Đó là một căn nhà sàn 4 gian rộng rãi và thoáng mát, lợp lá cọ nằm giữa một khu vườn râm mát.
Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc xóm Bảo Biên, Bảo Linh. Đây được coi là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh xây dựng nhiều kế hoạch quân sự quan trọng, đồng thời trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Di tích gồm hai điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh.
Di tích đình làng Quặng: Ngày 15-5-1945 tại làng Quặng, xã Định Biên diễn ra lễ sát nhập Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta, là kết quả của cả một quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, là sự trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di tích nhà tù Chợ Chu nằm trên đồi cao xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu
- Định Hoá. Năm 1889, thực dân Pháp đóng đồn bốt, chiếm Định Hoá. Năm 1894, chúng đặt cơ quan Đại Lý cai trị vùng này, đến 1916 thì xây dựng nhà tù Chợ Chu. Ban đầu nhà tù Chợ Chu được làm bằng tre, gỗ đơn sơ, chủ yếu để giam tù thường phạm, đến 1942 nhà tù được xây dựng lại bằng gạch ngói, xi măng kiên cố. Tháng 8/1943, sau khi thả hết số tù cũ, thực dân Pháp đưa 100 tù chính trị từ nhà tù Sơn La về Chợ Chu, trong đó có 15 đồng chí là Đảng viên cộng sản. Những Đảng viên cộng sản này tổ chức thành một chi bộ bí mật trong tù, chính vì vậy mà phong trào cách mạng của Định Hoá phát triển như vũ bão. Ngày 2/10/1944, 12 đồng chí vượt ngục thành công, xây dựng một vùng căn cứ địa quan trọng ở các huyện Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang).
Nhà trưng bày ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK Định Hoá (20/5/1947- 20/5/2007), kiến trúc nhà trưng bày được phỏng theo kiểu kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày, Nùng vùng chiến khu Việt Bắc. Nội dung trưng bày gồm có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư thế đang ngồi làm việc dưới bầu trời của Thủ đô kháng chiến, bộ sưu tập giới thiệu về đất và người Định Hoá, bộ sưu tập về hiện vật của cơ quan đầu não kháng chiến Việt Nam, những thành tựu nhân dân Định Hoá đạt được trong thời kỳ đổi mới.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2005), do Đảng bộ và nhân dân thủ đô Hà Nội tặng Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Nhà tưởng niệm trưng bày 8 tủ ảnh tư liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước ở ATK Định Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Di tích thắng cảnh Khuôn Tát Thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình. Đây là nơi có cảnh đẹp thơ mộng, nằm giữa núi rừng hoang sơ và yên tĩnh, bốn bề có nhiều cây cổ thụ, nước từ trên 7 tầng thác cao đổ xuống tung bọt trắng xoá ngày đêm, tạo thành dòng suối trong xanh uốn lượn chảy róc rách. Từ đỉnh đèo De cao vút nhìn xuống thác Khuôn Tát 7 tầng như những bậc thang nhà sàn, nguồn nước trong vắt đổ ào ào quanh năm. Thác cao khoảng trên 20m, tầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 13m, rộng khoảng 15m, các tầng còn lại chênh lệch nhau trên dưới 3m và chiều rộng thu nhỏ dần trên đỉnh thác. Du khách có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có cây to toả bóng mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm, xung quanh mỗi bồn tắm có nhiều tảng đá bằng phẳng, nếu muốn, du khách có thể tắm mát xong lên phơi nắng rồi nghe chim kêu, vượn hót, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Quanh thác, những cây cổ thụ như: Si, dẻ, vả soi bóng mát cùng các dải đồi vầu, tre, nứa đan xen…
Có thể bạn quan tâm!
- Địa Danh Thái Nguyên Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 4
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 5
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 7
- Tình Hình Khách Du Lịch Đến Thái Nguyên Qua Các Năm
- Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Và Công Suất Sử Dụng Buồng, Phòng Của Du Lịch Thái Nguyên
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
tạo nên vẻ hoang sơ, yên tĩnh của rừng già Việt Bắc. Chân thác Khuôn Tát là một bồn tắm thiên tạo, chỗ sâu nhất chừng từ 2 đến 3m rồi nông dần ra phía ngoài, tạo thành con suối róc rách trải dài qua các khe đá, bờ cây, thích hợp cho cả người lớn, trẻ em đến tắm. Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng, xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người. Thắng cảnh Khuôn Tát, một bức tranh sơn thuỷ hữu tình không chỉ của Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc, được xếp hạng danh thắng cấp Quốc gia năm 2002, đã đi vào thơ ca của nhiều thế hệ.
Ngoài ra, ATK Định Hoá còn là nơi hội tụ của văn hoá các dân tộc miền núi phía bắc, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc với những lễ hội độc đáo, các phong tục tập quán đa dạng và các làn điệu dân ca phong phú… Đó là lễ hội Lồng Tồng của người Tày vào 10/1 âm lịch, với mong muốn cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, làng bản ấm no, hạnh phúc, trong lễ hội có các trò chơi cổ truyền dân gian như: Tung còn, đánh yến, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên, thi sản vật địa phương… Lễ hội chùa Hang - Bảo Cường từ 12 đến 15 tháng giêng âm lịch, gồm lễ hội cầu phúc, cầu tài, chiêm ngưỡng thắng cảnh, chơi hang, leo núi. Trong những ngày hội, người dân còn tổ chức các trò chơi như tung còn, chọi gà, kéo co, thi hát… Lễ hội của Định Hoá còn là sự giao lưu văn hoá giữa các xã trong huyện, là cơ hội để người dân mua bán các mặt hàng lưu niệm, các món ăn, bánh trái quê hương… Thông qua lễ hội, du khách có thể hiểu được phần nào phong tục, tập quán của người dân địa phương.
Với những tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo, nếu được sự đầu tư, quan tâm đúng mức của các Ban, Ngành Trung ương và địa phương, Định Hoá sẽ trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách quan tâm đến lịch sử cách mạng. Đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ, đem lại cả nguồn lợi về vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
2.4. ĐỒNG HỶ - VÕ NHAI
Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên qua cầu Gia Bẩy, theo hướng quốc lộ 1B, du khách sẽ đến với di tích thắng cảnh Chùa Hang. Quần thể di tích thắng cảnh Chùa Hang bao gồm chùa trong hang và 3 ngọn núi đá dài gần 1000m ở trung tâm thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ.
Trong động, bên trái là ông Trừng Ác cưỡi hổ uy nghi, linh thiêng, bên phải là tượng ông Khuyến Thiện cưỡi voi. Vòm hang rộng mở, lô nhô chùm nhũ đá, những cột đá 3 người ôm không xuể… Tọa trên đài sen là tượng Adiđà to lớn, cao trên 3m, tay xếp bằng kết ấn thiền định, khuôn mặt toát vẻ nhân từ, mình mặc áo cà sa, ngoài ra chùa Hang còn thờ Phật Tổ, Tiên nữ. Vách đá trong chùa có 3 tấm bia cổ, cả 3 tấm bia này đều ca ngợi vẻ đẹp của chùa Hang, và nhắc tới sự tích Tiên xuống động chơi. Vào khoảng 1831, Cao Bá Quát trong chuyến ngao du đến Chùa Hang đã làm bài thơ chữ Hán: “Du Tiên Lữ động văn nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng tuý hậu thành ngâm” (Chơi Tiên Lữ động nghe người ta nói về cảnh đẹp của sông núi Thái Nguyên say rồi làm thơ) [62]. Thật là hiếm có di tích thắng cảnh nào lại có sự giao thoa văn hoá vật thể và phi vật thể hài hoà, kì thú đến vậy. Động Chùa Hang vẫn còn giữ được nhiều cảnh quan thiên tạo, đó là những nhũ đá hình Bụt ốc, cột đá hình Linga, một số hình ảnh nhân vật trong Tây Du Kí… Động có cả đường lên trời, đường xuống âm phủ, không khí trong lành mát mẻ, thanh tịnh, linh thiêng, động lòng trắc ẩn cho du khách. Hội chùa Hang xưa diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng Giệng, có dâng hương lễ Phật, có các trò chơi dân gian, thu hút hàng vạn du khách thập phương đến dự. Nay lễ hội Chùa Hang vẫn vào thời gian trên, nhưng các trò chơi dân gian đã không còn, hội chỉ còn lễ Phật, dâng hương và vãn cảnh.
