sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ hai với tiêu chí “Đa dạng sinh học”. Cùng với các giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa sinh thái.
2.2.2. Tình hình khai thác tài nguyên vào phát triển du lịch văn hóa sinh thái
* Về khai thác tài nguyên hang động
Như đã đánh giá ở trên, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch VHST. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tại VQG phong Nha - Kẻ Bàng chỉ mới đầu tư khai thác du lịch hang động, trong tổng số gần 50 hang động đã phát hiện và khảo sát, mới chỉ đầu tư đưa vào khai thác du lịch hai hang động đó là động Phong Nha (đưa vào khai thác năm 1995) và động Tiên Sơn (nằm ngay trên động Phong Nha, cách 120m, đưa vào khai thác năm 2001). Từ khi đưa vào khai thác đến nay, điểm du lịch này đã trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Quảng Bình, có sức thu hút mạnh đối với du khách trong nước cũng như nước ngoài.
Động Phong Nha, động Tiên Sơn là hai hang động có vẽ đẹp nỗi tiếng không chỉ trong nước mà còn có sức hút mạnh đối với khách nước ngoài của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Động Phong Nha được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 cái nhất: Hang có con sông ngầm đẹp nhất; có cửa hang cao và rộng nhất; có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; có hồ nước ngầm đẹp nhất; có hang khô rộng và đẹp nhất; là hang nước dài nhất và đặc biệt có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, động Phong Nha là nơi dấu Phà, Ca nô vào ban ngày để ban đêm phục vụ vận chuyển sức người sức của từ hậu phương lớn Miền Bắc qua Bến Phà Nguyễn Văn Trổi, Bến Phà Xuân Sơn để theo đường 20 Quyết thắng vượt Trường Sơn vào chi viện cho Miền Nam. Như vậy, đến với động Phong Nha hôm nay, quý khách không những được chiêm ngưỡng vẽ đẹp của hang động mà còn được trở về với một di tích lịch sử trên hệ thống đường Trường Sơn huyền thoại.
Đến với điểm du lịch này, sau khi mua vé tham quan, vé thuyền du khách
được bố trí lên thuyền ngược dòng Sông Son 5km, khoảng 30 phút trên thuyền du
khách sẽ đến với động Phong Nha. Từ đây thuyền sẽ từ từ đưa du khách đi sâu vào thăm động Bi Kí (600m), chiêm ngưỡng cảnh quan thạch nhũ muôn hình muôn vẽ, ở hang động này hiện vẫn còn những dấu tích khảo cổ học vô cùng quan trọng, các dấu tích còn lại cho thấy đây có thể là một thánh đường của người Chăm từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI.
Tiếp theo chuyến hành trình du khách theo thuyền đi ngược ra phía cửa động, (cách cửa động 150m) ghé tham quan Hang Tiên, Hang Cung Đình, nơi đây quý khách tha hồ chiêm ngưỡng và choáng ngợp trước hàng trăm khối nhũ đá, vú đá kỳ vĩ va tráng lệ.
Sau chuyến du thuyền tham quan động Phong Nha, quý khách nghỉ ngơi giải khát tại Khu Nhà chờ trước cửa động rồi tiếp tục bách bộ 400 bậc thang lên thăm động Tiên Sơn, ở đây du khách một lần nữa được lạc mình vào chốn Tiên Cung, thả sức mục kính chiêm ngưỡng vẽ đẹp thần tiên trong lòng núi đá.
Sau 3 đến 4 giờ đồng hồ, du khách sẽ có một chuyến tham quan vui vẽ, lý thú và mãn nguyện.
* Về khai thác tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa lịch sử
Với nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng sinh học phong phú như Thung lũng Sinh Tồn, Thung lũng Đòong, Rừng Gáo, Thác gió, Hồ Bồng lai Tiên Cảnh, đỉnh núi Ubò, Rừng Bách xanh vv… nhưng đến nay chưa có tài nguyên nào được đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
Riêng tại điểm Du lịch sinh thái Suối nước Mọoc (diện tích khoảng 36 ha). Do chưa có quy hoạch nên năm 2008, dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã hỗ trợ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 700 triệu đồng để bước đầu xây dựng một số hạng mục như: Hệ thống đường đi bộ trong rừng, cầu vượt suối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận với cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học ở khu vực này. Đầu tháng 1 năm 2009, Trung tâm Du lịch VHST đã đưa điểm du lịch này vào phục vụ khách tham quan, nhưng do sự đầu tư tại điểm du lịch này chưa tương xứng với yêu cầu của một điểm du lịch, các dịch vụ bổ trợ chưa có, giá vé tham quan quá cao (50.000đ/vé) nên chưa thu hút du khách.
