đường thủy trên địa bàn Quận 9 mà còn mở ra hướng liên kết phát triển du lịch giữa Quận 9 với các điểm du lịch khác của các vùng lân cận như Đồng Nai, Bình Dương.
- Du lịch văn hóa: cùng với du lịch sinh thái, du khách có thể ghé thăm các di tích lịch sử văn hóa của Quận 9 như: Bót Dây Thép, Di tích lịch sử căn cứ vùng bưng 6 xã, Đền tưởng niệm Bến Nọc, Di tích lịch sử và nghệ thuật Đình Phong Phú,… Ngoài ra trên toàn quận có 42 cơ sở tôn giáo, với nhiều ngôi chùa nổi tiếng có cảnh quan đẹp và là nơi hành hương của Phật tử trong quận và từ nhiều nơi khác đến như: chùa Hội Sơn, Bửu Long, Phước Long,… Hàng năm, ước tính có khoảng 200.000 lượt người đến viếng chùa và cơ sở tôn giáo khác, đặc biệt là trong các ngày rằm, ngày vía, Tết,...
- Du lịch MICE: tại các khu nhà vườn trên địa bàn Quận 9, với không gian thoáng đãng, yên bình, hòa vào thiên nhiên,... là địa điểm lí tưởng thường được lựa chọn để tổ chức các sự kiện. Trong những năm qua, nhiều hội nghị đã được tổ chức tại KDL nhà vườn Long Phước hay hội thảo, tọa đàm về nghệ thuật tại khu nhà vườn Long Thuận,…
Các sản phẩm du lịch chủ yếu đang được khai thác
Ở Quận 9 do du lịch mới chỉ được quan tâm đầu tư trong vài năm trở lại đây và hệ thống CSHT, CSCV - KT còn nhiều hạn chế, nên các tiềm năng du lịch của vùng chưa được khai thác nhiều, các sản phẩm du lịch còn tương đối đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm độc đáo hấp dẫn du khách.
Bảng 2.6. Một số sản phẩm du lịch chủ yếu ở Quận 9
Dịch vụ đáp ứng | Địa điểm | Mô tả cơ bản về sản phẩm | Thời gian | |
Tham quan các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng | Hướng dẫn viên, xe vận chuyển, vé cổng, tổ chức hội trại, trò chơi lớn, dịch vụ ăn uống, âm thanh, ánh sáng, quay phim, chụp hình, hàng lưu niệm, lễ vật cúng,… | Các khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn | Tìm hiểu văn hóa, lịch sử vùng Căn cứ Bưng 6 xã, Bót Dây Thép, đình chùa | Quanh năm |
Tham gia lễ hội truyền thống | Hướng dẫn viên, phương tiện đi lại, lễ vật cúng, dịch vụ ăn uống,… | Các chùa, đền tưởng niệm Vua Hùng | Hành hương lễ Phật và quốc tổ Vua Hùng | Tết nguyên đán, rằm, giỗ Tổ 10/3 âm lịch |
Tour sinh thái nhà vườn | Hướng dẫn viên, thuyền, cano, phao cứu sinh, phương tiện ngư cụ khai thác cá, quay phim, chụp hình, dịch vụ ăn uống,... | Nhà vườn Long Phước, Vườn Cò,… | Tìm hiểu cảnh quan sông nước cảnh quan, tham gia câu cá, làm nông dân, thưởng thức trái cây tại vườn,… | Quanh năm |
Tham quan giải trí tại KDL Văn hóa Suối Tiên, The BCR | Hướng dẫn viên, vé cổng, tổ chức hội trại, trò chơi lớn, quay phim, chụp hình, hàng lưu niệm, mua sắm, dịch vụ ăn uống. | KDL văn hóa Suối Tiên, The BCR | Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh, các trò chơi dưới nước | Quanh năm |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất – Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Địa Phương
- Thực Trạng Khách Du Lịch Tại Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc Từ Năm 2009 Đến Tháng 6/2014
- Tỉ Trọng Khách Du Lịch Đến Kdl Văn Hóa Suối Tiên So Với Tp.hcm, Giai Đoạn 2001 - 2013
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Quận 9 Đến Năm 2020
- Giải Pháp Đa Dạng Hóa Và Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
2.3.6. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
Các điểm du lịch chủ yếu:
2.3.6.1. KDL sinh thái Vườn cò
Vườn cò Hồng Kí thuộc ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km. Từ hơn 20 năm nay, đây là nơi trú ngụ của khoảng 10.000 con cò từ nhiều nơi đổ về. Vườn cò đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là “vườn sinh thái” năm 2008.