Rời chùa Hang và Quốc lộ 1B, du khách đi thẳng theo đường Đồng Hỷ - Trại Cau để đến với thắng cảnh động Linh Sơn. Xưa động Linh Sơn thuộc xã Linh Nham, tổng Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, xứ Thái Nguyên. Nay động
thuộc xóm núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, cách thành phố 6km về phía Đông Bắc và cách thị trấn Chùa Hang huyện lỵ Đồng Hỷ 3km về phía Đông Nam. Động có nhiều cảnh quan tự nhiên kỳ thú do nhũ đá tạo thành như: Hình voi chầu, hổ phục, kỳ lân, sư tử, rồng bay, phượng múa… Động Linh Sơn là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Thái Nguyên. Động Linh Sơn gồm 2 hang đá tự nhiên, gắn liền với nhau. Hang Thiên rộng trên 360m2, nền hang bằng phẳng rồi cao dần lên như bậc tam cấp. Tại đây có các bệ thờ Phật bằng đá, trong hang các nhũ đá tạo nhiều cảnh đẹp tự nhiên như hình tượng Phật, những san hô và nhũ đá hình con voi, con hổ, kì lân… Cuối hang Thiên có đường chui lên đỉnh núi Hột ở độ cao trên 16m, có đường thông xuống hang Địa chui sâu vào lòng đất. Hang Địa có diện tích trên 480m2, sâu và thấp hơn hang Thiên chừng 15m, nền hang khá phẳng, rộng rãi, thấp dần từ trái qua phải, tạo thành 3 chiếu nghỉ lớn. Nơi đây không gian tĩnh tại, thiên nhiên huyền ảo với những hình tượng đẹp được cấu tạo do nhũ đá như hình bút tháp, mẹ bồng con…
Ngày xưa nhân dân địa phương đã dùng động làm chùa thờ Phật. Ngày nay hang động còn tượng Phật Thích Ca bằng đồng, một số tượng phủ sơn son thiếp vàng, tượng đá tự nhiên trên các bệ đá. Động là nơi để nhân dân các xã từ Hoá Thượng, Hoá Trung, Vân Hán, Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, thậm chí cả dân các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn… đến tế lễ, dâng hương, cầu lộc, cầu tài… Ngày lễ chính của Động được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Ngoài chùa Hang, động Linh Sơn, Đồng Hỷ còn có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh có tiếng khác như: Đình, đền Đồng Tâm (xã Đồng Bẩm), đình Bảo Nang (xã Tân Lợi), núi Voi (thị trấn Chùa Hang)…
Tạm biệt Đồng Hỷ, ngược Quốc lộ 1B theo hướng Đông Bắc, du khách sẽ đến với Võ Nhai. Theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch [51], Võ Nhai có 87 điểm di tích trong đó 51 điểm là di tích lịch sử, 7 điểm là di tích tín ngưỡng, 19 thắng cảnh, 10 di tích khảo cổ học với các địa danh đã trở nên quen
thuộc như Thần Sa, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, rừng Khuôn Mánh….Tất cả đã tạo nên một quần thể di tích hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho du khách một tour du lịch kỳ thú, đồng thời, đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho Võ Nhai từ loại hình du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái… Điểm đầu tiên mà du khách dừng chân là trong tuyến du lịch này là di chỉ khảo cổ học Thần Sa thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, gồm các di chỉ: Phiêng Tung, mái đá Ngườm, Ranh 1, Ranh 2, Nà Ngần… Tại Phiêng Tung qua 4 đợt khai quật vào các năm 1972, 1973, 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ học đã thu thập được 659 công cụ đá với nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ hòn cuội, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước.
Di chỉ quan trọng nhất của Thần Sa là mái đá Ngườm, nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm, thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung khoảng 1km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, chiều rộng chừng 60m, chiều cao 30m, nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Thần Sa. Các nhà khảo cổ phát hiện tại đây có 4 tầng văn hoá. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2, còn tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm, ở tầng 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kĩ thuật gia công lần thứ 2 ở Phiêng Tung và Ngườm giống với những công cụ và kĩ thuật của văn hoá Mút-chi-ê - Nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại trung kì đồ đá cũ của thế giới và gần gũi với nền văn hoá trung kì đá cũ của Ấn Độ Nêvasien.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà khảo cổ học xác định, ở Thần Sa có một nền văn hoá - văn hoá Thần Sa, chủ nhân của nền văn hoá này là những người Homosapiens. Ngoài 2 di chỉ quan trọng là Ngườm và Phiêng Tung, những di chỉ còn lại cũng là nơi cư trú của người nguyên thuỷ.
Như vậy, những phát hiện khảo cổ học quan trọng nêu trên đã góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người trên đất Việt Nam thuộc các nền văn hoá: Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn… để bước vào thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ.
