Thuyên (Bắc Ninh). Trong thời kì chống Mỹ, đình là trụ sở của sư đoàn 304… Đình Xuân La được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ nhất với 5 gian 2 chái, 4 mái lá, các góc mái được làm đao cong. Thượng cung đình Xuân La nằm ở gian giữa của đình, thờ thành hoàng làng Dương Tự Minh, trên có cửa võng sơn son thiếp vàng. Dưới cửa võng có bức đại tự đề “Thánh cung vạn tuế”, bên tả và bên hữu là 2 con hạc đứng trên lưng rùa, tượng trưng cho sức mạnh và chiến thắng.
Chùa Xuân La nối với đình bởi một sân rộng. Chùa có 2 nhà Tiền tế và Hậu cung, kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở chùa đơn giản hơn. Hậu Cung là nơi thờ Phật, bên trong đặt các tượng Tam thế, Adiđà, Ngọc Hoàng, Thích Ca…
Đình, chùa Xuân La tạo nên một quần thể di tích văn hoá tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân trong vùng. Đình Xuân La đến nay còn lưu giữ được nhiều di vật quý thuộc nhiều loại hình và niên đại khác nhau như cuốn thần phả “Bản thôn thần hoàng làng sự tích” bằng chữ Hán Nôm, ba đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn, bức tượng sơn mài tạc chân dung Đức Thánh… Đình Xuân La hàng năm vẫn tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền như ngày 6 tháng Giêng âm lịch tổ chức “Lễ kỳ phúc đầu xuân” cầu phúc, cầu tài, cầu cho mùa màng bội thu. Ngày hội lớn nhất hàng năm được tổ chức vào 10/10 âm lịch sau khi đã thu hoạch mùa màng xong. Nghi thức tế lễ được tổ chức vào mỗi buổi sáng ở đình, sau đó là lễ rước kiệu từ nghè chính thờ Diên Bình công chúa về đình. Sau lễ rước kiệu là các trò chơi và sinh hoạt văn hoá với nhiều ý nghĩa khác nhau diễn ra ở sân đình và cổng đình.
Chùa Ha, Nhã Lộng: Chùa Ha còn có tên chữ là Bà Ha Tự thuộc xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình. Chùa tọa lạc trên một quả đồi có địa thế đẹp, thoáng mát, bao quanh chùa là rừng nguyên sinh tạo cho chùa khung cảnh luôn tĩnh mịch, thanh bạch và cổ kính. Chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Công với 7 gian tiền đường và 4 gian thượng điện, có khu nhà thờ tổ nằm gọn trong khuôn viên khép kín. Chùa còn lưu giữ được 40 pho tượng cổ đường bệ, uy
nghi. Chất liệu bằng gỗ và đất phủ sơn son thiếp vàng. Sáu bộ câu đối ca ngợi cổ tích danh lam Bà Ha Tự. Bức hoành phi, cửa võng, bài biểu, các bộ đối cổ Hán Nôm khẳng định từ xưa chùa Ha có tiếng là danh lam.
Cách chùa Ha 300m về phía Tây là đình Lộng, đình thờ thành hoàng làng Tam Ty quá giang và Cao Sơn Quý Minh. Tại Hậu cung đình Lộng còn lưu giữ được nhiều di vât quý hiếm như: Bia đá, sắc phong, hoành phi, câu đối, ngai, kiệu… Các pho tượng trong chùa, bức hoành phi, cột đá được đẽo, gọt, đục, chạm khắc tinh xảo đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.
Chùa Úc Kỳ, xã Úc Kỳ là một di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê khá cầu kì và độc đáo. Chùa có tên chữ là Phúc Linh Tự, chùa nằm giữa làng Úc Kì, xã Úc Kì. Chùa Úc Kì là nơi thờ Phật và thờ Mẫu, là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân. Chùa Úc Kì vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc nghệ thuật xây dựng vào thế kỉ XVIII. Trong chùa có treo một quả chuông nặng khoảng 100kg, ngoài ra chùa còn có 20 pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng, đường bệ, uy nghi.
