển hình trong thời đại số hóa hiện nay chính là hiện tượng LVB trên internet. Thực tế, VB trên internet là một hệ thống kí hiệu mà ở đó, thao tác LVB được biểu hiện rõ ràng bằng những đường link và chỉ cần thao

tác nhấp chuột, người đọc có thể kết nối ngay với các vấn đề ngoài VB. LVB trong văn chương cũng có những đường link kết nối như thế, nhưng sự kết nối này cho dù tiềm ẩn hay hiển lộ thì không dễ dàng với một cái click chuột, nó cần một cú hích của người đọc trong việc xâu chuỗi những kiến thức mà mình đã có, thậm chí là không ngừng hoàn thiện và mở rộng nó để tiệm cận với vấn đề của tiểu thuyết. Do đó, nếu ngày nay tiểu thuyết hậu hiện đại, số trang người ta thấy có thể ít hơn, có thể không thấy sự đồ sộ của tiểu thuyết truyền thống, nhưng không có nghĩa, tiểu thuyết hậu hiện đại là dễ đọc và chứa ít thông tin, điều này có nghĩa, người đọc cần thông thái để giải nén thông tin. Nguyễn Bình Phương có thể xem là tác giả như thế. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không dày, nhưng độ dày của sự kết nối là rất lớn, nó đòi hỏi cao từ phía người đọc.

Thế giới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đa phần là thế giới mở. Bức tranh phản ánh mở rộng tối đa được thực hiện bằng nhiều thủ thuật khác nhau, trong đó, giễu nhại là đầu mối quan trọng từ đó mở ra những kết nối thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chính vì điều này sẽ đặt ra yêu cầu đối với người tiếp nhận. Tức vai trò của người đọc hay cụ thể hơn chính là cách đọc của họ. Vai trò của tiếp nhận là yêu cầu quan trọng quyết định giá trị cũng như sự sống còn của tác phẩm văn chương. Trong nền văn học trước cách mạng và sau cách mạng, nhiệm vụ chính trị của mỗi thời kì buộc nhà văn “dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, văn học sử thi sản sinh ra những người đọc sử thi có phương pháp đọc cũng sử thi. Những mô tuýp quen thuộc của văn học cách mạng trở thành mô hình tiếp cận và hình thành lối tư duy phiến diện một chiều và dường như người đọc mê say trong sự say mê của nhà văn về những bài ca cách mạng, ở đó có tốt, có xấu. Nhưng là tốt xấu của hai mặt: chính diện – phản diện, ta – địch, yêu nước – bán nước, trung thành – phản bội,… Trong văn học cách mạng, giễu nhại có chức năng phản ánh những tốt xấu trong khung định hình sẵn của thực tiễn. Bước ra khỏi cuộc chiến, thời cuộc thay đổi, văn học sử thi tan rã nhường chỗ cho thế sự đời tư bước vào văn

chương. Vì thế, chức năng của giễu nhại đã thay đổi và vận động cùng với sự tiến trình vận động của lịch sử. Do đó, sự vận động của người đọc là tất yếu để nhanh chóng nắm bắt tư duy của thời đại. Trước hết, người đọc không thể tư duy theo mô hình chính diện, phản diện, về lối kể chuyện mà ngay từ đầu có thể phán đoán được diễn biến và kết thúc. Văn chương giờ đây là trò chơi, tham gia trò chơi này, người đọc cần có sự tỉnh táo và sự vận động tư duy để khám phá tác phẩm văn học.

