Một Số Vấn Đề Đặt Ra Từ Ảnh Hưởng Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Trong Nho Giáo Đối Với Người Phụ Nữ Việt Nam Hiện Nay


vợ của anh ta chết đi mà không để lại con cái nối dõi” [165, tr.301]. Đúng như Yu Insun đã nhận xét: “Nếu như gia đình Trung Hoa được đặc trưng bởi quyền lực của người cha trùm lên tất cả các thành viên gia đình, thì gia đình Việt Nam lại được đặc trưng bởi việc người vợ hầu như bình đẳng với chồng, và bởi sự khẳng định cá nhân của các thành viên trong gia đình” [165, tr.303].

Có nhiều công trình khoa học đã đem đối chiếu sự tương phản giữa một bên là vị thế của người phụ nữ Việt Nam theo bộ luật thời Lê (1428-1788) vốn phản ánh các phong tục của người Việt Nam với bên kia là vị thế của người phụ nữ Trung Quốc theo bộ luật thời Nguyên, phỏng theo tinh thần bộ luật Trung Quốc thời nhà Thanh (1644-1911). Bộ luật thời Lê quy định cho phép đánh vợ, nếu việc này không gây ra thương tích. Tuy nhiên, bộ luật này đã pháp chế hóa nhiều quyền của người phụ nữ: “người vợ lẽ không bao giờ được vươn lên địa vị của người vợ cả” - điều này khác hẳn với các bộ luật Trung Hoa- đồng thời bảo hộ các quyền của vợ cả; đàn ông có thể bị kết án tử hình nếu mắc tội gian dâm (còn đàn bà chỉ có thể bị đi đày xa); “con gái có thể được thừa kế gia sản, thậm chí có thể được thừa kế hương hỏa nếu như trong gia đình không còn người thừa kế là nam giới nào còn sống” [165, tr.304]. Như vậy, suốt từ thời Lê về sau, các quyền bình đẳng mà nền văn hóa dân gian Việt Nam đã trao cho người phụ nữ vẫn được liên tục duy trì. Nhìn một cách tổng quát, người phụ nữ Việt Nam đã có được những quyền lợi trong xã hội lớn hơn so với phụ nữ Trung Quốc. Như vậy, sự khoan dung, thậm chí là sự ủng hộ đối với các quyền thừa kế tài sản của người phụ nữ Việt Nam là hiện tượng độc nhất trong số các nền văn minh cổ điển của vùng Đông Á.

Điều quan trọng nhất và cũng không giống với phần lớn phụ nữ Trung Hoa, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn hoạt động nhiệt huyết, hăng say trên cả lĩnh vực sản xuất lẫn trong gia đình. Trong lịch sử, một số nghề đã được dành cho phụ nữ Việt Nam như vũ công, nữ hộ sinh. Sinh trưởng trong nền văn minh lúa nước, người phụ nữ nông dân trong lúa, rau, quay tơ, dệt vải. Phụ nữ chèo thuyền, hái củi trên rừng và dễ nhận thấy hơn cả là làm nghề buôn bán nhỏ - tiểu thương.


Trung Quốc là quê hương của Nho giáo, Đạo giáo, thuyết Âm dương- Ngũ hành. Những học thuyết này không tách rời nhau mà có quan hệ đan xen pha tạp lẫn nhau và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của con người nơi đây. Tính chất hà khắc tiêu cực của Nho giáo nói chung và quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ nói riêng thể hiện ở Tống Nho. Địa vị của người phụ nữ Trung Quốc bị sa sút vì sự xác lập các cơ sở vụ trụ quan âm- dương (Trời là dương, Đất là âm; Dương đại điện bản chất vững bền còn Âm đại diện cho bản chất dễ bị uốn nắn). Trong Kinh Dịch nhấn mạnh rằng chỗ đứng đúng đắn của người đàn ông và đàn bà giống hệt như vị thế tương đối giữa Trời và Đất. Trong sách Nữ huấn của Trung Quốc cũng có ghi “Ông chồng, đó chính là ông Trời” [165, tr.289].

Có nhiều tác giả phương Tây đã nhấn mạnh sự lờ mờ lẫn lận giữa Nho giáo và đạo thờ cúng Tổ Tiên ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, đạo thờ cúng Tổ Tiên đòi hỏi phải có con trai và Nho giáo thì nhấn mạnh đến cá lễ thức thờ cúng ông bà. Chính vì vậy, ở Trung Quốc, con gái không được dâng đồ cũng tổ tiên, cũng không thể làm vinh quang cho tên tuổi của dòng họ. Ngược lại, ở Việt Nam, mặc dù việc thờ cùng tổ tiên thường là do con trai đảm nhiệm nhưng ở rất nhiều gia đình con gái vẫn có thể tham gia lễ dâng cúng tổ tiên.

Như đã trình bày ở trên, địa vị của người phụ nữ Việt Nam luôn được đánh giá cao hơn địa vị của người phụ nữ Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Với những công lao đóng góp của họ cho xã hội (công lao được ghi nhận trong lịch sử dân tộc, đảm nhận công việc gia đình, tham gia công tác chính trị - xã hội, đóng góp nhiều về mặt kinh tế, vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật…) thì địa vị của người phụ nữ Việt Nam được coi trọng hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo vẫn còn có ảnh hưởng nặng nề trong đời sống xã hội. Chính sách kế hoạch hóa gia đình và nguyên tắc “mỗi gia đình một con” của Trung Quốc đã dẫn đến chênh lệch trong cân bằng giới tính. Tổng điều tra dân số mới nhất ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sơ sinh là 118 bé trai trên 100 bé gái. Mặc dù Trung Quốc nghiêm cấm việc chẩn đoán giới tính trước khi sinh và nạo phá thai chọn lọc,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

số bé trai vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ tự nhiên. Đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc công bố số liệu thống kê cho thấy, việc áp dụng chính sách một con đã dẫn tới ít nhất 336 triệu ca nạo phá thai được thực hiện tại nước này, tương đương 1.500 ca mỗi giờ. Hiện tượng này dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng là hàng chục triệu đàn ông không thể tìm được bạn đời. Số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc có 5,82 triệu phụ nữ ở tuổi từ 29 đến 39 chưa lập gia đình, trong khi đàn ông độc thân ở cùng độ tuổi là 12 triệu người. Cứ 100 phụ nữ Trung Quốc chưa chồng sinh sau năm 1980 thì có 136 đàn ông chưa vợ. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này là 100/206 ở những người sinh từ năm 1970 đến 1980. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với Việt Nam mà xét đến cùng cũng là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

Về vấn đề việc làm, người phụ nữ Trung Quốc cũng gặp nhiều rào cản mà xét đến cùng cũng là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Cơ hội xin được việc làm của phụ nữ Trung Quốc thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào công tác chính trị- xã hội thấp hơn rất nhiều so với nam giới.

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 15

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 trong khi Mỹ và các quốc gia phương Tây chịu nhiều ảnh hưởng thì thời gian này đã đánh dấu sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc. Như vậy, mặc dù Trung Quốc đã và đang trở thành nước siêu cường về kinh tế nhưng địa vị của người phụ nữ Trung Quốc được nhìn nhận vẫn thấp hơn so với người phụ nữ Việt Nam. Leta Hong Fincher, một nhà báo Mỹ, trong thời gian làm luận án tiến sĩ ở Đại học Thanh Hoa, đã nhận xét: “Có rất ít chứng cứ cho thấy phụ nữ ở các thành phố tại Trung Quốc tìm được ích lợi nhờ sự phát triển của kinh tế thời gian gần đây” [188]. Nguyên nhân của vấn đề này là những tư tưởng tiêu cực của Nho giáo về người phụ nữ đã ăn sâu vào trong tâm thức và cách ứng xử của người Trung Quốc.

Nho giáo được sinh ra ở Trung Quốc và có sự ảnh hưởng sâu sắc đến một số quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Chính vì vậy, nó sẽ có sự ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với quê hương của nó - đó là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nho giáo có ít tác động tới phía Nam hơn phía Bắc Trung Quốc, nó cũng có ít tác động tới miền Bắc Việt Nam và có tác động nhỏ nhất tới miền Nam Việt Nam. Chẳng hạn như, trong khi di chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam


Việt Nam các gia đình trong thế kỷ XIX có dạng gia đình hạt nhân rõ hơn trên địa bàn phía Nam, trong khi đó dạng gia đình mở rộng đậm nét hơn tại miền Bắc. Chính vì kiểu tổ chức gia đình như vậy, ở miền Nam, người phụ nữ có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến về cuộc hôn nhân của mình hơn, và phụ nữ miền Nam cũng năng động hơn trong hoạt động buôn bán hàng hóa so với phụ nữ miền Bắc. Các sự khác biệt trên trong Việt Nam như vừa nói trên càng nhấn mạnh các sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Hoa. Lịch sử về các cuộc chiến tranh du kích của Việt Nam chống Trung Quốc, tinh thần dân tộc mãnh liệt của Việt Nam và các mối quan hệ giữa đất nước này với phần còn lại của Đông Nam Á đã khiến họ khác biệt rõ ràng so với Trung Hoa và góp phần vào việc làm cho phụ nữ Việt Nam có được địa vị cao hơn.

Từ việc so sánh trên chúng ta thấy rằng, địa vị và vai trò của người phụ nữ Việt Nam được đề cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ Trung Quốc mà nguyên nhân của vấn đề này là thuộc về yếu tố đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng hiện nay vai trò của người phụ nữ Việt Nam được đề cao hơn rất nhiều. Và sự ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, của thuyết tư tưởng tam tòng, tứ đức nói riêng đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay đã có nhiều biến chuyển so với trước đây. Tính chất tiêu cực đã giảm hơn nhiều so với trước và tính chất tính cực của nó đang được phát triển hơn. Biến chuyển này đều có căn nguyên từ xã hội hiện nay. Những nhân tố làm biến chuyển đó chính là:

Một là, Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội VII của Đảng thông qua năm 1991 Đảng ta đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng nước ta. Trong đó, trọng tâm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng con người, giải phóng giai cấp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Kim chỉ nam đó đã định hướng cho hành động của Đảng đó là đề cao vai trò vị thế của người phụ nữ; giải phóng và thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Tháng 10 - 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được


công nhận. Hồ Chí Minh đã nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân” [95, tr.974]. Cùng với quá trình giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ khỏi những định kiến, thói quen lạc hậu, bảo thủ, phản tiến bộ đã ăn sâu vào trong đời sống xã hội ở nước ta. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [95, tr.112]. Hồ Chí Minh là người đã nhiều lần đề cao vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam. Ngay trong cuộc tổng tuyển cử phổ thông bầu phiếu, bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 06/01/1946, Người đã nhận xét rằng: “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Hay “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia” [95, tr.443]. Như vậy, Quyền tự do, Quyền bình đẳng của phụ nữ được pháp luật công nhận và dư luận ủng hộ.

Hai là, vai trò của người phụ nữ đã được thế giới và nước ta ủng hộ, tôn vinh. Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập từ ngày 20 tháng 10 nǎm 1930. Lịch sử của phong trào phụ nữ Việt Nam, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Kể từ khi các tổ chức phụ nữ tiền thân ra đời, người phụ nữ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Hội đã gắn bó máu thịt với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, với hạnh phúc và sự bình yên của gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức thống nhất trong cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã phát huy chức nǎng cao cả của mình, quy tụ giới nữ Việt Nam, vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ, vì hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em và các gia đình. Xuất phát từ đường lối vận động phụ nữ qua các kỳ Đại hội


phụ nữ IV (1977), V (1982), VI (1987), VII (1992), cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, các cuộc vận động, các phong trào do Hội tổ chức, phụ nữ Việt Nam đã góp sức mình vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, đổi mới đất nước, đem lại quyền lợi thiết thực cho giới, tạo nên những kỳ tích mang tính thời đại, từ đó khẳng định và nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nước và trên trường quốc tế. Phụ nữ Việt Nam rất xứng đáng với nhiều danh hiệu cao quý mà Bác Hồ, Đảng và Nhà nước đã khen tặng “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ cứu nước”, “Phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, tài nǎng, anh hùng”.

Ba là, xã hội, bản thân nam giới, nữ giới đã và đang có những suy nghĩ, đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ theo chiều hướng tích cực, tiến bộ hơn so với trước. Người đàn ông không còn độc quyền, độc tôn như trong xã hội phong kiến. Bản thân họ đã có ý thức về bình quyền và thể hiện sự tôn trọng, ủng hộ phụ nữ bằng lời nói, bằng hành động thiết thực trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bản thân người phụ nữ luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh để thay đổi chính mình, hoàn thiện mình; tự khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Bốn là, phụ nữ Việt Nam là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công trong của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc Đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay. Những thành công đó là đất nước thoát ra ngoài khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995). Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng được cải thiện một bước đáng kể. Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, của phụ nữ, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.


Tóm lại, trong bức tranh chung đó, bệ đỡ của Nho giáo là nhà nước phong kiến không còn, xã hội đổi thay, nhưng đạo đức Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng vẫn có ảnh hưởng đối với phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cần khẳng định:

Thứ nhất, thuyết tam tòng, tứ đức chỉ còn là dư âm của xã hội cũ. Thậm chí, trong cuộc sống thường nhật nhiều người Việt Nam không còn nhắc đến nó. Đặc biệt đối với thế hệ thanh thiếu niên thành thị, khái niệm này tương đối xa lạ.

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay mang các tính chất: Khác nhau về vùng miền thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, dân tộc... Khác nhau về mức độ: ảnh hưởng trực tiếp - thể hiện ở những gia tộc lớn, dòng họ lớn, còn tồn tại thế hệ các nhà nho; ở những địa phương còn lưu giữ rõ nét tàn dư của chế độ phong kiến như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Huế, Bắc Ninh... những làng xã còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu. Ảnh hưởng gián tiếp: thể hiện ở những trường hợp chịu sức ép của dư luận xã hội. Khác nhau về cách thức tiếp thu, có người được truyền nối một cách có ý thức, nhưng cũng có người tiếp nhận một cách vô thức, tự nhiên.

Thứ ba, sự ảnh hưởng còn tùy thuộc vào trình độ học vấn; tùy thuộc vào giai cấp, ngành nghề, chức vụ, tâm sinh lý, điều kiện, hoàn cảnh gia đình...Phạm vi ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, có yếu tố ảnh hưởng mang tính phổ biến, có yếu tố chỉ còn mang tính cá biệt và thể hiện ở cả hai khía cạnh tích cực, tiêu cực.

3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.4.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc thực hiện kinh tế thị trường ở Việt Nam đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức của người phụ nữ. Ảnh hưởng của nó đối với việc phát huy giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức là hiện tượng rất phức tạp.


Về mặt tích cực: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng công lợi xã hội. Nó chuyển từ kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở, gắn với phân công lao động trong nước và quốc tế; chuyển từ kinh tế hộ gia đình, làng xóm, ít tính cọ xát sang kinh tế hàng hóa cạnh tranh khốc liệt ở phạm vi trong nước và thế giới. Nó tạo điều kiện cho con người, cho phụ nữ phát triển về mọi mặt, trong đó có đạo đức.

Về mặt tiêu cực: Cơ chế thị trường tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc. Suy thoái đạo đức lối sống, sự du nhập lối sống thực dụng triệt để, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bộc lộ những khía cạnh thấp hèn, vụ lợi, thậm chí tàn nhẫn. Kinh tế thị trường dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội tham nhũng, tội phạm, bạo lực, lối sống chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý, bỏ qua những giá trị truyền thống quý báu của người phụ nữ. Với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở nước ta thời gian qua đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trái với truyền thống đạo đức của người phụ nữ truyền thống.

Một số đặc điểm của kinh tế thị trường như yêu cầu cao về tính chất năng động sáng tạo cũng là nguyên nhân gây là tình trạng khó kiếm việc làm của người phụ nữ. Mặt khác, nhiều chị em chạy theo lối sống thực dụng, vì đồng tiền đánh mất nhân phẩm, đạo đức. Một số có điều kiện vật chất thì sống buông thả, đánh mất thuần phong mỹ tục, phai nhạt truyền thống đạo đức vốn có của dân tộc. Không ít người phụ nữ vi phạm pháp luật, chà đạp lên đạo lý, làm những việc trái pháp luật: làm hàng giả, buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán ma tuý, mại dâm, bạo lực tình dục... Đây là những vấn đề có tính chất toàn xã hội, vì vậy, cần phải có phương hướng khắc phục và có những giải pháp khả thi nhằm đem lại môi trường đạo đức xã hội lành mạnh cho người phụ nữ.

Như vậy, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo ra thời cơ nhưng cũng đưa ra rất nhiều khó khăn thách thức đối với người phụ nữ trong quá trình kế thừa giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức. Người phụ nữ ngày nay một mặt phải đấu tranh với mặt trái của cơ chế mới, mặt khác phải phát huy được những ảnh hưởng tích cực của thuyết này. 1) Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục tình yêu thương con người lòng vị tha, bao dung, độ lượng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022