Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Và Công Suất Sử Dụng Buồng, Phòng Của Du Lịch Thái Nguyên


tỉnh. Kịp thời tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (UBND) các giải pháp, kế hoạch, chiến lược về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, chuẩn bị xây dựng đề án tổ chức Năm du lịch Về nguồn tại Thái Nguyên.

Để quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch, làm nổi bật hình ảnh Thái Nguyên trong con mắt bạn bè trong nước và quốc tế, trong năm 2007, tiểu ban tuyên truyền đã cùng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong toàn tỉnh phát hành hàng loạt các ấn phẩm như: Sách, ảnh du lịch Thái Nguyên, đĩa VCD, các bài hát ca ngợi Thái Nguyên, tờ bản đồ Du lịch Thái Nguyên, tờ gấp giới thiệu về Thái Nguyên và hơn 100 panô, áp phích hình ảnh về Thái Nguyên và Bác Hồ…

Các hoạt động Văn hoá - Du lịch - Thương mại - Thể thao diễn ra liên tục trong năm 2007, làm cho năm du lịch Quốc gia có những hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn trong đó có những sự kiện nổi bật là:

Lễ khai mạc công bố năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên “Về thủ đô gió ngàn, Chiến khu Việt Bắc” tổ chức tại sân vận động thành phố Thái Nguyên vào tối 27/2, với đầy ắp sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Bắc. Chương trình nghệ thuật lớn do hơn 1000 diễn viên thể hiện đã giới thiệu đến du khách bức tranh toàn cảnh về mảnh đất Thái Nguyên giàu tiềm năng du lịch.

- Lễ hội Văn hoá Trà được tổ chức từ ngày 26 đến 28/2 tại công viên Sông Cầu đã quảng bá rộng rãi thương hiệu chè Thái Nguyên và Văn hoá trà Thái Nguyên.

- Lễ hội Lồng Tồng (Cầu mùa) tổ chức vào 27/2 tại đèo De. Đây là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày (Định Hoá) được tổ chức hàng năm, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi, làng bản ấm no, hạnh phúc.

- Ngày hội văn hoá các dân tộc Thái Nguyên tổ chức từ 17 đến 29/5 tại đèo De - Phú Đình - Định Hoá.


- Lễ kỉ niệm 60 năm Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ về ATK Định Hoá lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vào ngày 19/5 tại đèo De - Phú Đình - Định Hoá

- Liên hoan thông tin lưu động toàn quốc có chủ đề “Về thủ đô gió ngàn, Chiến khu Việt Bắc” tổ chức từ 3 đến 5/5 với 18 đội thông tin lưu động đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.

- Cầu truyền hình trực tiếp kỉ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ được tổ chức tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ.

- Lễ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập thành phố Thái Nguyên và đón nhận huân chương độc lập hạng 3 được tổ chức trọng thể ngày 18/10.

- Liên hoan tiếng hát đô thị và du lịch tổ chức vào các ngày từ 28 đến 30/9 tại quảng trường 20/8.

- Đề tài nghiên cứu, biên soạn “Địa chí Thái Nguyên” ngày 23/2/2007 chính thức được nghiệm thu. Đây là công trình khoa học có ý nghĩa lớn nhất về xã hội và nhân văn từ trước đến nay của tỉnh Thái Nguyên.

Được sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục du lịch, UBND tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành có liên quan của tỉnh, Thái Nguyên đã tổ chức thành công Năm du lịch Thái Nguyên 2007, tạo ra những bước đột phá quan trọng về du lịch của tỉnh nhà, doanh thu từ du lịch tăng nhanh do số lượng khách tăng và do nhiều dịch vụ du lịch được đưa vào hoạt động (Biểu đồ 3.1).


Biểu đồ 3.1. Doanh thu du lịch tỉnh Thái Nguyên qua các năm


Đơn vị tính: Tỷ đồng


Doanh thu (Tỷ đồng)


600

571


456.6

268

295

191

216

220

500


400


300


200


100


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Năm


[Nguồn: Sở Thương mại Du lịch Thái Nguyên]


Trong năm 2007, tổng doanh thu ngành du lịch của tỉnh đạt 571 tỉ đồng, tăng 30,2% so với năm 2006, số tiền nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động du lịch của tỉnh là 40 tỉ, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.750 lao động trên địa bàn và đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội khác cho địa phương.

Đến 31/12/2007, toàn tỉnh có 95 cơ sở lưu trú du lịch, tổng công suất 1.750 phòng. Trong đó, phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách có nhu cầu cao cấp 450 phòng, công suất sử dụng phòng, buồng đạt 70% (Bảng 3.3).


