Một Hệ Hình Tiểu Thuyết Mới Và Yêu Cầu Cách Tiếp Cận Nghiên Cứu Mới

Chinatown của Thuận có cả một tiểu thuyết (dù đang viết dở) mang tên I’m yellow được ghép lẫn với phần truyện chính. Cấu trúc lồng các thể loại khác vào trong tiểu thuyết, như Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, trong chương bốn tác giả đã đưa nguyên văn hoặc trích đoạn truyện ngắn, kịch, thư từ, nhật kí,… của các nhân vật vào với tư cách một nhân tố cấu trúc tác phẩm. Thiên sứ của Phạm Thị Hoài đậm đặc dấu ấn tiểu luận, thơ, nhật ký. Đặc biệt có hai chương có thể tách thành tiểu luận độc lập: chương VIII (Những gương mặt), chương IX (Không đề). Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh từ điểm nhìn hồn nhiên, tác giả đã khéo léo kết hợp để lồng ghép những vấn đề nóng bỏng nhức nhối của xã hội. Trong Thời của những tiên tri giả, Nguyễn Viện lồng khá nhiều những đoạn tiểu luận về chiến tranh. Ngoài ra, còn có kiểu lồng những mẫu tin tức trên đài báo. Trong Paris 11 tháng 8, tác giả Thuận đã đưa mẫu tin về trận nắng năm 2003 làm bối cảnh cho truyện. Xu hướng lạ hóa cấu trúc tiểu thuyết này còn thể hiện ở nhiều tác phẩm khác như: Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh),…

Sự thay đổi bút pháp tự sự hướng đến sự đổi mới cách viết theo tinh thần hậu hiện đại (tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết huyền thoại, tiểu thuyết trong tiểu thuyết,…) đã làm cho tiểu thuyết trở nên đa màu sắc, không còn “một màu” như tiểu thuyết truyền thống.

2.3.2. Tiểu thuyết theo lối hư cấu lịch sử

Sau đổi mới, có một mạch tiểu thuyết cơ bản trung thành với lối tự sự truyền thống trước đó, đó là những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Bùi Ngọc Tấn,... Dĩ nhiên ở các tác giả này cũng có những thay đổi bút pháp nhất định. Tuy vậy, ở đây do mục tiêu của đề tài, chúng tôi chỉ xem xét một nhánh quan trọng đó là những tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Việc ứng xử với các văn bản lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tư duy tiểu thuyết lúc này.

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử luôn có vị trí của riêng mình. Đối với một số nhà văn, đề tài lịch sử luôn chập chờn suốt cuộc đời cầm bút và đến một thời điểm nhất định đã làm nên những sáng tác quan trọng trong sự nghiệp văn chương của họ. Đó là trường hợp của Nguyễn Xuân Khánh. Năm 2003, giải thưởng tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam được trao cho cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Được khởi thảo từ những thập niên 60 và viết lại trong thập niên 90, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh viết về triều Hồ, một trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là triều đại thi hành những chính sách cải cách xã hội táo bạo và gây ra những biến đổi quan trọng trong xã hội Việt Nam. Chỉ một năm sau đó, giải thưởng Hội nhà văn được trao cho cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu của nhà văn Võ Thị Hảo, một cuốn tiểu thuyết mà chất liệu lịch sử lấy từ nguồn sử liệu về các triều Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và những huyền tích về nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Bản chất của tiểu thuyết luôn gắn liền với sự hư cấu. Chép sử lại có mục đích nói lên sự thật. Tiểu thuyết hóa lịch sử là quá trình hư cấu trên nền sự thật, là quá trình lịch sử được đối xử như một chất liệu nghệ thuật, chứ không phải như là một chân lí vĩnh cửu không thể thay đổi. Vì thế đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình viết lại, tiểu thuyết hóa lịch sử. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử không giống hư cấu trong tiểu thuyết nói chung. Nhân vật và các sự kiện lịch sử là có thật, vì thế hư cấu cần được bảo chứng bởi lịch sử. Do đó mà hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử phải tính đến những giới hạn của nó nhằm tạo ra những giả định lịch sử để kích thích đối thoại và tạo ra những quan niệm mới. Tức, quá trình viết lại lịch sử phải tính đến sự chính xác của số liệu, sự kiện (hình thức trích dẫn LVB), tránh sự suy diễn chủ quan, làm méo mó, sai lệch lịch sử. Điều này không có nghĩa làm mất đi khả năng sáng tạo, hư cấu của nhà văn.

Một điểm khó của tiểu thuyết lịch sử là khi viết lại lịch sử phải làm sống lại không khí lịch sử cụ thể, dựng lại cái mô hình đời sống mang cái linh hồn, thần thái của một thời đã xa. Nhà văn là cái cầu nối giữa hai miền không gian quá khứ và hiện tại, chuyển tải cái quan niệm, suy nghĩ, tính cách của người hôm qua đến với bạn đọc hôm nay. Người viết tiểu thuyết lịch sử buộc phải có vốn hiểu biết kỹ càng về cả một thời đại quá khứ lẫn cuộc sống đương đại. Tiểu thuyết lịch sử không mang tính truyện kể lịch sử, mà đã được phục dựng lại trên cơ sở quyền sáng tạo của nhà văn. Nhà văn viết lại bằng cách tiến hành hư cấu để bổ sung thêm những chi tiết, những vấn đề mà lịch sử không đề cập đến. Trong đó có đời sống cá nhân, tâm lí, tâm trạng,… không được nhắc đến trong các tư liệu lịch sử đã được tái tạo và lấp đầy những khoảng trống đó của lịch sử để lại. Lịch sử đã được phản ánh bằng tư duy của tiểu thuyết. Nhà tiểu thuyết đặt lịch sử trong tính giả định, tính trò chơi và tính đối thoại. Nhà tiểu thuyết sẽ thiết kế lại lịch sử, hình dung lịch sử như những giả định. Tiêu biểu cho cấp độ xử lí chất liệu lịch sử này phải kể đến những tác phẩm: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Mẫu Thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh); Sắc đẹp khuynh thành (Kiều Thanh Tùng),…

Võ Thị Hảo và tiểu thuyết Giàn thiêu đã tạo ra những bước đột phá táo bạo về cách viết, cách kết cấu, vận dụng nhiều kỹ thuật viết với những thể nghiệm riêng cho đề tài lịch sử. Tác giả đã dựa vào những sử liệu của Đại Việt sử kí toàn thư, giai đoạn 1088-1138, dưới hai triều đại Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông và tận dụng các truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh, để tiến hành hư cấu, xây dựng lại quá khứ, tạo ra một thế giới của riêng của tiểu thuyết lịch sử. Bằng sự pha trộn lịch sử với truyền thuyết, với huyền thoại tôn giáo, Võ Thị Hảo đã đặt văn hóa trong sự phân tích và phê phán. Võ Thị Hảo đã tạo ra những bước đột phá mới. Trong đó khả năng dung nạp thành công các VB thể loại khác như thơ ca, đồng dao,... Với sự tương tác các VB thể loại, Giàn thiêu không những khẳng định khả năng dung nạp thể

loại rất đặc trưng của tiểu thuyết mà còn là sự ghi nhận sự nỗ lực trong việc làm mới kết cấu tiểu thuyết của Võ Thị Hảo.

Tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam dù đi theo khuynh hướng nào cũng mang trong mình hai lần đối thoại: đối thoại với chính lịch sử và đối thoại với cuộc sống đương đại. Lịch sử là cái đã qua, giá trị của tiểu thuyết lịch sử không chỉ là phản ánh cái phần đã qua đó (phần nào phổ cập nhiều kiến thức lịch sử còn thiếu của nhiều người Việt Nam) mà là mượn quá khứ để nói các vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay. Và như vậy, tiểu thuyết lịch sử tạo ra sự phức tạp của quá trình đọc, kích thích sự thưởng thức đầy hứng thú thẩm mĩ của người đọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Nguyễn Xuân Khánh là hiện tượng tiêu biểu cho tiểu thuyết viết theo kết cấu truyền thống với đề tài lịch sử. Các tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011). Mỗi tác phẩm đều vượt con số 800 trang. Với kiến thức lịch sử, văn hóa uyên bác và chắc chắn, các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đều được triển khai dựa trên các mã văn hóa. Nguyễn Xuân Khánh thông qua việc diễn giải văn hóa, nhà văn đặt ra các vấn đề văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là cái nhìn xuyên lịch sử, gắn với cái nhìn của xã hội đương thời. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trước hết là một diễn ngôn lịch sử, Mẫu thượng ngàn là một diễn ngôn văn hóa – phong tục trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa Phương Đông – Phương Tây. Với Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã có những đóng góp quan trọng đối với sự vận động của tiểu thuyết lịch sử. Tuy đề cập đến những nhân vật và bối cảnh lịch sử, nhưng nhà văn không có ý định minh họa lịch sử, mà nhằm đối thoại, bàn luận với người đọc những vấn đề của hôm nay. Các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không phải là một VB hư cấu thuần túy, mà phải dựa trên những mã sự thật từ lịch sử. Trong sự diễn giải về lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh đã chịu ảnh hưởng bởi lối sử biên niên truyền thống, đã vay mượn, trích dẫn một số VB lịch sử. Do đó tính LVB trở thành thuộc tính tất yếu cho kĩ

thuật xây dựng tác phẩm. Hồ Quý Ly thực sự trở thành một tác phẩm LVB, chứa đựng nhiều yếu tố là đối tượng nghiên cứu của luận án.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 9

Nguyễn Mộng Giác được biết đến như một nhà văn có những đóng góp quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại với tác phẩm tiêu biểu Sông Côn mùa lũ, viết về triều đại Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Thông qua lăng kính văn hóa và cái nhìn thế sự, mượn câu chuyện của gia đình Thầy giáo Hiến và gia đình ba anh em Tây Sơn nhằm tái hiện lịch sử dân tộc Việt Nam trong suốt gần ba thập kỉ cuối thế kỉ 18. Tất cả được xây dựng căn cứ trên những kho tư liệu của lịch sử liên quan đến thời Tây Sơn. Ngoài những nhân vật lịch sử: anh em nhà Tây Sơn, Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Văn Sở, Bùi Đắc Tuyên, La Sơn phu tử,… để đảm bảo cho tính chân thực của tác phẩm, nhà văn đã tìm hiểu và trích dẫn nhiều VB và tư liệu liên quan đến lịch sử như Hoàng Lê nhất thống chí, La Sơn phu tử (của Hoàng Xuân Hãn), Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm,... Qua thao tác viết lại lịch sử, bằng việc thực hiện đời tư hóa nhân vật Nguyễn Huệ và một số nhân vật lịch sử khác, Nguyễn Mộng Giác làm cho lịch sử mang đậm tính văn chương. Đó chính là những tình cảm, những suy tưởng, những dằn vặt nội tâm trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ tình yêu trai gái,... gắn kết với tuyến nhân vật hoàn toàn hư cấu: cô An, người yêu Nguyễn Huệ, anh cô An và cả gia đình ông giáo Hiến. Thực hiện cơ chế sáng tạo nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ, tác giả đã xây dựng con người trong mối quan hệ trí thức – nông dân, thế tục – huyền thoại, tình nghĩa – quyền lực, nhân bản – chính trị, dã sử – huyền sử, sứ mệnh – tự do,... Tính đối thoại từ đây mà hình thành từ các cặp phạm trù nêu trên.