Đình Úc Kì nằm liền kề chùa 5 gian, lưu giữ một số hoành phi cổ chữ Hán
- Nôm “San tán hoá dục” một cửa võng chạm khắc “Lưỡng long chầu nguyệt”, hai cuốn the cỡ lớn bằng gỗ. Trong hậu cung đình còn 7 sắc phong của các vua triều Nguyễn cho đình. Hậu cung là nơi thờ Thành Hoàng làng được trang trí cầu kì hình tứ linh, tứ quy. Chùa Úc Kì nằm ở vị trí không gian thoáng mát, đường đi lại dễ dàng. Vào các dịp rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và tháng Chạp, nhân dân quanh vùng thường đến tế lễ, cầu cho mùa màng tốt tươi dân làng ấm no, hạnh phúc.
Đình, chùa, đền là nơi sinh hoạt tinh thần, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh lâu đời của nhân dân Thái Nguyên, nó có sức hấp dẫn lôi cuốn rất lớn đối với các tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong và ngoài vùng trong nhiều thế kỉ. Ngày nay việc đến đền, đình, chùa để
thắp hương cầu thần phù hộ, để tế lễ trong mỗi dịp lễ hội… là một việc làm không nhỏ trong mỗi gia đình Việt Nam nói chung, các gia đình ở Thái Nguyên nói riêng, vì họ coi những nơi này là niềm an ủi, là gốc của giá trị đạo đức, là sự nâng đỡ về mọi mặt để gia đình, làng xóm được yên bình, thịnh vượng… Nếu biết khai thác nhu cầu này của người dân, loại hình du lịch lễ hội - tâm linh của Phú Bình, Phổ Yên sẽ đem lại nguồn lợi không nhỏ cho ngân sách tỉnh nhà và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.
Tiểu kết chương 2
Là địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng với nhiều di tích lịch sử gắn với cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc. Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và độc đáo của văn hoá địa phương, vì vậy kho tàng văn hoá của Thái Nguyên khá phong phú, được lưu giữ như một thứ tài sản vô giá, từ kiến trúc nhà cửa, nề nếp trang phục, sinh hoạt cho đến tập quán sản xuất, quan hệ cộng đồng…
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Thái Nguyên một tiềm năng du lịch đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hệ sinh thái động, thực vật của Thái Nguyên phong phú, cảnh quan thiên nhiên núi, rừng, sông, hồ, hang động… rất kỳ thú và hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng như: Hồ Núi Cốc của Đại Từ, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà của Võ Nhai, thác Khuôn Tát 7 tầng của Định Hoá… Tất cả đều là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt là quần thể di tích ATK của Định Hoá - Trung tâm lãnh đạo của cuộc kháng chiến “ba ngàn ngày không nghỉ” chống thực dân Pháp của dân tộc, nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ở và làm việc từ năm 1946 đến năm 1954. Những tên làng, tên núi, tên suối… của ATK Định Hoá đã đi vào lịch sử như: Đèo De, núi Hồng, Tỉn Keo, Khau Tý… Bên cạnh đó Thái Nguyên
còn là một trong số rất ít tỉnh có đầy đủ các di tích từ thời tiền cổ tới thời hiện đại. Các di tích kiến trúc nghệ thuật như chùa, đình, đền… với những nét chạm khắc tinh xảo, lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng, vẫn còn tồn tại ở các địa phương trong toàn tỉnh như đình Phương Độ, đình Hộ Lệnh, Chùa Ha…
Do sự đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch như vậy, Thái Nguyên đang có vị trí là vành đai du lịch của Hà Nội và là trung điểm nối du khách từ Trung Quốc về Hà Nội, các tỉnh đồng bằng và ngược lại. Với một bề dày về lịch sử, văn hoá, hệ thống di tích tỉnh Thái Nguyên là bộ phận quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam, địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục lịch sử, văn hoá, truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
CHƯƠNG 3.
MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN
3.1. THỰC TRẠNG
Trước đây, do đặc thù ngành du lịch Thái Nguyên còn rất non trẻ, mới được hình thành và hoạt động chưa lâu, với đặc trưng hoạt động chủ yếu là kinh doanh nhà trọ và ăn uống thuần tuý nên hoạt động kinh doanh du lịch Thái Nguyên chưa rõ nét, không thể hiện được đầy đủ tính chất của kinh doanh du lịch trong các khâu: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn du lịch, kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh thông tin du lịch. Trong đó kinh doanh lữ hành là đặc trưng của hoạt động du lịch thì lại chưa làm được (còn các hoạt động khác chỉ là một công đoạn của kinh doanh du lịch).
Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986), đời sống nhân dân nước ta nói chung, đời sống nhân dân Thái Nguyên nói riêng không ngừng được cải thiện, nhu cầu tham quan du lịch của con người ngày càng tăng. Đặc biệt từ sau 1993, ngành du lịch Thái Nguyên được tỉnh quan tâm, cho một số đơn vị được xây dựng thêm các cơ sở mới, nâng cấp cải tạo cơ sở cũ của doanh nghiệp quốc doanh như: Xây dựng cơ sở vật chất ở phía Nam hồ Núi Cốc, xây dựng khách sạn Sông Cầu, sửa chữa nâng cấp khách sạn Thái Nguyên, khách sạn Bông Sen, khách sạn Hoa Hồng,… Bên cạnh đó, tỉnh cho xây dựng mở rộng nhà nghỉ công đoàn Hồ Núi Cốc, xây dựng thêm một số phòng nghỉ, giường nghỉ, tăng cường thêm các cơ sở vật chất khác nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách. Tuy nhiên, du lịch Thái Nguyên trước năm 1995 mới chỉ ở chặng đường xuất phát, đi sau sự phát triển của Ngành Du lịch Việt Nam từ 15 đến 20 năm, số lượng phòng, giường quá ít ỏi, số lượng khách lưu trú, số lượng ngày lưu trú không đáng kể, doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Thái
Nguyên chưa đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh nhà. Tiềm năng du lịch Thái Nguyên phong phú, nhưng khai thác chưa hiệu quả, hoạt động của ngành du lịch Thái Nguyên chưa thể hiện đúng tính chất là hoạt động du lịch với đặc trưng cơ bản của nó, tốc độ phát triển chậm, hiệu quả kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của Thái Nguyên. Các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch còn thiếu và yếu, chưa có chương trình du lịch cơ bản, kinh doanh vận chuyển hành khách đã có nhưng chưa mạnh, các tour, tuyến du lịch còn chắp vá. Công tác tuyên truyền, thông tin, quảng bá, tiếp thị chưa tốt, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu và yếu không đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của du lịch.
Sau 1995, trên tinh thần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ngành du lịch Thái Nguyên đã xác định đầu tư cho du lịch là đầu tư cho hiện tại và tương lai, tạo nguồn tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, đầu tư, phát triển du lịch còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, mở rộng giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài, nối điểm du lịch giữa các miền của đất nước nhằm đưa Thái Nguyên hoà nhập với du lịch trong nước và Quốc tế.
Đến 1995, nền kinh tế của Thái Nguyên chủ yếu vẫn là nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng chậm, các ngành kĩ thuật then chốt chưa phát triển, trong khi đó ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế. Nếu du lịch phát triển, khai thác tốt tiềm năng sẵn có, sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách, hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế.