Ngày nay, khi đến với Thần Sa, du khách không những có cơ hội được đến với những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, được tìm hiểu về cuộc sống của người xưa, mà còn được chiêm ngưỡng một vùng non nước “Sơn thuỷ hữu tình” với rừng già nguyên sinh, với thác Mưa Rơi ào ạt… và biết thêm về nền văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày với măng đắng, rau rừng, với những phong tục, tập quán khác lạ, được tận mắt ngắm những bản nhà sàn xinh xắn mà ít nơi nào có được.
Ở Võ Nhai, ngoài di chỉ khảo cổ học Thần Sa, du khách còn được đến với nơi thành lập đội Cứu Quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh - Tràng Xá. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại (27/9/1940), Pháp khủng bố ác liệt phong trào cách mạng ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, hầu hết đội Cứu quốc quân I đã phải rút lui khỏi các căn cứ để bảo toàn lực lượng. Nhiều cơ sở Đảng của ta bị phá vỡ, phong trào cách mạng ở vào thế cực kì khó khăn. Trước tình hình đó, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên Trung ương Đảng cùng ban lãnh đạo căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai (lúc đó đang ở núi Lều, Tràng Xá) đã chủ trương khôi phục lại đội Cứu quốc quân I, nhằm duy trì lực lượng vũ trang để hỗ trợ và cổ vũ cho phong trào cách mạng.
Sáng 15/9/1941, từng tốp chiến sĩ Cứu quốc kéo đến một quả đồi nhỏ nằm giữa rừng Khuôn Mánh hiểm trở. Khoảng 9 giờ, các chiến sĩ tập trung đông đủ, đội ngũ chỉnh tề, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng, tuyên bố thành lập đội Cứu quốc quân II. Nhiệm vụ của đội Cứu quốc quân II là tích cực đấu tranh chống địch khủng bố, trừ gian, diệt ác, bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ căn cứ địa, không ngừng củng cố và phát triển các đội tự vệ làm nguồn bổ sung cho Cứu quốc quân, duy trì tiếng súng đấu tranh vũ trang để cổ vũ
phong trào cách mạng cả nước. Sau đó, các chiến sĩ Cứu quốc quân đọc 12 điều kỉ luật và lời thề quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Ban chỉ huy đội Cứu quốc quân II do đồng chí Hoàng Quốc Việt chỉ định gồm: Đồng chí Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng, Nguyễn Cao Đàm, Chính trị Chỉ đạo viên, Trần Văn Phấn, Chỉ huy phó. Buổi lễ thành lập đội Cứu quốc quân II diễn ra nhanh gọn trong khoảng 30 phút, sau đó, các tiểu đội được phân công tản đi cơ sở, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống khủng bố. Giữa vòng vây của thực dân Pháp và bộ máy cai trị của phong kiến tay sai, sự ra đời của đội Cứu quốc quân II là mốc son đánh dấu một thời kì lịch sử đấu tranh kiên cường của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, danh sách đội cứu quốc quân II được khắc trang trọng trên đá hoa cương giữa rừng đại ngàn Khuôn Mánh [54].
Rời rừng Khuôn Mánh, theo quốc lộ 1B lên hướng Đông Bắc, du khách vượt sẽ đến với di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà nằm kề quốc lộ 1B thuộc xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng.
Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa, có đôi chim phượng hoàng đi tìm nơi xây tổ ấm, bay mãi vẫn chưa tìm được nơi nào vừa ý. Mệt mỏi, đói khát, lúc đó, chúng phát hiện ra một máng đá đầy nước trước cửa hang. Đôi chim dừng cánh nghỉ ngơi, vẻ đẹp quyến rũ của nơi đây đã níu giữ đôi phượng hoàng dừng lại. Cho đến một ngày kia, chim trống không tìm được mồi nữa bèn chui vào hang và chết ở đó, chim mái kiếm mồi về không thấy chim trống đâu, nó đậu trên mỏm đá vách hang đợi, đợi mãi rồi hoá thành đá. Hang Phượng Hoàng có tên từ đó.
Từ chân núi, sau khoảng một giờ leo núi, con đường lởm chởm đá tai mèo dẫn ta đến cửa hang. Ánh sáng từ 2 cửa hang rọi vào khiến du khách được chiêm ngưỡng những nhũ đá vôi thiên tạo rực rỡ với những hình voi chầu, kì lân múa,