Đối với các giá trị văn hóa và lịch sử, hiện nay chỉ mới đầu tư xây dựng Khu đón tiếp và phục vụ khách tham quan, dâng hương tại Đền tưởng niệm TNXP chống Mỹ cứu nước (hang Tám Cô km 16 đường 20 Quyết thắng). Tuy nhiên, tại điểm du lịch này việc tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách còn rất sơ khai. Trung tâm Du lịch VHST bố trí một tổ gồm 5 cán bộ trực để giới thiệu và hướng dẫn khách dâng hương. Các dịch vụ bổ trợ khác chưa được đầu tư, có thể nói điểm du lịch văn hóa này chưa hoàn thiện.
Tóm lại: Tiềm năng phát triển du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là rất lớn nhưng việc đầu tư để đưa các tiềm năng này vào phát triển du lịch VHST còn quá ít. Hiện chỉ có điểm du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và tổ chức việc đón tiếp, phục vụ khách tham quan khá tốt. Điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP chống Mỹ cứu nước và điểm du lịch sinh thái suối nước ngọt đã đưa vào phục vụ khách tham quan nhưng còn rất nhiều khiếm khuyết, sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện; một số địa điểm khác đang trong quá trình xúc tiến, quảng bá để kêu gọi đầu tư.
2.3. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI
2.3.1.Công tác quy hoạch phát triển du lịch văn hóa sinh thái
Ngay sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới (7/2003), có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến đây khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác phát triển du lịch. Nhằm có công cụ quản lý, định hướng và xúc tiến đầu tư khai thác các giá trị tiềm năng phát triển du lịch VHST, Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình tiến hành mời tư vấn khảo sát, đánh giá lập quy hoạch tổng thể “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”, trong đó có phần quy hoạch phát triển du lịch VHST bền vững.
Cuối năm 2005, nhiệm vụ thiết kế quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng” đã được UBND tỉnh phê duyệt và đưa lên Website mời gọi các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước tham gia thi tuyển. Đã có một số công ty tư vấn trong và ngoài nước đến tìm hiểu để tham gia thiết kế quy hoạch như: Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Nikken - Nhật Bản, Công ty
tư vấn thiết kế xây dựng Hồ Thiệu Trị - Hà Nội. Sau khi tìm hiểu nhiệm vụ thiết kế quy hoạch và làm việc với các ban ngành chức năng của tỉnh, các đơn vị tư vấn này vẫn chưa đi đến thống nhất để ký kết hợp đồng triển khai thiết kế quy hoạch. Vì thế, hiện nay quy hoạch tổng thể “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng” vẫn chưa có.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ này, nhưng theo nhận định của các chuyên gia và quan sát của tác giả là do các nguyên nhân sau:
- Quy hoạch tổng thể VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một quy hoạch gồm có 3 phần: Quy hoạch bảo tồn các giá trị địa mạo địa chất, đa dạng sinh học; Quy hoạch phát triển du lịch VHST bền vững và Quy hoạch xây dựng (xây dựng hạ tầng kỹ thuật phát triển các dịch vụ bổ trợ ở các xã vùng đệm). Do các đơn vị tư vấn trên chỉ đáp ứng được lĩnh vực quy hoạch xây dựng nên không thể đảm nhận triển khai một bản quy hoạch tổng hợp cả ba lĩnh vực.
- Việc xác định trách nhiệm và giao cơ quan chủ trì triển khai công tác lập quy hoạch trong thời gian qua không nhất quán, năm 2004 UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng chủ trì; năm 2005 chuyển giao cho Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chủ trì; năm 2006 đề nghị Chính phủ giao cho Tổng Cục Du lịch. Mặt khác, các đơn vị được giao nhiệm vụ chưa quan tâm đúng mức trong việc xúc tiến tìm kiếm đối tác tư vấn thiết kế quy hoạch nên tiến độ triển khai bị đình trệ.
Để giải quyết khó khăn cho tỉnh Quảng Bình, ngày 27/3/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với tỉnh Quảng Bình và các bộ ngành liên quan, tổ chức thi tuyển, tìm kiếm đối tác tư vấn giúp Quảng Bình thiết kế quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”. Kinh phí triển khai lấy từ nguồn ngân sách trung ương. Như vậy, đến thời điểm này công tác lập quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ” quay về điểm xuất phát ban đầu.
2.3.2. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của Nhà nước
* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung
Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, khu vực Trung tâm Phong Nha đã được tỉnh Quảng Bình đầu tư hàng trăm tỷ
đồng để xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng.
Hệ thống giao thông nội vùng đã được đầu tư nâng cấp đáng kể, đường 20 Quyết thắng đoạn từ km0 đến Hang Tám Cô đã được nâng cấp, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy theo chiều dọc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được Nhà nước đầu tư hoàn thành từ năm 2003 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng thời tạo điều kiện tốt để du khách và các nhà đầu tư tiếp cận với các tiềm năng du lịch.
Đoạn đường nối nhánh Đông đường HCM đến Trung tâm Phong Nha cũng đã được cải tạo, nâng cấp rộng rãi, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phương tiện vận chuyển khách du lịch đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hệ thống điện lưới Quốc gia; các mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobilphone, Viettel; mạng Internet, Trạm y tế, Bãi thu gom rác thải cũng đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng khu vực Trung tâm Phong Nha phát triển khá nhanh, từ một vùng quê miền núi nghèo về mọi mặt nhưng hiện nay bộ mặt xã Sơn Trạch đã bắt đầu hình thành dáng dấp của một thị trấn du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại đây cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tại Trung tâm Phong Nha vẫn còn rất nhiều hạn chế; hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải chưa có; các phòng thí nghiệm, trạm quan trắc môi trường, công trình phúc lợi tập thể và hạ tầng xã hội khác như: Trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách tham quan ở lại qua đêm chưa được đầu tư xây dựng. Hệ thống điện lưới Quốc gia, thông tin viễn thông tại các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch VHST bên trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và dọc 2 tuyến đường HCM nhánh Tây, đường 20 Quyết thắng chưa được xây dựng, nên chưa hỗ trợ tốt cho cho công tác quản lý bảo vệ VQG. Đồng thời, cũng chưa tạo sức thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách tham quan tại các điểm du
lịch văn hóa sinh thái
Khu Trung tâm đón khách tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn được xây dựng từ năm 1995, qua một thời gian sử dụng cơ sở vật chất ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, khách tham quan tăng nhanh, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng (tranh thủ thêm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương - qua Tổng cục Du lịch) để xây mới, cải tạo và nâng cấp tất cả các hạng mục Bãi đỗ xe, Bến thuyền, Nhà đón tiếp thuyết minh, Nhà nghỉ chân của du khách. Hệ thống các nhà vệ sinh, Hệ thống điện chiếu sáng và đường đi lại trong các hang động cũng được cải tạo sửa chữa.
Khu đón tiếp và phục vụ khách tham quan, dâng hương tại điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP km 16 đường 20 đã được đầu tư xây dựng các hạng mục: Nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe, nhà trực bảo vệ, nhà vệ sinh.
Các Trạm kiểm lâm tại ba Cổng VQG như: Trạm kiểm lâm km6 đường 20 Quyết thắng, Trạm kiểm lâm Trộ Mơợng và Trạm kiểm lâm Ubò đã được xây dựng, vừa là nơi làm việc của lực lượng kiểm lâm vừa kết hợp làm nơi đón tiếp, giới thiệu phục vụ khách du lịch VHST trong những năm tới.
Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch VHST từ năm 2003 đến 2008 là 56 tỷ 923 triệu đồng, trong đó Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng làm chủ đầu tư 41 tỷ 635 triệu đồng, Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch) làm chủ đầu tư 25 tỷ 234 triệu đồng.
Bảng 3 Tình hình đầu tư vốn của Nhà nước 2003-2008
Tính theo từng năm
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |||
1.Số tiền | triệu đồng | 4.511 | 10.426 | 6.822 | 7.762 | 9.264 | 18.138 | 9.487 |
2.TĐPT liên hoàn | % | - | 231,1 | 65,4 | 113,8 | 119,4 | 195,8 | - |
3.TĐPT định gốc | % | 100,0 | 231,1 | 151,2 | 172,1 | 205,4 | 402,1 | - |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | - | - | - | - | - | - | 132,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Trong Các Vườn
- Lịch Sử Phát Triển Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Lịch Sử Phát Triển Du Lịch Của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tình Hình Đầu Tư Vốn Của Các Doanh Nghiệp Từ 2004-2008
- Kết Quả Doanh Thu Và Nộp Ngân Sách Của Các Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Từ 2003-2008
- Đánh Giá Của Du Khách Về Chất Lượng Các Dịch Vụ, Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Hiện Nay
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Nguồn: Ban quản lý VQGPN-KB và Sở VH-TT-DL, 2008
Kết quả Bảng 5 cho thấy, thời gian qua tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tốc độ tăng vốn đầu tư cao, năm 2004 tăng 131,1%, năm 2008 tăng 95,8%. So với năm 2003 thì vốn đầu tư năm 2008 tăng 302,1%. Tuy nhiên, có năm vốn đầu tư giảm (năm 2005 giảm 34,6%), bình quân cả giai đoạn 2003 đến 2008 vốn đầu tư tăng 32,1%.