Do được sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo của Tổng cục Du lịch, của tỉnh, ngành du lịch Thái Nguyên từ 1995 đến năm 2000 bắt đầu có sự chuyển biến. Tổ chức quản lí nhà nước về du lịch dần được củng cố, tích luỹ được một số
kinh nghiệm quý cho hoạt động kinh doanh du lịch. Một số khách sạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trung tâm thành phố đã được xây dựng, và bước đầu đi vào hoạt động như: Khách sạn Dạ Hương, khách sạn Bến Thành, khách sạn Hương Giang…
So với năm 1996, năm 2000, doanh thu dịch vụ cho thuê phòng tăng 39%, đặc biệt, việc vận chuyển khách tăng 69%, điều đó chứng tỏ lượng khách du lịch đến với Thái Nguyên ngày càng tăng, nhưng chủ yếu là đi về trong ngày nên doanh thu về bán hàng hoá, hàng ăn uống không tăng mạnh, thậm chí còn bị giảm sút so với năm 1996, nhất là kinh doanh lữ hành (hoạt động đặc trưng của du lịch) vẫn không có. Điều đó gây tổn thất lớn cho du lịch tỉnh nhà. (Bảng 3.1)
Bảng 3.1. Doanh thu du lịch trên địa bàn
Đơn vị tính: Triệu đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | |
Tổng số Trong đó: - Thuê phòng - Lữ hành - Vận chuyển khách - Thu khác | 2.807 | 3.105 | 4.018 | 4.351 | 5.325 |
2.221 | 2.551 | 2.897 | 3.141 | 3.602 | |
- | - | - | - | - | |
418 | 396 | 423 | 655 | 1.329 | |
168 | 158 | 698 | 555 | 394 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 5
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 6
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 7
- Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Và Công Suất Sử Dụng Buồng, Phòng Của Du Lịch Thái Nguyên
- Xây Dựng Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng
- Chiến Lược Quảng Bá Hình Ảnh Du Lịch Thái Nguyên
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
[Nguồn: 20]
Từ năm 2001 đến năm 2006, ngành Thương mại và Du lịch Thái Nguyên đã tích cực, chủ động thực hiện nghị quyết số 45/CP của Chính phủ, nghị quyết XVI của Đảng bộ tỉnh về công tác đổi mới và phát triển ngành Du lịch, đã tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Nguyên đến năm 2010… Góp phần thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển.
Đến năm 2006, mặc dù ngành du lịch Thái Nguyên còn nhiều khó khăn, nhưng đã đón số lượng lớn khách đến tham quan du lịch (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Tình hình khách du lịch đến Thái Nguyên qua các năm
Đơn vị tính: Lượt người
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng số khách | 161.193 | 232.500 | 310.000 | 376.000 | 510.000 | 674.340 |
Khách nội địa | 160.171 | 321.828 | 306.260 | 371.500 | 500.000 | 659.430 |
Khách quốc tế | 476 | 672 | 3.710 | 4.500 | 10.000 | 15.000 |
[Nguồn: 23]
Số lượng các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động du lịch ngày một tăng, nhiều đơn vị, cá nhân khẳng định được sự tồn tại và phát triển trong lĩnh vực này.
Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 2007 đó là Thái Nguyên tổ chức thành công năm du lịch Quốc gia về Thủ đô Gió Ngàn - Chiến khu Việt Bắc.
Căn cứ báo cáo số 231/BC-VPTW ngày 17/8/2005 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả chuyến viếng thăm, làm việc tại Thái Nguyên của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, và công văn số 2368/VPCP-KTTH ngày 04/05/2006 của Văn phòng Chính phủ về tổ chức năm du lịch Thái Nguyên năm 2007, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (Nay là Sở Văn Hoá Thể Thao và Du lịch ) đã lập đề án chi tiết “Tổ chức năm du lịch Thái Nguyên năm 2007” (kèm theo công văn số 19/TTr - UBND ngày 13/4/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên).
Để thực hiện đề án, ngay từ đầu năm 2006, ngành Thương mại Du lịch Thái Nguyên đã tập trung xây dựng chương trình công tác năm, nhằm chỉ đạo sát sao, tích cực công tác Thương mại Du lịch cho các thành phần kinh tế trong