Chủ vườn cò - ông Nguyễn Hồng Kí cũng là người đầu tiên nhân giống heo rừng thành công, được Hội Liên hiệp Khoa học TP tặng bằng khen và xác nhận. Ông khoanh lưới một vùng ở vườn cò, thả heo rừng chạy rông, mở nhà hàng đặc sản để chế biến trực tiếp cho du khách đến tham quan.
Vườn cò cũng từng là nơi chọn cảnh để quay một số tập trong các bộ phim: Người đẹp Tây Đô, Công tử Bạc Liêu. Khu vườn này hiện nay trung bình mỗi ngày có hơn một trăm lượt khách đến tham quan. Vào những ngày nghỉ cuối tuần và những dịp lễ, con số này tăng gấp nhiều lần.
2.3.6.2. KDL nhà vườn Long Thuận
Khu nhà vườn Long Thuận, tọa lạc tại ấp Long Thuận, phường Long Phước, cách trung tâm TP khoảng 40 phút đi xe. Đây là khu sinh thái, văn hóa - nghệ thuật của nhà thiết kế nổi tiếng Sĩ Hoàng, rộng 20.000m2, được khởi công xây dựng từ 2002. Vườn có kiến trúc vườn Việt Nam truyền thống, do nghệ nhân làng mộc Kim Bồng – Quảng Nam thực hiện.
Nhà vườn được thiết kế để tổ chức những sự kiện văn hóa nghệ thuật có quy mô lớn với sân khấu trên mặt hồ Chân Lạc rộng 5.00m2, tái hiện hình ảnh sân đình làng dân gian qua hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp đỉnh cao. Nơi đây thích hợp tổ chức những khóa Thiền, tịnh tâm, chia sẻ,… và các sự kiện văn hóa nghệ thuật, biểu diễn ca múa nhạc dân tộc, trình diễn áo dài,…
2.3.6.3. KDL 20ha nhà vườn Long Phước
Trong những năm qua, tại khu vực này đã có 17 hộ dân đầu tư mô hình nhà vườn để khai thác dịch vụ du lịch nhà vườn. Hiện nay đã có một số mô hình nhà vườn đẹp, tiêu biểu sau:
+ Nhà vườn Long Phước (Chủ nhà vườn: Nguyễn Thị Lan):
Khu nhà vườn có diện tích 04 ha đã đầu tư mảng xanh cây ăn trái, cây bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ khá hoàn chỉnh và đẹp đã đón khách đến trong các dịp lễ, tết, có thể đón được các đoàn có 40 - 100 khách. Nhà vườn phục vụ theo cách đặt hàng trước với các món ăn đặc sản Nam bộ. Món chủ lực là lẩu mắm với thương hiệu lẩu mắm Phong Lan trước đây. Các loại hình dịch vụ chủ yếu hiện nay là: câu cá giải trí, đi thuyền thúng, cắm trại, dã ngoại,…
+ Nhà vườn của bà Nguyễn Thị Hạnh Liên:
Diện tích 05ha, đang đầu tư các cảnh quan: cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ. Kết hợp xây dựng các nhà lục giác mái ngói để ngồi thưởng ngoạn uống trà ngắm cảnh, chủ nhà sẽ đầu tư nuôi ba ba, cá, kết hợp trồng rau sạch để mở hướng khai thác dịch vụ ẩm thực nhà vườn.
+ Nhà vườn ông Cao Minh Truyền:
Có diện tích 02ha với các loại cây ăn trái: chôm chôm, xoài, bưởi da xanh, dâu,…. và ao cá nuôi rộng hơn 02ha. Tại đây có thể khai thác ngay loại hình: thưởng thức trái cây tại vườn, câu cá giải trí, ẩm thực,… Mô hình này khá hoàn chỉnh và có thể vận hành các dịch vụ du lịch vườn ngay.
+ Nhà vườn của ông Tô Hồng Sơn:
Có diện tích 08ha đang đầu tư trồng lan hiện đã trồng hơn 02ha và tiếp tục mở rộng diện tích. Nhà vườn này sẽ cung cấp dịch vụ ẩm thực, tham quan vườn lan kết hợp bán sản phẩm cho du khách có nhu cầu.
+ Nhà vườn của bà Dương Ngọc Lan:
Có diện tích 02ha trồng cây ăn trái, cây mảng xanh và cây kiểng tạo cảnh quan, đào ao nuôi cá để câu cá giải trí. Hướng lâu dài: mở dịch vụ nghỉ dưỡng
qua đêm hoặc nghỉ dưỡng dài ngày cho du khách có nhu cầu yên tĩnh để sáng tạo, dưỡng bệnh,…
Ngoài ra khu vực còn mở khả năng kết nối các nhà vườn lân cận để tạo phong phú cho điểm đến như nhà vườn Long Thuận, nhà vườn Thùy Liên và KDL sinh thái Trúc vàng.
2.3.6.4. Chùa Hội Sơn
Chùa Hội Sơn là một điểm di tích danh thắng nổi tiếng, tọa lạc tại phường Long Bình, Quận 9. Chùa nằm trên đồi cao sát với sông Đồng Nai, diện tích khuôn viên chùa khoảng 20.000m2. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Tương truyền chùa do Thiền sư Khánh Long dựng vào thế kỷ XVIII.
Khu đất chùa được xếp là 1 trong 26 khu di tích khảo cổ học (thuộc thời kỳ kim khí) ở TP.HCM. Các nhà khảo cổ học đã tìm được rìu đá, đục đá, nhiều mảnh gốm,... thuộc nền văn hóa Đồng Nai, có niên đại khoảng 3500 – 4000 năm, ở vào thời đại kim khí.
Di tích chùa Hội Sơn vừa có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, về lịch sử và danh lam thắng cảnh. Di tích Chùa Hội Sơn đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật từ tháng 1/1993. Hiện nay, vào các dịp mồng 1 và 15 hàng tháng, trung bình chùa đón tiếp 2.000 Phật tử, khách hành hương tới tham quan.
2.3.6.5. Chùa Phước Long
Chùa Phước Long (còn gọi là chùa Châu Đốc 3) tọa lạc tại Cù lao Bà Sang, nằm giữa sông Đồng Nai thuộc địa bàn phường Long Bình, Quận 9, diện tích khuôn viên chùa khoảng 10.000m2. Hàng năm, chùa Phước Long đón tiếp hàng trăm ngàn người tới tham quan, nghỉ ngơi, tịnh tâm. Đặc biệt vào các dịp lễ, tết mỗi ngày chùa đón tiếp trên dưới 10.000 người.
2.3.6.6. Chùa Phước Tường
Là một ngôi chùa cổ của TP.HCM, tọa lạc ở đường 102 phường Tăng Nhơn Phú A. Chùa Phước Tường được khai sơn vào năm 1741, thuộc hệ phái Bắc tông.
Hiện nay chùa Phước Tường có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị. Nhiều bức hoành phi và những câu đối hàng trăm năm tuổi. Một số tương gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ XIX, còn nét thô phát nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm.
Theo Đại đức Thích Nhựt An – sư trụ trì chùa Phước Tường, vào mỗi dịp Tết và các ngày đại lễ của Phật giáo, chùa đón tiếp khoảng trên 1.000 lượt phật tử và khách hành hương đến viếng chùa.
Chùa Phước Tường đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin công nhận là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
2.3.6.7. Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình.
Chùa Bửu Long là ngôi chùa thuộc phái Nam Tông, tọa lạc trên đỉnh đồi Dù, diện tích khuôn viên chùa khoảng 40.000m2. Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo.
Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng thể hiện nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á. Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56m và bốn tháp xung quanh. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật. Vào những ngày lễ lớn của Tổ Đình, đặc biệt là Lễ Giỗ Tổ Phật giáo nguyên thủy Việt Nam vào 26 tháng 7 âm lịch hàng năm, hàng ngàn chư Tăng, Tu nữ và Phật tử Nam Tông trong cả nước qui tụ về để hành hương chiêm bái và làm lễ tưởng niệm đến vị Tổ khai sơn Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Hay vào dịp đại Lễ Dâng Y Kathina - ngày 17 tháng 9 âm lịch, tổ đình đón khoảng 2.000 lượt khách đến dự lễ.
2.3.6.8. Đình Phong Phú
Tọa lạc tại khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B - Quận 9. Đình được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19 và đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử quốc gia ngày 7.1.1993.
Trong thời kỳ chống Pháp, tại đình, lực lượng thanh niên tiền phong của làng Phong Phú đã tuyên thệ thành lập và phát triển thành lực lượng bộ đội địa phương. Trong thời kỳ chống Mỹ, đình Phong Phú là nơi tập hợp lực lượng cán bộ cách mạng của vùng Thủ Đức. Đình thường xuyên cung cấp tiền bạc, lương thực, thuốc men cho cán bộ cách mạng. Trong đình hiện vẫn còn hầm bí mật nuôi giấu cán bộ.
Lễ chính của đình Phong Phú là lễ Kỳ Yên, diễn ra trong 3 ngày (14 – 16/11 âm lịch hàng năm). Hằng ngày đình Phong Phú vẫn mở cửa đón khách đến cúng thần theo tín ngưỡng, ngoài ra thường xuyên có các thanh thiếu niên đến tham quan và cắm trại trong khuôn viên, kết hợp sinh hoạt vui chơi với học tập truyền thống cách mạng.
2.3.6.9. Công viên lịch sử văn hóa dân tộc
Công viên lịch sử văn hóa dân tộc là dự án của TP, có quy mô diện tích 400ha, tọa lạc tại phường Long Bình. Đây là một trong số ít các công trình lịch sử văn hóa trọng điểm của TP.HCM đang tiếp tục được thực hiện.
Công viên có tổng diện tích hơn 400ha, được quy hoạch tổng thể với 4 khu: khu cổ đại, khu trung đại, khu cận hiện đại và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí (bao gồm Cù lao Bà Sang). Đến thời điểm này, công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng là nơi tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ hàng năm tại TP.HCM.
Trong thời gian hoạt động, đền tưởng niệm các vua Hùng đã đón tiếp nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như của TP đến thăm viếng và tham quan. Trong mỗi đợt lễ lớn, hàng chục ngàn lượt người dân đã đến lễ bái, tổ chức cắm trại, tìm hiểu lịch sử, thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật,…
2.3.6.10. Di tích lịch sử Căn cứ vùng bưng 6 xã
Di tích lịch sử căn cứ vùng bưng 6 xã tọa lạc trên địa bàn 2 phường Phú Hữu và Tăng Nhơn Phú B. Đây là địa bàn bám trụ chiến lược của Quận ủy, UBND, lực lượng vũ trang và nhân dân vùng bưng 6 xã trong 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cũng từ căn cứ này, lực lượng vũ trang đã xuất phát để tiến công vào TP Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 và chiến lược đại thắng mùa xuân 1975.
Với những giá trị tiêu biểu về mặt lich sử, ngày 10/10/2008 UBND TP đã ra quyết định số 4303/QĐ-UBND công nhận Căn cứ vùng bưng 6 xã là Di tích lịch sử cấp Thành phố.
2.3.6.11. Bót Dây Thép
Di tích bót Dây thép gồm 3 căn nhà biệt lập, kiến trúc kiểu Tây phương, tường gạch, mái ngói, nằm trên khu đất cao thuộc phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9. Bót Dây thép xây dựng từ rất lâu, lúc bấy giờ nơi đây là trạm phát và nhận tin từ Pháp, nên có tên gọi là nhà Dây Thép. Đây là một di tích lịch sử ghi lại tội ác của thực dân Pháp với các chính sách khủng bố, bắn giết bừa bãi. Từ tháng 12/1945 đến cuối năm 1947 đã có trên 600 nạn nhân bị sát hại. Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 57- VH/QĐ ký ngày 18/1/1993.
2.3.6.12. KDL Văn hóa Suối Tiên
KDL Văn hóa Suối Tiên thuộc địa bàn phường Tân Phú, Quận 9, TP.HCM, cách trung tâm TP khoảng 19km.
Tại KDL được đầu tư xây dựng một khu liên hợp vui chơi giải trí với những kiểu cách, kiến trúc, thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam. Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của TP.HCM và các du khách địa phương khác đến.