Bảng 3.3. Số lượng cơ sở lưu trú và công suất sử dụng buồng, phòng của du lịch Thái Nguyên

Năm

Trong đó

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Số cơ sở lưu trú

Trong đó hạng từ 1-3 sao

18

0

30

0

35

3

45

9

55

11

85

15

95

25

Tổng số buồng

Trong đó hạng từ 1-3 sao

500

50

635

60

850

100

1100

150

1250

250

1550

350

1750

450

Công suất buồng, phòng (Đv: %)

45

55

62

65

67

68

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 9

[Nguồn: 23]

Như vậy, so với năm 2005, năm 2007 toàn tỉnh đã tăng thêm 60 cơ sở lưu trú, 500 phòng khách sạn, trong đó phòng có chất lượng cao tăng 200 phòng. Đồng thời ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động du lịch đến từ các thành phần kinh tế khác nhau. Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có 90 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, với 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có những doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty khách sạn du lịch Dạ Hương, Công ty cổ phần khách sạn du lịch Hồ núi Cốc, công ty TNHH Vân Đạo…

Với những kết quả đã đạt được của Năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh đạt 12,3%. Đồng thời cũng qua năm du lịch Thái Nguyên 2007, nhất là thông qua hoạt động du lịch về nguồn, hàng triệu lượt người đã được cập nhật thông tin, tăng thêm sự hiểu biết của mình về ATK Định Hoá. Từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến tốt về nhận thức của khách du lịch nói riêng, nhân dân cả nước nói chung về truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông.

Năm du lịch Quốc gia 2007 tổ chức tại Thái Nguyên đã thành công rực rỡ, đó là kết quả của sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng, Chính phủ và sự hỗ


trợ có hiệu quả của các Bộ, ngành Trung ương và của Tổng cục Du lịch. Là sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc tổ chức năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007 còn có những hạn chế cần rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau như: Cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ, chất lượng thấp. Hệ thống cơ sở vật chất chưa đáp ứng được cho các cuộc hội thảo đông người. Các hoạt động mở tour, tuyến lữ hành, văn hoá lễ hội, ẩm thực hay chất lượng phục vụ ăn, nghỉ… chưa thực sự làm hài lòng du khách. Năm 2007 khách du lịch đến với Thái Nguyên đông nhưng lượt khách lưu trú nhiều ngày chưa cao, do đó doanh thu về du lịch chưa tăng mạnh…

Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng trong thời kỳ 1995-2007, du lịch Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, di tích lịch sử và vị trí địa bàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật, mặc dù đã được đầu tư, tôn tạo để phục vụ cho kinh doanh du lịch nhưng chưa đồng bộ. Đến năm 2007 toàn tỉnh đã có trên 100 khách sạn, nhà nghỉ với gần 2000 phòng nhưng chỉ có 27% phòng cao cấp. Tuy vậy vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ khách trong những ngày nghỉ, ngày cuối tuần. Chất lượng các dịch vụ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách, nhất là khách có nhu cầu sinh hoạt cao, khách quốc tế… Thời gian lưu trú của khách rất hạn chế do chưa có những hình thức dịch vụ phụ trợ thu hút khách, thêm nữa lại ở vị trí khá thuận tiện về giao thông nên khách du lịch của Thái Nguyên thường đi về trong ngày là chủ yếu.

Tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch thiên nhiên chưa thực sự phong phú và đủ sức hấp dẫn đối với du khách bằng những địa phương khác, điểm nhấn về du lịch sinh thái của Thái Nguyên là Hồ Núi Cốc và hang Phượng Hoàng. Đây vừa là những điểm tham quan vừa là những điểm mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc. Mặc dù có ý nghĩa như vậy, nhưng hai điểm tham quan du lịch này vẫn chưa được đưa vào khai thác hợp lý với một chiến lược khoa học,


lâu dài. Khách đến với Thái Nguyên hôm nay có thể thấy, thành phố của thủ phủ khu tự trị Việt Bắc đã thay đổi, có nhiều công trình xây dựng mới… Khách có thể được giới thiệu Hồ Núi Cốc như một danh thắng của tỉnh nằm kề ngay trung tâm thành phố. Nhưng cảnh non nước mây trời ở đây nổi tiếng nhờ bài hát của nhạc sỹ Phó Đức Phương hơn là sự hấp dẫn của chính nó, bởi sự hoang sơ và rất nghèo nàn về dịch vụ. Đó là chưa kể tới hiện tượng phá hỏng cảnh quan môi trường thiên nhiên của Hồ Núi Cốc, "bê tông hóa" với một khối lượng lớn khiến cho du lịch hồ ngày càng mất dần vẻ hấp dẫn. Thêm vào đó là những loại phí du lịch chưa phù hợp với khả năng thanh toán của số đông du khách, khiến cho khách đến Núi Cốc bây giờ chủ yếu là người trong tỉnh với nhu cầu và mức chi phí thấp. Khách ngoại tỉnh rất hiếm và hầu như không có khách nước ngoài.