Nếu không có một cách đọc mới, người đọc khó lòng tiếp cận văn học Việt Nam đương đại. Như đã nói ở trên, tính chất phân mảnh, phi trung tâm là tính chất nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của chúa còn cho người đọc phân định được tuyến nhân vật với chính, tà, tốt, xấu, yêu, ghét,… Tức người đọc có thể phân định được vấn đề dễ dàng thì trong Khải huyền muộn, người đọc không thể duy trì cách đọc trên. Bởi Khải huyền muộn là sự hỗn loạn, kéo người đọc vào một “cuộc chơi” mà ở đó, chúng ta không thấy được thái độ của nhà văn. Bởi khi viết về cái xấu xa, nhà văn không chỉ ra sự khắc khoải của họ về cái xấu. Ở Hoàng là sự khắc khoải, nhưng Vũ – người đại diện cho một quan chức cấp cao tha hóa - ở anh ta không có sự dằn vặt nội tâm, mà anh ta đang sống như hiển nhiên anh ta phải như thế, ở anh ta không có sự ăn năn, hay có khoảnh khắc nào đó nhận ra mình đã sai. Vậy là tiểu thuyết không cố gắng đi sâu vào tâm lý, mà chỉ gắng đi vào những hành động, tâm lý giờ đây là tâm lý của độc giả. Người trực tiếp tham gia vào trò chơi của nhà văn. Tính trò chơi sẽ làm biến đổi mối quan hệ giữa hai chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận bằng việc rút ngắn khoảng cách, người đọc trở thành chủ thể đồng sáng tạo khi tham gia vào trò chơi. Trò chơi không thể thiếu vắng người chơi, người đọc tham gia vào cuộc chơi tức người đọc đã cấp phát cho tác phẩm sự sống, tức người đọc tham gia vào việc quyết định sự tồn tại của tác phẩm. Thuận đưa người đọc vào vô số các tưởng tượng, trong Thang máy Sài Gòn, Thuận tạo ra nhiều tình huống cho sự việc phát triển

nhưng gắn với nhiều tình huống đó, Thuận lại đặt ra những giả định và cuối cùng là giả định đó, có phải là sự thật hay không, Thuận để cho người đọc tưởng tượng. Có một điều chắc chắn là, ngoài việc mở ra trí tưởng tượng và cùng trao quyền tưởng tượng cho người đọc, thì thế giới được mở ra đến vô cùng. Thuận cho phép độc giả đi qua đi lại giữa nhiều thế giới và khung cảnh, và trong sự qua lại đó, thế giới phong phú bên ngoài cũng mở ra trước mắt người đọc. Thư gửi Mi Na, Thang máy Sài Gòn là những sáng tác như thế. Không đủ hiểu biết, người đọc khó có thể tiệm cận được với ngồn ngộn tri thức mà nhà văn cung cấp. Đó có thể là tri thức về văn chương, tri thức về văn hóa, xã hội, về điện ảnh,… tất cả hiện lên bằng nhiều giọng điệu, trong đó giọng điệu mỉa mai, châm biếm, giễu nhại là giọng xuyên suốt thể hiện thái độ phản kháng, thái độ bất lực trước sự tha hóa biến chất. Bởi khi sống lâu dần với cái xấu, người ta quên mất và dễ sinh ra tâm lý chấp nhận và xem đó là hiển nhiên.

Tiểu kết

Trong hoàn cảnh “thế giới phẳng” và xu thế hội nhập văn hóa toàn cầu, văn học Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để có những bước đổi mới và phát triển về mọi mặt. Trong đó có sự thay đổi nhận thức về hiện thực, về con người, dẫn đến có những thay đổi quan trọng về bút pháp. Đây là những tiền đề quan trọng để chúng tôi tìm thấy các vấn đề liên quan đến tính LVB trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua khảo sát thực tiễn này, chúng tôi nhận thấy các vấn đề chính sau:

1. Đổi mới quan niệm về hiện thực và con người là vấn đề cốt lõi nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại so với giai đoạn văn học trước năm 1975. Bước ra khỏi chiến tranh, ra khỏi nhiệm vụ chính trị của công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, hiện thực và con người được nhìn nhận lại bằng cái nhìn đa chiều kích và được đặt trong các mối quan hệ phức tạp như bản chất đa thanh, đa âm của đời sống con người và đời sống xã hội. Mọi phải-trái, tốt-xấu, trắng-đen, chính-tà, đúng-sai, thiện-ác,... đều được nhà văn đi sâu khai thác.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí