Một Số Hạn Chế Trong Công Tác Thanh Tra, Giám Sát Hệ Thống Nhtm Việt Nam Hiện Nay


Ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị: thường có 3-5 thành viên giúp việc. Trưởng ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát Hội đồng quản trị là tổ chức cao nhất có chức năng thanh tra kiểm soát mọi hoạt động trong một NHTM. Thông qua các báo cáo từ ban điều hành, báo cáo từ các phòng ban chức năng, ban kiểm soát có nhiệm vụ kịp thời phát hiện và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với các trường hợp/dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của NHTM hoặc các trường hợp/dấu hiệu gây rủi ro tổn thất cho NHTM. Ngoài ra, ban kiểm soát còn có nhiệm vụ tham gia chỉnh sửa kịp thời các văn bản chế độ do NHTM ban hành nhằm đảm bảo các văn bản quy định đó vừa tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật vừa bảo đảm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động của NHTM.

Phòng/Ban kiểm tra nội bộ trực thuộc ban điều hành: Trong bộ máy điều hành của tất cả các NHTM hiện nay đều có một phòng hoặc ban kiểm tra nội bộ với số lượng nhân viên tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng ngân hàng. Ban kiểm tra nội bộ có chức năng chính là kiểm tra và phát hiện các trường hợp/dấu hiệu không tuân thủ các quy định của pháp luật và của NHTM hoặc các trường hợp/dấu hiệu gây rủi ro tổn thất cho ngân hàng. Phòng/Ban kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng thông qua hệ thống báo cáo từ các bộ phận, cơ sở chi nhánh trong hệ thống và kiểm tra trực tiếp tại chỗ. Định kỳ, Phòng/Ban kiểm tra nội bộ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp Tổng giám đốc về kết quả thanh tra giám sát mà phòng/Ban đã thực hiện trong kỳ.

Phòng/Bộ phận kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh: Thông thường, tại các chi nhánh trực thuộc ngân hàng có thành lập một Phòng/Bộ phận kiểm tra nội bộ. Phòng kiểm tra nội bộ tại từng chi nhánh chịu trách nhiệm vừa báo cáo trực tiếp Phòng/Ban kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính (theo ngành dọc) vừa chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp Giám đốc chi nhánh (theo ngành ngang). Thông qua việc giám sát trực tiếp và thường xuyên mọi hoạt động của chi nhánh, Phòng/Bộ phận kiểm tra nội bộ tại chi nhánh có nhiệm vụ phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp/dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng như gây ra tổn thất/rủi ro cho ngân hàng.


Với việc xây dựng hệ thống thanh tra giám sát như trên, các NHTM đã gia tăng hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay, các NHTM vẫn chưa ban hành văn bản quy định nào hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm tra giám sát trong nội bộ NHTM một cách thống nhất do NHNN Việt Nam vẫn chưa có một văn bản quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cũng như trình tự thực hiện của công tác thanh tra, giám sát tại các NHTM. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng công tác thanh tra, giám sát tại các NHTM hiện nay.

(ii). Các quy định hiện hành đối với công tác kiểm tra, kiểm soát tại các NHTM Việt Nam

Cho đến nay, NHNN Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cũng như trình tự thực hiện của công tác thanh tra giám sát tại các NHTM.

Tương tự, các NHTM Việt Nam cũng chưa ban hành văn bản quy định hoặc hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm tra kiểm soát trong nội bộ NHTM. Điều này gây ra những hạn chế nhất định đến chất lượng công tác thanh tra, giám sát NHTM hiện nay.

2.2.2.3. Một số hạn chế trong công tác thanh tra, giám sát hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.

Thứ nhất, việc thanh tra giám sát trong khối ngân hàng hiện được tiến hành khá độc lập, không có sự chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát khác như cơ quan giám sát của các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ tiết kiệm,… hoặc chưa có sự phối hợp với cơ quan giám sát của các ngân hàng mẹ ở nước ngoài có chi nhánh ngân hàng con tại Việt Nam. Vì vậy, có những hạn chế nhất định trong việc thu thập thông tin cũng như xây dựng các giả thuyết để phân tích đánh giá sự việc.

Thứ hai, mối quan hệ thường xuyên gắn bó giữa các Thanh tra viên với lãnh đạo các NHTM dường như còn ít và không thường xuyên, vì vậy, hạn chế khả năng thu thập thông tin, tính thời sự của thông tin không được cập nhật.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 16


Thứ ba, công tác thanh tra giám sát ngân hàng mới chủ yêu tập trung trong mảng hoạt động ngân hàng, chưa thực hiện giám sát trên cơ sở hoạt động hợp nhất của các loại hình hoạt động khác như thuê mua, hoạt động chứng khoán, Quỹ đầu tư,…

Thứ tư, công tác thanh tra, giám sát mới dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm hoặc không tuân thủ trong hoạt động chung của một ngân hàng, chưa đi sâu đánh giá tính phù hợp và thích hợp của các cá nhân, lãnh đạo ngân hàng.

Thứ năm, chưa có đánh giá chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh của các NHTM; chưa sử dụng kiểm toán độc lập để kiểm tra lại các thông tin thu thập được để có thể phân tích, đánh giá chính xác hơn.

Thứ sáu, chưa thực hiện thanh tra, giám sát thường xuyên và đúng cách đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; chưa xác định rõ những tổ chức phải chịu sự giám sát của Thanh tra NHNN.

Có thể nói rằng, thực trạng công tác thanh tra, giám sát của NHNN và tại các NHTM Việt Nam vẫn còn quá nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, đặc biệt khi so sánh với các nguyên tắc cơ bản của Basel. Thực tế theo kết quả khảo sát tại 21 NHTM Việt Nam, 100% các ngân hàng đều thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát ngân hàng và đều dự kiến sẽ áp dụng các nội dung của Trụ cột 2

– Hiệp ước Basel về quy trình rà soát, giám sát cho ngân hàng mình. Thời gian các ngân hàng dự kiến áp dụng các nội dung của Trụ cột 2 Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro chủ yếu là từ năm 2015 – 2018 với 76,19% câu trả lời, còn lại là từ năm 2018 – 2020 tức là còn rất xa so với thời điểm hiện tại. Một trong những nguyên nhân của việc chậm trễ này là do hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến hoạt động kiểm tra và báo cáo hiện đang được sử dụng tại các ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Khi được hỏi về kiến nghị của các NHTM đối với NHNN trong việc thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, 100% các ngân hàng đều nhận thấy rằng cần phải thay đổi mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng hiện tại; sửa đổi bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật quy định rõ ràng đầy đủ quy trình thanh tra giám sát ngân hàng; đồng thời mong muốn hoạt


động thanh tra giám sát cần thực hiện công khai, nghiêm túc, thường xuyên, công bằng và nhất quán (Xem thêm phụ lục số 06).

2.2.3. Thực trạng vấn đề công bố thông tin thống kê theo nguyên tắc thị trường tại các NHTM Việt Nam

2.2.3.1. Chế độ báo cáo thống kê tại NHNN Việt Nam


Hệ thống thông tin thống kê của mỗi NHTM Việt Nam vừa phải đáp ứng nhu cầu báo cáo thống kê cho NHNN Việt Nam, cho Tổng cục/chi cục thống kê để các cơ quan quản lý nhà nước này thực hiện chức năng của mình theo quy định của Pháp luật. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho hoạt động quản trị kinh doanh của ngân hàng. Do đó, từng NHTM Việt Nam trước hết phải tuân thủ chế độ báo cáo thống kê do Thống đốc NHNN ban hành, tiếp đến, Tổng giám đốc/Giám đốc NHTM phải xây dựng, quy định, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê nội bộ phục vụ trong quản trị điều hành kinh doanh ngân hàng.

a. Các quy định về báo cáo định kỳ và đột xuất


Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN, từng bước tiến dần phù hợp thông lệ quốc tế, ngày 8/10/2010, NHNN đã ban hành Thông tư 21/2010/TT-NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Theo Thông tư 21, công tác thống kê của NHNN đã có bước thay đổi căn bản, dần thể hiện tính ưu việt hơn so với các chế độ báo cáo thống kê trước đây, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu thông tint rong điều kiện hội nhập quốc tế. Với bước đổi mới trên về công tác thống kê, NHNN đã loại bỏ được các thông tin trùng lặp do các đơn vị báo cáo gửi NHNN, giảm được gánh nặng cho các đơn vị báo cáo. Mặt khác, thông qua kho dữ liệu chung, các Vụ, Cục NHNN có thể chủ động xây dựng các mẫu biểu theo nhu cầu khai thác của người sử dụng.

Để bổ sung chỉnh sửa các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo phù hợp với các nghiệp vụ mới chưa được quy định thống nhất tại Thông tư 21 và để xử lý một số vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện một số chỉ tiêu cũng như quy định báo cáo hiện


hành, ngày 14/4/2011, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 827/QĐ-NHNN về việc đính chính Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư 21. Theo đó NHNN có cơ sở giám sát, chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ mới, nhất là việc thực hiện những đổi mới về việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, về việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của quy chế cho vay của TCTD đối với khác hàng…

b. Quy định về chế độ báo cáo tài chính đối với TCTD


Theo chế độ báo cáo tài chính của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, hệ thống báo cáo tài chính của TCTD gồm 5 biểu mẫu: Bảng cân đối tài khoản kế toán (định kỳ tháng, năm), bảng cân đối kế toán (quý, năm), báo cáo kế toán kinh doanh (quý, năm), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (năm), thuyết minh báo cáo tài chính (quý, năm).

Như vậy, hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của NHNN nhìn chung phù hợp với yêu cầu chung cũng như thông lệ về các loại báo cáo tài chính. Thanh tra ngân hàng có thu nhập thông tin về tình hình tài chính của các TCTD nhưng việc phân tích và sử dụng các số liệu thống kê cho mục đích thanh tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc sử dụng số liệu thống kê cho mục đích giám sát xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng cũng chưa thực sự hiệu quả.

c. Quy định về vấn đề thu nhập thông tin về an toàn trong hoạt động ngân hàng


Luật và các quy định hiện hành cho phép thanh tra ngân hàng thu nhập thông tin từ phía các TCTD và nội dung này được thực hiện trong thực tế. Thanh tra ngân hàng có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng hình thức xử phạt tới các trường hợp vi phạm yêu cầu cung cấp thông tin từ phía các TCTD. Quy định hiện hành cho phép thanh tra xử phạt đối với trường hợp báo cáo sai sự thật.

Vụ Kế toán tài chính thuộc NHNN Việt Nam xây dựng những nguyên tắc về kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Các TCTD phải báo cáo thông tin an toàn hoạt động về NHNN Việt Nam, trong đó bao gồm tất cả nội dung yêu cầu của Basel trừ thông tin về rủi ro thị


trường, tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam rủi ro thị trường chưa được coi là trọng yếu. Hiện tại không có yêu cầu hoặc thông lệ nào yêu cầu tổ chức kiểm toán độc lập kiểm tra hoặc kiểm toán lại một số báo cáo về chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng do các NHTM lập.

Việc sử dụng thông tin để phân tích tình hình hoạt động của từng ngân hàng còn hạn chế. Hơn nữa hệ thống công nghệ thông tin trong nội bộ NHNN vẫn chưa thực sự hỗ trợ hiệu quả việc chia sẻ thông tin giữa các Vụ, Bộ phận của NHNN.

d. Quy định về kiểm toán độc lập và công bố thông tin về tài chính và hoạt động của TCTD

Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, TCTD phải được một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của NHNN tiến hành kiểm toán tài chính và hoạt động. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TCTD phải công khai (tại nơi giao dịch và trên các phương tiện thông tin đại chúng) các báo cáo tài chính theo quy định của NHNN.

Bên cạnh các quy định của NHNN, luật chứng khoán có riêng chương VIII quy định về công bố thông tin, trong đó quy định rõ các tổ chức phát hành, niêm yết, công ty chứng khoán,… có trách nhiệm công bố đầy đủ chính xác, kịp thời thông tin (gồm các báo cáo tài chính theo định kỳ quy định, các thông tin bất thường…). Đồng thời, luật chứng khoán cũng quy định về việc xử phạt đối với các trường hợp công bố không đầy đủ, kịp thời chính xác thông tin, công bố sai sự thật, báo cáo sai mẫu biểu, sai quy định. Căn cứ theo luật chứng khoán, các TCTD tham gia phát hành niêm yết… cũng phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin nêu trên.

2.2.3.2. Chế độ báo cáo thống kê tại các NHTM Việt Nam hiện nay


Các NHTM bên cạnh việc tuân thủ chế độ thống kê do thống đốc NHNN và Tổng cục thống kê ban hành đều phải xây dựng, bổ sung những chỉ tiêu báo cáo thống kê phục vụ cho quản lý kinh doanh nội bộ. Thực tế hoạt động kinh doanh của NHTM cho thấy, nhiều chỉ tiêu, báo cáo thống kê theo Thông tư 21/2010/TT- NHNN cũng là những thông tin cần thiết cho quản trị kinh doanh của chính bản


thân NHTM. Ví dụ thông tin về phân loại nợ, về dư nợ cho vay theo từng ngành, từng thành phần kinh tế, về từng loại nguồn vốn,... Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu và mẫu biểu báo cáo thống kê khác phục vụ quản trị kinh doanh của các NHTM rất khác nhau vì cơ quan quản lý chưa đưa ra mô hình chung về quản trị kinh doanh/quản trị tài chính cho NHTM tại Việt Nam. Tùy theo công nghệ ngân hàng đơn vị đang áp dụng và trình độ quản lý mỗi NHTM mà đơn vị xác định nhu cầu thông tin để xây dựng chỉ tiêu, mẫu biểu thống kê được sử dụng nội bộ.

Đối với nhóm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thông tin thống kê và thông tin kế toán rất đầy đủ, giúp đơn vị quản trị tốt các loại rủi ro tài chính, đồng thời, biết rõ điểm yếu, điểm mạnh, tiềm năng thị trường, tiềm năng của đơn vị trong kinh doanh. Trong khi đó, đối với các NHTM Việt Nam, chất lượng các thông tin rất khác nhau, cụ thể 1 số ngân hàng như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sacombank đã thực hiện tương đối tốt công tác thông tin thống kê; NH Vietcombank, BIDV đã quản trị tốt rủi ro thanh khoản nhưng chưa thực hiện tốt việc kiểm soát và điều tiết rủi ro lãi suất…

2.2.3.3. Một số hạn chế trong hoạt động báo cáo thống kê tại các NHTM Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, chế độ thông tin báo cáo theo Thông tư 21 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Việc thực hiện Thông tư 21 đòi hỏi các TCTD cũng như các đơn vị thuộc NHNN nâng cấp về công nghệ, xây dựng chương trình phần mềm báo cáo thống kê mới, tuy nhiên đến nay một số TCTD vẫn chưa hoàn thiện phần mềm báo cáo thống kê để gửi báo cáo cho NHNN theo đúng các quy định tại Thông tư 21. Việc tổ chức thu thập thông tin tại các TCTD còn nhiều vướng mắc về xây dựng chương trình phần mềm, về cập nhật thông tin đầu vào,… cách hiểu nội dung và phạm vi của các chỉ tiêu còn chưa thống nhất, mức độ tin học hóa trong công tác thống kê chưa cao, làm hạn chế chất lượng số liệu thống kê.

Thứ hai, NHNN chưa xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ và hoàn thiện cho hoạt động thông tin báo cáo của các TCTD. Một số quy định như: Chế độ báo cáo tài chính, Quy định về công khai minh bạch thông tin đang trong quá trình nghiên cứu, bổ sung sửa đổi hoặc đang soạn thảo, chế độ thông tin báo cáo thực hiện theo


phương thức tin học hóa mới được đưa vào áp dụng nên còn một số vướng mắc, khó khăn như đã nêu ở trên.

Thứ ba, còn khá nhiều mảng số liệu chưa được phản ánh đầy đủ trên hệ thống, vì vậy gây ra những hạn chế nhất định đến tốc độ xử lý cũng như chất lượng báo cáo thống kê. Trong đó phải kể đến mảng số liệu theo dõi trên hệ thống ngoại bảng như giá trị tài sản bảo đảm, giá trị cam kết cấp tín dụng đến khách hàng...

Chất lượng thông tin kế toán tài chính còn thấp. Số liệu chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa minh bạch, chưa đánh giá hợp lý giá trị của tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu của đơn vị (NHTM). Chất lượng thông tin của kế toán quản trị và của thông tin thống kê còn nhiều hạn chế so với yêu cầu về thông tin phục vụ quản trị theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản trị tài sản nợ; quản trị tài sản có; quản trị rủi ro tài chính; cũng như cho việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng NHTM,… Quá trình tổng hợp chỉ tiêu thống kê, lập báo cáo thống kê của nhiều NHTM còn phải thực hiện một cách thủ công.

Thứ tư, cơ chế kiểm tra, giám sát lại số liệu còn lỏng lẻo ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo. Trong mấy năm gần đây, tất cả các NHTM đều đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, vì vậy, số liệu Báo cáo tài chính của các ngân hàng đã được phản ánh tương đối chính xác. Tuy nhiên, ngoài các số liệu báo cáo tài chính, các NHTM còn phải thu thập thống kê rất nhiều mảng số liệu khác, chi tiết hơn. Quy trình để thu thập các loại số liệu này thường được khoán xuống các chi nhánh và đơn vị cơ sở trực thuộc. Trụ sở chính các NHTM chỉ thực hiện công tác tổng hợp bằng tay, không phải theo hệ thống (vì hầu hết các loại thông tin này chưa được theo dõi tập trung trên hệ thống). Trong khi đó, cơ chế kiểm tra, giám sát lại việc thực hiện báo cáo thống kê của các cơ sở trong nội bộ NHTM cũng như giữa NHNN với các NHTM chưa được thiết lập. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng số liệu báo cáo thống kê còn có tình trạng không khớp số và thậm chí sai số lớn so với tình hình thực tế.

Thêm vào đó, tại các đơn vị thuộc NHNN chưa bố trí đủ cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các thông tin do các TCTD cung cấp, lực lượng cán bộ cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất nhất là việc nâng cấp hệ thống máy tính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023