Bên cạnh đó là trường hợp khai thác đối với hang Phượng Hoàng. Đây không chỉ là điểm du lịch đơn thuần mà nó còn là một di tích lịch sử, nơi đội Cứu quốc quân II cùng với nhân dân địa phương anh dũng chống trả những trận càn quét của thực dân Pháp. Với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, non nước hữu tình cùng với ý nghĩa lịch sử to lớn, đáng lẽ, đây sẽ là một điểm tham quan thú vị của Thái Nguyên. Tuy nhiên, dường như ở một vị trí khá xa so với trung tâm, hơn nữa, trước kia giao thông đi lại khó khăn nên điểm du lịch này hầu như bị lãng quên. Chỉ đến năm 2003 hang Phượng Hoàng mới được đưa vào là một trong những điểm du lịch chính của tỉnh. Tuy vậy, do chưa có một phương hướng khai thác hợp lý, lại không có được sự đầu tư cần thiết về cơ sở vật chất, các loại hình dịch vụ phụ trợ cũng như một đội ngũ nhân viên du lịch chưa có trình độ chuyên môn, nên vấn đề khai thác du lịch đối với hang Phượng Hoàng vẫn chỉ là tự phát, chủ yếu do người địa phương thực hiện.

Kinh tế Thái Nguyên nhìn chung còn nghèo, cơ sở hạ tầng chung (đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, vấn đề xử lý rác thải...) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải


trí...) còn thiếu và yếu. Hơn nữa, các loại hình dịch vụ phụ trợ cho du lịch, các điểm vui chơi giải trí hầu như chưa có ở tất cả các điểm du lịch trên toàn tỉnh. Điều đó đã góp phần làm cho du khách không có hứng thú lưu trú dài ngày tại địa phương. Đó là một tổn thất lớn đối với ngành du lịch Thái Nguyên.

Trong giai đoạn 2001-2007, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung mọi cố gắng để xây dựng một số hạ tầng cơ sở như: Hệ thống đường giao thông, phương tiện giao thông mới, các di tích lịch sử văn hoá… Đặc biệt năm 2007 được chọn là năm du lịch Thái Nguyên, chính vì vậy mà cơ sở hạ tầng của các khu du lịch được đầu tư khá lớn và đồng bộ, tuy vậy cũng còn nhiều vấn đề từ trước mà ngành du lịch khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn.

Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 1.300 lao động trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó mới có khoảng 50% được đào tạo, số còn lại chủ yếu là vào làm rồi học tại chỗ theo yêu cầu của từng ngành nghề, thiếu bài bản. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Thái Nguyên như tình trạng chung của các địa phương cùng khu vực, chưa đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch còn yếu và thiếu, không có cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch ở cấp huyện, thành phố. Đa số nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch là người địa phương, số lao động được qua trường lớp đào tạo nghiệp vụ kinh doanh còn ít. Hơn nữa, những người này nhìn chung trình độ văn hóa thấp, làm việc mang tính thời vụ, không cố định nên chất lượng phục vụ khách rất hạn chế. Đây là một tồn tại lớn nhất của du lịch Thái Nguyên trong thời gian qua.

Thêm vào đó, hạn chế của du lịch Thái Nguyên trong thời kì 1995 - 2007 là chưa khai thác được những lợi thế về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch. Thái Nguyên chưa xây dựng được một mô hình làng văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái như các tỉnh bạn đã làm. Đây là một sự lãng phí lớn


bởi bản sắc văn hóa của các dân tộc Thái Nguyên rất phong phú và hấp dẫn với những đặc trưng văn hóa tộc người vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

Hình ảnh của du lịch Thái Nguyên đối với du khách, các hãng lữ hành chưa có sức hấp dẫn, Thái Nguyên chưa có được một điểm du lịch nào tạo được tiếng tăm ở tầm quốc gia. Có thể nói, điểm hấp dẫn nhất của du lịch Thái Nguyên là Hồ Núi Cốc, nhưng hiện nay, hình ảnh này đã trở nên mờ nhạt, không còn hấp dẫn đối với du khách, họ chỉ đến một lần cho biết chứ ít ai có mong muốn quay trở lại lần thứ hai.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hoạt động maketing, quảng bá về hình ảnh du lịch Thái Nguyên chưa thật hiệu quả, hơn nữa bản thân các điểm du lịch lại không mấy hấp dẫn nên khó có thể thu hút khách đến với Thái Nguyên. Thêm vào đó là ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ở những điểm du lịch, làm mất cảnh quan sinh thái chung. Nếu vẫn duy trì tình trạng như hiện nay, du lịch Thái Nguyên sẽ ngày càng mất đi vị thế của mình trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc cũng như mất khách một cách nhanh chóng.

3.2. MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN

3.5.1. Quan điểm phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch của Thái nguyên là vô cùng to lớn, gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tiềm năng du lịch của Thái Nguyên chỉ trở nên dồi dào khi nó “nối mạng” được với mối liên kết lịch sử giầu tính truyền thống với vùng Việt Bắc cả về sắc thái văn hoá và lịch sử đấu tranh cách mạng. Chính vì vậy, du lịch Thái Nguyên phải được phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với các địa phương lân cận như: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc. Quan điểm này cần phải được thống nhất trong mọi sự chỉ đạo, định hướng và cần được thể hiện rõ trong những công việc cụ thể. Đó là vấn đề kết hợp trong khai thác tuyến du lịch sinh thái Thái Nguyên - Bắc Kạn, trong việc làm hấp dẫn và phong phú hơn hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024