Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 1


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 22

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

5. Phương pháp nghiên cứu 23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

6. Đóng góp của luận án 24

7. Cấu trúc luận án 25

Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG 26

1.1. Ý thức nghệ thuật và sự vận động của ý thức nghệ thuật 26

1.1.1. Khái niệm ý thức nghệ thuật 26

1.1.2. Những phương diện biểu hiện của ý thức nghệ thuật 31

1.1.2.1. Ý thức về chức năng nghệ thuật của văn học 31

1.1.2.2. Ý thức về chất liệu nghệ thuật của văn học 32

1.1.2.3. Ý thức về cấu trúc nghệ thuật của văn học 33

1.1.3. Sự vận động của ý thức nghệ thuật và sự vận động của văn học 33

1.2. Các tác nhân của sự vận động ý thức nghệ thuật

trong văn học thế kỷ XVIII – XIX 37

1.2.1. Bối cảnh lịch sử – xã hội 37

1.2.2. Bối cảnh văn hoá 40

1.2.3. Bối cảnh tư tưởng 49

1.2.4. Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc 58

1.3. Tính khả thủ và triển vọng của việc nghiên cứu đối tượng 63

1.3.1. Tính khả thủ 63

1.3.2. Triển vọng 63

Tiểu kết chương 1 64

CHƯƠNG 2. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG Ý THỨC

VỀ CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC 66

2.1. Sự vận động trong ý thức về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực 66

2.1.1. Ý thức về “đạo” và “tình” 66

2.1.1.1. Ý thức về “đạo” 66

2.1.1.2. Ý thức về “tình” 69

2.1.2. Ý thức về “thực” và “hư” 74

2.1.2.1. Ý thức về “thực” 74

2.1.2.2. Ý thức về “hư” 78

2.2. Sự vận động trong ý thức về mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm

và người đọc 84

2.2.1. Ý thức về cái tôi cá tính trong quá trình sáng tác 84

2.2.2. Ý thức về cách đọc “hướng tình” trong quá trình tiếp nhận 95

2.3. Sự vận động trong ý thức về các chức năng nghệ thuật 104

2.3.1. Chức năng “tải đạo” 104

2.3.2. Chức năng “ngôn tình” 110

Tiểu kết chương 2 122

CHƯƠNG 3. SỰ VẬN ĐỘNG VỀ CHẤT LIỆU VÀ CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TRONG THỰC TIỄN SÁNG TÁC VĂN HỌC 124

3.1. Sự biến đổi về ngôn ngữ nghệ thuật 124

3.1.1. Sự biến đổi trong cấu trúc song thể ngữ 124

3.1.2. Từ ngôn ngữ cao nhã đến ngôn ngữ có tính thế tục 129

3.2. Sự biến đổi về hình tượng nghệ thuật 134

3.2.1. Hình tượng nghệ thuật với tính “duy tình” 134

3.2.2. Hình tượng nghệ thuật với tính “duy mỹ” 142

3.2.3. Hình tượng nghệ thuật với tính “dị biệt” 149

3.3. Sự biến đổi về thể loại 153

3.3.1. Sự biến đổi của hệ thống thể loại 153

3.3.2. Hiện tượng phá vỡ quy phạm thể loại 160

3.3.2.1. Chủ thể phát ngôn trong những vai mới 160

3.3.2.2. Sự mở rộng và biến đổi của kết cấu trần thuật 170

Tiểu kết chương 3 179

KẾT LUẬN 181

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 187

TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Truyện thơ Việt Nam và tiểu thuyết Trung Hoa 98