Hoàng Quốc Hải viết hai bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý Bão táp triều Trần. Bản chất của tiểu thuyết lịch sử là hư cấu, tưởng tượng nhưng các sự kiện lich sử diễn ra phải trung thực, hợp với lịch sử. Để có tư liệu đó, trước hết Hoàng Quốc Hải phải là một nhà văn hóa có sự am hiểu sâu rộng về lịch sử. Từ những tín hiệu mà lịch sử để lại, tiểu thuyết lịch sử của Hoàng

Quốc Hải đã giải mã những tín hiệu đó, giúp cho tiểu thuyết lịch sử có thêm cuộc sống. Kế thừa lối viết truyền thống và tôn trọng lịch sử, nhà văn đã dùng vốn văn hóa, vốn sống của mình để giải mã lịch sử trên cơ sở những tài liệu có sẵn. Hướng viết lại lịch sử này thiên về nội dung. Soi rọi lịch sử từ góc nhìn văn hóa, hai tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải là kho tư liệu lớn trong bề dày văn hóa Việt Nam. Kết cấu lắp ghép, đồng hiện, cốt truyện chứa đựng nhiều câu chuyện nhỏ về cuộc đời. Với cấu trúc mở, tiểu thuyết giàu tính đối thoại nhà văn đã biến những trang sử khô khan thành một thế giới đầy sống động thông qua các kĩ thuật xử lí VB.

Hướng sự quan tâm đến những khả năng có thể của lịch sử, quá trình viết lại giúp tiểu thuyết lịch sử lấp đầy những khoảng trống, sự tái tạo đã mở ra những con đường để nhìn nhận lại lịch sử trong cái nhìn nhiều chiều, đa diện, đa chiều kích. Nhà văn đã đặt lịch sử trong sự vận động không ngừng của nhận thức, biến cái tưởng chừng như đã xong xuôi, đã hoàn thành, đã cố định trong sự chất vấn, đối thoại, suy nghĩ, nghiền ngẫm lại câu chuyện của quá khứ trong tư duy nhận thức của bối cảnh cuộc sống hôm nay.

Từ những nội dung nghiên cứu về hai khuynh hướng chính của tiểu thuyết lịch sử, chúng tôi nhận thấy những yếu tố của LVB trong tiểu thuyết lịch sử được thể hiện qua hai thao tác chính: viết lại và tương tác thể loại. Những vấn đề này còn có những khoảng trống cần được diễn giải. Đây là là hai nội dung trọng tâm chúng tôi sẽ triển khai ở chương bốn của luận án. Công trình nghiên cứu có những đánh giá cụ thể về sự vận động và đóng góp của mảng tiểu thuyết lịch sử đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại dưới góc nhìn của lý thuyết LVB.

2.4. Một hệ hình tiểu thuyết mới và yêu cầu cách tiếp cận nghiên cứu mới

2.4.1. Những hiện tượng của hệ hình tiểu thuyết mới

Có thể nói trong quá trình vận động và phát triển, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có những tiền đề quan trọng để có thể tiệm cận nghiên cứu từ lý

thuyết của tính LVB. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã tiếp thu những yếu tố của hậu hiện đại: về quan điểm đối với hiện thực đó là giải-khu biệt hóa và phi tâm hóa; tính chất bất ổn và hỗn loạn của trật tự đời sống, sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái siêu nhiên huyền bí và đời thường; về nghệ thuật đó là những kiểu cấu trúc mới, mảnh vỡ, LVB, trò chơi cấu trúc, trò chơi ngôn ngữ, bút pháp nghịch dị, huyền ảo,... Tất cả nhằm thể hiện rõ hơn tính chất phức tạp của trật tự đời sống, những bi kịch của con người, sự tha hóa về nhân cách, lối sống, con người bất an trước thời cuộc; sự đảo lộn giữa thực và hư, giữa siêu nhiên huyền bí và đời thường. Giai đoạn đầu sau đổi mới, dấu ấn hậu hiện đại xuất hiện trong văn xuôi Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,... Hiện nay các yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại đã được các nhà văn Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Thuận,… lựa chọn tiếp biến ở nhiều cách thức và mức độ khác nhau trong các tác phẩm.