Mặc dù tốc độ tăng vốn đầu tư cao nhưng giá trị tuyết đối của nguồn vốn đầu tư còn quá ít nên cơ sở vật chất hiện nay vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do quá trình đầu tư xây dựng thiếu thiết kế quy hoạch tổng thể nên kiến trúc xây dựng của các công trình chưa đẹp, thiếu sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, việc nâng cấp sửa chữa chắp vá nên thiếu đồng bộ trong quá trình vận hành, sử dụng.
2.3.3. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của các doanh nghiệp
* Tình hình xúc tiến đầu tư
Cùng với việc ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khai thác tài nguyên du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thời gian qua tỉnh Quảng Bình đã quan tâm triển khai công tác xúc tiến đầu tư thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp. Nhiều cuộc xúc tiến đầu tư đã được UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại thành phố Hà Nội, thành Phố HCM và một số nước trong khu vực (Hàn quốc, Singapore), do quy hoạch chưa có nên nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Quảng Bình đã đưa ra giải pháp tình thế bằng cách cho các doanh nghiệp được lựa chọn các địa điểm có tài nguyên khai thác du lịch, tiến hành lập quy hoạch chi tiết các điểm này trình UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt để triển khai dự án đầu tư. Từ 2003 đến nay, giải pháp này đã thu hút được 4 doanh nghiệp đăng ký 5 dự án đầu tư phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (xem Bảng 4).
Bảng 4 Tình hình đăng ký dự án đầu tư phát triển du lịch từ 2003-2008
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Số dự án đăng ký đầu tư | 2 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 |
Nguồn: BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 2008
Trong đó:
- Năm 2003: Dự án Khu nghỉ mát và giải trí Phong Nha của Công ty TNHH CIVIDEC (Hà Nội) và Dự án Khu du lịch sinh thái Phong Nha Resort của Công ty TNHH Minh Tân (Đồng Nai).
- Năm 2006: Dự án Khu du lịch sinh thái Hang động Thiên đường của Công ty
TNHH CIVIDEC (Hà Nội).
- Năm 2007: Dự án Khu du lịch Thung lũng Di sản Phong Nha của Công ty TNHH Đông Dương (Hà Nội).
- Năm 2008: Dự án Khu du lịch sinh thái Suối nước Mọoc của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đại Cát (Đồng Hới-Quảng Bình).
* Tình hình triển khai thủ tục đầu tư của các dự án
- Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Phong Nha Resort của Công ty TNHH Minh Tân được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép đầu tư năm 2003 nhưng đến nay vẫn không triển khai, vừa qua UBND tỉnh Quảng Bình đã thu hồi giấy phép đầu tư của công ty này.
- Dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ mát và giải trí Phong Nha của Công ty TNHH Phát triển Văn minh đô thị (CIVIDEC - Hà Nội) được cấp phép đầu tư năm 2003 (Tổng mức đầu tư đăng ký của dư án là 152 tỷ đồng), đồng thời đã được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 4134/QĐ-UB ngày 28/11/2003, nhưng đến năm 2005 Công ty mới hoàn thành công tác đền bù san lấp mặt bằng và triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong khu du lịch. Đến tại thời điểm này Công ty đang dừng triển khai dự án do chưa huy động được nguồn vốn.
- Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái hang động Thiên Đường (của Công ty CIVIDEC) được chấp nhận chủ trương đầu tư từ năm 2006, hiện nay đang trong giai đoạn khảo sát địa hình lập quy hoạch.
- Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Thung lũng Di sản Phong Nha của Công ty TNHH Đông Dương (Hà Nội) được cấp phép đầu tư năm 2007 (Tổng mức đầu tư đăng ký của dự án là 128 tỷ đồng), đồng thời đã được UBND tỉnh Quảng