Phát triển bền vững chủ trương lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem như là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu và quốc gia.
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải:
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch.
Mọi người nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững.
Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự tiêu dùng tài nguyên khác một cách lãng phí và không cần thiết.
Duy trì tính đa dạng:
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh, mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ trước.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Tập Trung Di Tích Theo Lãnh Thổ:
- Các Nguyên Tắc Quy Hoạch Điểm Và Tuyến Du Lịch
- Các Đơn Vị Hành Chính Của Tỉnh Long An Tính Đến Năm 2010
- Dân Tộc, Bản Sắc Văn Hóa, Các Làng Nghề Truyền Thống, Văn Hóa Ẩm Thực
- Xếp Hạng Các Điểm Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Và Nhân Văn
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do vậy nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách.
Hợp nhất du lịch vào quá trình qui hoạch:
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai qui tắc sau : Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển.
Du lịch và đánh giá tác động môi trường.
Hỗ trợ kinh tế địa phương:
Ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và các hoạt động du lịch :
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch.
Khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng. Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương.
Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan:
Việc tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau là rất cần thiết nếu như những tổ chức này cùng nhau làm việc và cùng giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi.
Tham khảo ý kiến giữa chính phủ, ngành du lịch và cư dân địa phương là hết sức cần thiết để đánh giá các dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ. Đồng thời các tổ chức du lịch thông báo cho cư dân địa phương về những thay đổi trong kinh tế do sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch và những rủi ro có liên quan của ngành đưa lại.
Đào tạo nhân viên:
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương và mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch.
Một lực lượng lao động du lịch được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích kinh tế cho các ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên.
Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sự phồn vinh về kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo nhận thức về quản lý môi trường làm then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững.
Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm:
Việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng thêm sự thỏa mãn của du khách.
Tiến hành nghiên cứu:
Tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các địa điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho du khách.
1.7.3. Các tiêu chuẩn phát triển bền vững
1.7.3.1. Quản lý hiệu quả và bền vững
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.
Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn.
Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh.
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt.
Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
1.7.3.2. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương
Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước.
Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý.
Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể.
Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản).
Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng
Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.
Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ.
Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
1.7.3.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.
Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép.
Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
1.7.3.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.
Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng. Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế. Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ
các hóa chất được sử dụng. Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất.
Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững. Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng. Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn. Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao. Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.
Nguồn : Học Viên Thực Hiện Bản đồ 01
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH LONG AN
2.1. Tổng quan về tỉnh Long An
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP.HCM, bằng hệ thống giao thông đường bộ như: quốc lộ 1A, quốc lộ 50,… các đường tỉnh lộ. Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là TP.HCM một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
P P
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả
P P
nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý 105o30'30''
P P
P P
P P
đến 106o47'02'' kinh độ Đông và 10o23'40'' đến 11o02' 00'' vĩ độ Bắc.
2.1.2. Lịch sử hình thành
Long An là tỉnh biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, có chung 183 km đường biên giới với vương quốc Campuchia, là một vùng đất có bề dày lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài.
Đầu công nguyên, vùng lãnh thổ của tỉnh Long An ngày nay nói riêng và của các tỉnh Nam Bộ nói chung đã từng là lãnh thổ của vương quốc cổ Thủy Châm Lạp hay Phù Nam, chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Đến cuối thế kỷ VI, khi vương quốc Phù Nam bị sụp đổ. Cách ngày nay khoảng 4 đến 5 ngàn năm, vùng đất Long An đã từng là nơi mở đất dựng
nghiệp của những lớp cư dân tiền sử, thể hiện qua các di chỉ cư trú tiêu biểu như: An Sơn, Lộc Giang (Đức Hòa); Rạch Rừng (Mộc Hóa); Rạch Núi (Cần Giuộc).
Ngày nay những nghiên cứu Khảo cổ học đã cho thấy sự phong phú của các di tích văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam tại một loạt các di chỉ của nền văn minh Óc Eo, tiêu biểu là các di chỉ Bình Tả (Đức Hòa), Gò Hàng (Tân Hưng) với niên đại được xác định từ
1.500 năm đến 2.000 năm cách ngày nay.
Từ thế kỷ thứ XI, người Việt bắt đầu tiến về phía Nam, nhất là từ sau khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ XVII, người Việt mới đặt chân đến vùng đất Nam Bộ.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập bộ máy hành chính. Ông đã lập ra phủ Gia Định với hai huyện: huyện Phước Long trên vùng đất Đồng Nai có lỵ sở là dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình trên vùng đất Sài Gòn, có lỵ sở là dinh Phiên Trấn. Đất Long An lúc đó thuộc huyện Tân Bình. Sau đó Trấn Biên và Phiên Trấn được đổi thành trấn Biên Hòa và trấn Phiên An.
Năm 1808 vua Gia Long đổi trấn Gia Định thành Thành Gia Định (dưới thành là trấn, dưới trấn là phủ, dưới phủ là huyện). Lúc bấy giờ, Thành Gia Định thống quản 5 trấn, trong đó có Phiên An.
Năm 1832 (Minh Mạng thứ 13) thành Gia Định được cải tổ, từ năm trấn đổi thành sáu
tỉnh:
Đốc)
1. Phiên An tỉnh thành (trấn phiên An cũ)
2. Tỉnh Biên Hòa (trấn Biên Hòa cũ)
3. Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ)
4. Tỉnh Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ)
5. Tỉnh An Giang (gồm ba đạo của trấn Hà Tiên, Đông Khẩu, Tân Châu, Châu
6. Tỉnh Hà Tiên (gồm đạo cũ còn lại là Kiên Giang và Long Xuyên)
Năm 1836 sau khi đánh bại cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, Minh Mạng đã san bằng
thành Gia Định và đổi Phiên An tỉnh thành thành tỉnh Gia Định và gọi toàn thành Gia Định là Nam Kỳ. Khái niệm Nam Kỳ lục tỉnh có từ đó. Tỉnh Gia Định lúc đó gồm 3 phủ và 7 huyện:
Phủ Tân Bình có 3 huyện: Bình Dương, Tân Long, Bình Long. Phủ Tân An gồm 2 huyện: Thuận An, Phước Lộc.
Phủ Tây Ninh có 2 huyện: Tân Ninh và Quang Hóa.
Như vậy, lúc bấy giờ tỉnh Gia Định bao trùm cả một vùng nay là TP.HCM, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An ngày nay.