Thực hiện khát vọng dân chủ hóa văn chương, người viết tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu hiện đại thực hiện trò chơi kết cấu đa dạng trên nhiều phương diện: cấu trúc, nhân vật, thể loại,... và đưa vào đó tinh thần hoài nghi cũng như sự giải thiêng văn học, chuyển dần từ nội dung câu chuyện sang nguyên tắc tạo lập VB, sang chức năng hành ngôn của VB. Đây là nhân tố quan trọng cho nghiên cứu từ góc nhìn LVB.

Các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam hiện nay đã thực hiện nhiều kĩ thuật hậu hiện đại để xử lý chất liệu cuộc sống như: lạ hóa, phi trung tâm, trò chơi LVB (trích dẫn, ám chỉ, giễu nhại, viết lại,...). Trong đó, LVB chính là một trong những chiến lược trần thuật quan trọng giúp cho thể loại tiểu thuyết tiệm cận đời sống đương thời và với văn học thế giới đương đại. Sự có mặt của yếu tố LVB là tất yếu cho mỗi giai đoạn hoặc thời đại văn học. Tuy nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội, tính LVB trong thời đại mới giờ đây trở thành nguyên tắc trung tâm của việc mô hình hóa thế giới như nhận xét của Đào Tuấn Ảnh “Đối với văn học hậu hiện đại, LVB, tức sự tương quan của VB

chính với các VB văn học, nghệ thuật khác, trở thành nguyên tắc trung tâm trong việc mô hình hóa thế giới.” [3, tr.55]. Chính điều này đã tạo nên tính thậm phồn của VB. VB giờ đây có sức dung chứa rộng lớn và khả năng kết nối cao hướng đến liên văn hóa. Những kĩ thuật về hình thức của văn học hậu hiện đại luôn gắn liền với tính LVB mà trước hết là kĩ thuật của giễu nhại. Tính giễu nhại gắn liền với tư tưởng. Trước hết là quan niệm về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người chính là một trong những căn cứ quan trọng cho thấy bước vận động của văn chương trong tiến trình đổi mới. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đi sâu khai thác con người thế sự, đời tư để thay thế con người sử thi. Con người được quan tâm dưới góc độ của thời đại mới: con người thế sự, đời tư được nhìn nhận đa chiều, đa diện đặt trong nhiều mối quan hệ: gia đình, xã hội, chiến tranh và trong mối quan hệ với chính mình. Con người trước hết được nhìn nhận là con người đời thường, thậm chí ở góc độ phàm tục, không hoàn hảo. Không phải là những con người lí tưởng hóa, thần thánh hóa. Góc nhìn này thể hiện tinh thần đối thoại lại với tư duy của quá khứ, khước từ những quy phạm và hệ giá trị cũ. Và giễu nhại trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực. Những sắc điệu của giễu nhại là hết sức phong phú và đa dạng.

Nguyễn Việt Hà là nhà văn đương đại có ý thức trong việc làm mới tiểu thuyết. Nguyễn Việt Hà chú ý đến khả năng đa tầng, đa nghĩa của ngôn ngữ của tiểu thuyết. Tiểu thuyết có khả năng dung nạp nhiều thể loại khác nhau, nhiều hệ hình ngôn ngữ khác nhau thông qua những kênh ngôn từ. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà luôn tiềm ẩn ngôn ngữ giễu nhại. Những tác phẩm như Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn. Thị dân tiểu thuyết,... là những tác phẩm nổi bật. Trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà đã phá bỏ lối kể chuyện theo thời gian đơn chiều của tiểu thuyết truyền thống để thể nghiệm một cốt truyện tâm lí mang tính chất phân mảnh và giản lược một cách tối đa. Xen lẫn vào trong câu chuyện của tác phẩm là những câu chuyện thường ngày, những giai thoại, điển tích,... mang tính LVB. Trong Khải huyền muộn bằng sự đa dạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022