Bảng 3.1. Hệ thống thể loại 154

Bảng 3.2. Đào hoa mộng ký 177



1. Lý do lựa chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1. Từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, văn học trung đại Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của nhiều hiện tượng đặc biệt. Trên phương diện sáng tác, văn học dân tộc đã đạt đến trình độ cổ điển với thành tựu ở nhiều thể loại từ thơ, phú, ngâm khúc, truyện thơ đến hát nói,v.v. Nhiều tác giả như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,... bộc lộ cá tính sáng tạo độc đáo. Trên phương diện lý luận phê bình, những bàn luận, tranh luận về văn chương phản ánh sự va chạm, giằng co giữa ý thức sáng tác, ý thức tiếp nhận cũ và mới. Các bài tựa, bạt của Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú, Ngô Thế Lân, Cao Bá Quát,v.v., thư từ qua lại giữa các tác giả như Thư gửi Trần Đức Anh (Nguyễn Văn Siêu), Thư gửi Ngô Huy Phan (Nguyễn Văn Siêu), Thư gửi bạn bàn về văn thơ (Nguyễn Miên Trinh), Thư gửi Trọng Cung bàn về từ khúc (Nguyễn Miên Trinh)..., ý kiến khen – chê xung quanh Truyện Kiều, tất cả đều cho thấy văn học đang vận động. Từ thế kỷ XV – XVII chuyển sang thế kỷ XVIII – XIX, cái mới phi chính thống chiếm lĩnh đời sống văn học. Mọi mặt của văn học biến đổi một cách sâu sắc. Điều đó đặt ra câu hỏi về sự vận động của ý thức nghệ thuật ở bề sâu văn học, đồng thời chứng tỏ rằng ý thức nghệ thuật là một vấn đề có tầm quan trọng đối với việc nghiên cứu tiến trình vận động của văn học.

1.2. Xác định ý thức nghệ thuật của một giai đoạn văn học là vấn đề hết sức khó giải quyết. Với văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học giai đoạn hậu kỳ trung đại (thế kỷ XVIII – XIX) nói riêng, độ khó lại càng gia tăng vì tác giả thời kỳ này ít chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống lý luận chặt chẽ theo kiểu phương Tây. Mối liên hệ giữa lý luận phê bình và thực tiễn sáng tác có lúc rất mờ nhạt, gây khó khăn cho việc khảo sát. Tuy nhiên, nếu vượt qua khó khăn, chúng ta có thể chạm đến những vấn đề liên quan đến bản chất và quy luật vận động của văn học giai đoạn. Chính vì thế, đây là hướng tiếp cận được giới nghiên cứu quan tâm từ lâu và cho đến nay, cũng chưa phải là đã cũ. Đối với một giai đoạn văn học phức


tạp, tồn tại nhiều khuynh hướng đan xen như văn học giai đoạn hậu kỳ, vẫn còn nhiều phương diện của ý thức nghệ thuật cần được làm sáng tỏ.

1.3. Trả lại giá trị cho di sản lý luận của ông cha, đồng thời lý giải văn học trung đại từ chính ý thức của người trung đại là nhiệm vụ quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu đã và đang theo đuổi. Chúng tôi hy vọng đóng góp một phần sức lực vào công việc có ý nghĩa ấy bằng cách tập trung khảo sát ý thức nghệ thuật của văn học giai đoạn hậu kỳ. Được thúc đẩy bởi những lý do như trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX: từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác. Qua luận án, chúng tôi mong muốn khảo sát một cách hệ thống các phương diện biểu hiện của ý thức nghệ thuật, từ đó phân tích, giải thích những vấn đề cốt lõi, đồng thời chỉ ra quy luật vận động của một giai đoạn văn học vừa sinh động vừa bề bộn. Thiết nghĩa đề tài này thật sự cần thiết, có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tranh luận về ''tính văn học'' là cuộc tranh luận phức tạp kéo dài trong lịch sử. Từ phương Tây đến phương Đông, từ cổ đại đến hiện đại từng xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về cái gọi là bản chất của văn học, về ranh giới phân biệt giữa văn bản văn học và các loại văn bản khác. Mỗi cộng đồng tùy theo giai đoạn, thời đại, hoàn cảnh sở hữu những định nghĩa bất đồng về khái niệm "văn học". Như vậy, tiến trình văn học có thể hiểu là quá trình vận động của ý thức về bản chất, chức năng của văn học, của ý thức sáng tạo và tiếp nhận. Và những khác biệt từ trong ý thức tác giả sẽ được cụ thể hóa thành phương thức tổ chức tác phẩm. Đây chính là định hướng mà chúng tôi sử dụng để nhìn lại văn học trung đại Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối XIX.

Từ trước đến nay, giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận về văn học thế kỷ XVIII – XIX. Qua việc áp dụng những tiêu chí phân kỳ khác nhau, các nhà nghiên cứu cho thấy quan niệm của mình về diễn tiến và đặc trưng của văn học trung đại trong hai thế kỷ cuối cùng. Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương


Quảng Hàm tách văn học thế kỷ XVIII – XIX thành hai giai đoạn. Ông gọi văn học thế kỷ XVII – XVIII là văn học Nam Bắc phân tranh và văn học thế kỷ XIX là văn học cận kim. Ông đã dùng các yếu tố như yếu tố tôn giáo – tư tưởng, yếu tố văn tự, yếu tố nội dung, yếu tố chính trị, yếu tố học thuật… làm căn cứ cho việc xác lập ranh giới giữa các giai đoạn văn học. Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, ở miền Bắc, việc viết văn học sử được quan tâm nhiều hơn. Bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quí Đôn phân chia văn học thế kỷ XVIII – XIX thành các giai đoạn như sau: văn học thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, văn học đầu XIX đến giữa XIX, văn học từ 1858 đến 1930. Bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Ban Văn Sử Địa xem văn học thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn. Bộ sách dừng lại ở đó. Bộ Lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (xuất bản năm 1979) do nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Nguyễn Lộc – cán bộ giảng dạy của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn – đưa ra một quan điểm phân kỳ mà về sau quan điểm này trở nên phổ biến trong giới trung đại. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương nghiên cứu văn học từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII thành một giai đoạn, lấy mốc là những năm thịnh đạt cuối cùng của triều Lê sơ và sự bùng nổ của phong trào khởi nghĩa nông dân vào những năm 40 của thế kỷ XVIII. Nguyễn Lộc biên soạn phần còn lại gồm hai giai đoạn gồm văn học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX và văn học nửa cuối thế kỷ XIX với cột mốc quan trọng là cuộc xâm lược của thực dân Pháp năm 1858. Ở các bộ sách trên, diễn tiến của văn học tương đồng với diễn tiến lịch sử, xã hội. Sau các biến cố lịch sử - chính trị, các phương diện của văn học như lực lượng sáng tác, công chúng văn học, điều kiện sáng tác văn học thay đổi, từ đó, nội dung và hình thức văn học có bước phát triển mới.

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, những cách tiếp cận khác đối với văn học thế kỷ XVIII – XIX vẫn tiếp tục được đề xuất. Để trình bày về tư tưởng văn học Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn trong Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) chia văn học trung đại Việt Nam thành hai giai đoạn lớn là: thượng kỳ trung đại (thế kỷ X – XV) và hạ kỳ trung đại (thế kỷ


XVI – XIX). Lã Nhâm Thìn trong bài viết mở đầu sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 (Nxb Giáo dục, 2006) quan niệm văn học trung đại có hai giai đoạn lớn, trong đó giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII và giai đoạn hai từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Trần Nho Thìn trong giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Nxb Giáo dục, 2012) cũng có cách phân kỳ tương tự nhằm chỉ ra sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Đoàn Lê Giang trong Luận án tiến sĩ Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam (2001) theo dõi sự phát triển của tư tưởng văn học trung đại Việt Nam theo ba giai đoạn, trong đó văn học thế kỷ XVIII

– XIX là một giai đoạn (giai đoạn hậu kỳ).

Mỗi cách phân kỳ đều dựa trên tiêu chí riêng và có cơ sở khoa học. Việc lựa chọn một cách phân chia nào đó tùy thuộc vào mục đích và đối tượng nghiên cứu của người đứng ra phân kỳ. Trong luận án này, chúng tôi nhìn văn học thế kỷ XVIII

– XIX từ góc độ ý thức nghệ thuật, nghĩa là xem xét sự thay đổi về mặt ý thức của tác giả đối với chức năng và đặc trưng văn học và tương ứng với nó là những thay đổi về thi pháp, thể loại, ngôn ngữ kéo dài từ đầu thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Vì lý do đó, chúng tôi lựa chọn khảo sát văn học của hai thế kỷ này như một tiến trình.

2.2. Công tác sưu tầm và dịch thuật tài liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu ý thức của tác giả trung đại về văn học, bao gồm văn học thế kỷ XVIII -

XIX. Năm 1963, trên Tạp chí Văn học số 12, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Vân đã dịch và công bố Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam. Từ năm 1968 đến 1984, những bài dịch lời bạt, lời tựa, thư từ trao đổi giữa các nhà thơ, nhà văn xuất hiện rải rác trên Tạp chí Văn học. Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu về Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sĩ; Hoàng Lê về Ninh Tốn, Phạm Thị Tú về Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thì Chí; Trần Lê Sáng về Lê Thúc Hoạch; Chương Thâu về Cao Xuân Dực; Hồ Sĩ Hiệp về Miên Trinh, v.v. Công việc khó khăn ấy vẫn đang được tiếp nối. Cuốn Từ trong di sản (những ý kiến về văn học từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX ở nước ta) do Nguyễn Minh Tấn chủ biên (Nxb. Thế giới mới, năm 1981) và cuốn Người xưa bàn về văn chương (Tập 1) của Đỗ Văn Hỷ (Nxb. Khoa học xã

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí