Kế Thừa Các Giá Trị Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Phải Nhằm


“Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Người phụ nữ phải được bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực thì sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng và xã hội ta mới thành công. Người phụ nữ mới có điều kiện thuận lợi để cống hiến tài năng của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.Và có như vậy, người phụ nữ mới thực sự được ngang hàng với nam giới. Hồ Chí Minh đã chỉ ra từng lĩnh vực cụ thể để giải phóng phụ nữ là:

Thứ nhất, về chính trị.

Người phụ nữ phải được bình đẳng về chính trị. Minh chứng đầu tiên của sự ngang hàng giữa phụ nữ và nam giới là tổng tuyển cử vào ngày 06/01/1946, phụ nữ nước ta thể hiện quyền công dân, quyền bình đẳng của mình thông qua việc đi bỏ phiếu. Tháng 10 - 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chí Minh cho rằng “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân” [95, tr.974]. Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ, Người còn ủng hộ việc phụ nữ tham gia làm công tác chính trị - xã hội. Theo Bác

Thời kỳ Pháp thuộc, phụ nữ ta làm gì được tham gia chính quyền. Nhưng đến nay, số phụ nữ hiện công tác ở các cơ quan Trung ương đã có trên 5000 người, ở huyện, xã có hơn 16000 người và các tỉnh có hơn 330 người, đặc biệt trong quốc hội khóa II này có 53 đại biểu phụ nữ nên để phụ nữ Việt Nam được giải phóng, được hưởng quyền bình đẳng thực sự thì không chỉ làm cách mạng giải phóng họ, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của họ, mà còn phải bồi dưỡng giúp đỡ họ, đưa họ tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo Đảng và chính quyền [62].

Thứ hai, về kinh tế

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định phát triển kinh tế là nền tảng phát triển xã hội. Người cho rằng, bình đẳng chính là tạo ra cơ hội cho người phụ nữ có việc làm, có thu nhập như nam giới,


bình đẳng với nam giới trong quan hệ tài sản. Tư tưởng này đã được khẳng định trong Điều 6 chương 2 của Hiến pháp năm 1946: “Tất cả công dân đều ngang nhau quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Trong quá trình hoạt động, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đưa các chủ trương chính sách kinh tế để thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế cho phụ nữ như chính sách cải cách ruộng đất nhằm thực hiện người cày có ruộng, xoá bỏ mọi tàn dư, ràng buộc của phong kiến để nhân dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng có quyền bình đẳng với nam giới. Người đã đề cao mục đích giải phóng sức lao động của người phụ nữ gắn liền với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người chỉ ra rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động cho phụ nữ”.

Giải phóng người phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế còn có nghĩa là đưa phụ nữ tham gia vào nhiều nghề mới phát triển ở nước ta để họ có điều kiện phát huy trí tuệ năng lực của mình. Năm 1967, Hồ Chí Minh đã cho ban hành Nghị quyết 31/CP về “Tăng cường lực lượng lao động nữ trong các cơ quan xí nghiệp”. Nghị quyết nêu rõ: “Năm 1968 phải tăng tỷ lệ bình quân nữ công nhân viên chức lên khoảng 35% trở lên so với tổng số công nhân viên chức. Đặc biệt là các ngành giáo dục, y tế, công nghiệp nhẹ, thương nghiệp phải đưa tỷ lệ nữ lên 50% đến 70% hoặc cao hơn. Các ngành công nghiệp nặng, giao thông, kiến trúc, thuỷ lợi, quốc phòng số phụ nữ tăng vào những công việc thích hợp. Những công việc như văn thư, đánh máy, điện thoại, kế toán, thống kê, nhân viên phục vụ... thì kiên quyết để phụ nữ đảm nhiệm”. Hồ Chí Minh và Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm tới các đặc điểm tâm sinh lý quy định thiên chức của phụ nữ để đưa ra các chính sách phù hợp. Điều 24 chương 3 của Hiến pháp năm 1959 có ghi rõ: “Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương”. Từ những chính sách đúng đắn trên, đội ngũ công nhân viên chức nữ ngày một đông đảo, có mặt ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ cùng chung tay với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


nam giới thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng đất nước, sự nghiệp xây

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 17

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, về văn hóa

Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt đề cao vai trò của công tác giáo dục để nâng cao dân trí cho nhân dân. Người cho rằng, người phụ nữ phải có kiến thức văn hóa, phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động xã hội thì mới có thể khẳng định được vị trí của mình, mới có quyền bình đẳng so với nam giới. Đối với Người, không biết chữ là cản trở sự tiến bộ của xã hội. Đó là một loại giặc, nó còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 trước thực trạng khoảng 90% dân số nước ta không biết chữ, Người đã phát động phong trào Bình dân học vụ kêu gọi những người không biết chữ phải tham gia vào các lớp học, nhất là phụ nữ. Điều này là rất quan trọng bởi vì theo Người: “Phụ nữ cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc chị em phải cố gắng để theo kịp nam giới, để xứng đáng mình là phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử” [13, tr.36]. Người cho rằng, chị em phụ nữ nên thường xuyên tham gia sinh hoạt đoàn thể, các phong trào văn hóa văn nghệ để trau dồi kiến thức, nâng cao sự hiểu biết, phục vụ cho công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước.

Thứ tư, lĩnh vực xã hội - gia đình

Hồ Chí Minh ý thức được tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhưng thực tế là do tàn tích của những yếu tố cổ hủ, lạc hậu của xã hội trước đó để lại nên trong gia đình, người phụ nữ chưa thực sự được bình đẳng hoàn toàn. Trong các gia đình vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam kinh nữ và tình trạng chồng đánh vợ. Người phê phán những hành động đánh vợ. Về thăm nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình là một tỉnh sản xuất giỏi năm 1966, sau khi phân tích tình hình, chỉ rõ nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, Bác nhấn mạnh:

Một điều nữa Bác cần nói là: phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để giành lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như


nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa của xã hội. Nếu một người phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng. Phụ nữ phải tự mình phấn đấu để giành quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là điều đáng xấu hổ. Như thế còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man. Chi bộ Đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình. Bác mong rằng: từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa [103, tr.197].

Vì tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tồn tại ở đất nước ta hàng ngàn năm nên giải phóng phụ nữ một cách thực sự đó là công việc hết sức khó khăn. Trong bài Nam nữ bình quyền (3 - 1952), Người viết:

Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng nam khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội [105, tr.433].

Nhận thức được những khó khăn và giải quyết tình trạng này, Người cùng các thành viên của Quốc hội soạn thảo ra Luật hôn nhân gia đình và tuyên truyền thực hiện nghiêm chỉnh luật. Theo Người, vai trò của phụ nữ trong xã hội được thể hiện chính từ vai trò của họ trong gia đình.

Hồ Chí Minh là người đưa ra 3 mục tiêu lớn cho cách mạng Việt Nam. Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người luôn quan niệm giải phóng phụ nữ khỏi bất công là một trong những mục tiêu của giải phóng con người. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh, con đường mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Con đường đó mang lại tự do, cơm no, áo ấm cho toàn thể dân tộc và mang lại cho người phụ nữ quyền con người, quyền bình đẳng. Từ đó, vị trí và vai trò của người phụ nữ được đưa lên tầm cao mới.

Với những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải

phóng giai cấp, giải phóng con người, phụ nữ Việt Nam vinh dự, tự hào được


Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. Cho đến hôm nay và mai sau, nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tự hào về điều đó.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác phụ nữ và bình đẳng nam - nữ được thực hiện ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách đề cập tới sự nghiệp này. Như Nghị quyết số 04/NQ-TW (12/7/1993), Chỉ thị số 28 CT- TW (19/9/1993), Chỉ thị 37/CT (16/5/1994), Chỉ thị 54/CT-TW (22/5/2000),

Chỉ thị 07/CT-TW (Ngày 25/1/2002), v.v... về công tác phụ nữ và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) chỉ rõ: “Nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp” [59]. Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng X, ngày 27/4/2007 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2003/NĐ-CP (7/3/2003) và Luật bình đẳng giới được Quốc hội thông qua tháng 11/2006 đã tạo điều kiện cho Hội phụ nữ cùng cấp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

Như vậy, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ như về lao động, việc làm, quyền sở hữu đất đai, gia đình, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, phòng chống các tệ nạn xã hội... Đổi mới kinh tế đã tạo đà cho đổi mới về chính sách, làm thay đổi cuộc sống phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp vào sự nghiệp chung. Ở đó, giải phóng phụ nữ cũng đồng nghĩa với giải phóng sức lao động và sự sáng tạo của phụ nữ. Nói cách khác, nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao vai trò, vị thế của họ trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế, đảm bảo hạnh phúc trong cuộc sống. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới luôn được vận dụng, thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng.


4.1.2. Kế thừa các giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức phải nhằm

nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Thực chất Nho giáo là một một học thuyết về đạo đức và cũng là một học thuyết chính trị - xã hội. Trong quá trình tồn tại của mình, các triều đại phong kiến đều kế thừa, sử dụng thuyết tam tòng, tứ đức nhưng không phải nhằm mục đích nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ mà thực tế là duy trì, nâng cao vai trò, vị trí của nam giới và suy cho cùng là đảm bảo quyền lợi, địa vị của giai cấp thống trị. Chính vì vậy, việc kế thừa thuyết tam tòng, tứ đức của chúng ta trong thời đại mới phải nhằm mục tiêu nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong thời đại mới; phải tiến tới sự giải phóng và bình quyền thực sự. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa hai chế độ xã hội.

Nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ, yêu cầu phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc kế thừa những giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức với việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới.

Tự trọng là phẩm chất cốt lõi của con người. Trong tình hình hiện nay, khi chúng ta đang phấn đấu xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ; xã hội mà ở đó mọi người đều phải biết tôn trọng pháp luật, ứng xử có văn hóa thì lòng tự trọng phải được đề cao. Sẽ đáng sợ biết bao khi người ta không còn biết xấu hổ khi làm một điều xấu có ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội; hoặc thậm chí ảnh hưởng đến ngay chính bản thân, gia đình. Đó là lúc người ta đánh mất đi lòng tự trọng. Lòng tự trọng trước tiên thể hiện ở việc tôn trọng ngay chính bản thân mình. Mình có tôn trọng mình thì mới tôn trọng người khác và cao hơn nữa là tôn trọng, chấp hành pháp luật. Và khi điều đó được thẩm thấu, ăn sâu vào trong suy nghĩ, cách ứng xử của mọi người thì nó sẽ trở thành nền tảng văn hóa, đạo đức của xã hội. Để xây dựng phẩm chất tự trọng, trước hết người phụ nữ phải tôn trọng pháp luật của nhà nước, nội quy ứng xử của tập thể, cộng đồng. Tự giác chấp hành mọi quy định của pháp luật, nghiêm túc thực hiện các quy chế, nội quy của tập thể, cộng đồng; tuân thủ các quy tắc ứng xử được xã hội thừa nhận. Người phụ nữ rèn luyện lòng tự trọng được thể hiện thông qua cuộc sống hàng ngày như tạo cho mình thói quen ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, thực


hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng... Lòng tự trọng còn biểu hiện ở sự tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội. Người phụ nữ không làm những việc trái với thuần phong mỹ tục; biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; không chạy theo lối sống buông thả, thực dụng để đánh mất nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng còn là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp, dù làm bất cứ nghề gì cũng phải luôn đề cao “đạo đức nghề nghiệp”: “Lương y như từ mẫu”, “Cô giáo như mẹ hiền” hay trong kinh doanh không vì chạy theo lợi nhuận bất chính mà làm tổn hại đến sức khoẻ và lợi ích của cộng đồng.

Tự tin là phẩm chất được đặt vào vị trí thứ nhất trong bốn phẩm chất của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Lý giải điều này là vì lâu nay vẫn thường tồn tại quan niệm cho rằng có một bộ phận không nhỏ phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thôn vẫn còn mang nặng tư tưởng tự ti, mặc cảm, không tin vào khả năng của chính bản thân mình. Chính điều này đã làm hạn chế sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội; tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Phần nào, chính bản thân người phụ nữ đã và đang góp phần tạo ra bất bình đẳng giới. Vậy một phụ nữ “tự tin” phải như thế nào? Người phụ nữ biết phát huy giá trị của bản thân, thế mạnh của mình, khắc phục điểm yếu. Có nhiều phụ nữ chỉ vì thiếu tự tin về dáng vẻ bề ngoài mặc dù trình độ của họ không thua kém người khác mà họ ngại ngần trong giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, phụ nữ tự tin, trước hết phải có đủ bản lĩnh để chiến thắng chính mình. Trong cuộc sống, có không ít phụ nữ rất thông minh đã rất thành công trong công việc. Một trong những biện pháp để phụ nữ tự tin đó là họ phải không ngừng nâng cao trình độ, có công việc và thu nhập ổn định. Năng động, tự tin là phẩm chất cần có của người phụ nữ hiện đại. Tự tin giúp phụ nữ có tính quyết đoán, tự chủ trong công việc; tự quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình mình, không phụ thuộc vào người khác. Phụ nữ ngày nay phấn đấu trở thành người năng động, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố duyên dáng, lịch lãm, tế nhị và luôn tôn trọng người khác. Chuẩn mực này hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện


nay. Tuy nhiên, tự tin không có nghĩa là “tự mãn”, “tự cao” mà phải là “biết mình, biết ta”, phải khiêm nhường, đề cao giá trị bản thân nhưng vẫn luôn tôn trọng giá trị của người khác.

Đảm đang - Trung hậu là hai phẩm chất truyền thống và khá nổi trội của phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển của xã hội, khi mà vai trò, vị trí của người phụ nữ đã có nhiều thay đổi, phụ nữ “đảm đang” không có nghĩa chỉ giỏi trong việc quán xuyến, thu vén công việc gia đình, tề gia nội trợ giỏi mà “đảm đang” còn thể hiện người phụ nữ với vai trò là lao động giỏi, biết nắm bắt khoa học kỹ thuật, làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả để tạo ra thu nhập chân chính, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, còn phải biết sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực của gia đình, nhất là trong tình hình kinh tế thị trường, lạm phát tăng cao như hiện nay. Người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếp hài hòa, hợp lý công việc xã hội và gia đình; khéo léo động viên chồng con cùng chia sẻ và tham gia vào công việc gia đình; quan tâm hỗ trợ cho họ trên mọi phương diện của cuộc sống. Đảm đang là đức tính rất quan trọng của người phụ nữ mà bất kỳ thời đại nào cũng được đề cao.

Trung hậu thể hiện sự thuỷ chung, son sắt; sống có nghĩa có tình; đức tính nhân ái vị tha, bao dung của người phụ nữ. Thuỷ chung ở đây còn hiểu theo nghĩa rộng đó là yêu nước, yêu Tổ quốc, nhân dân; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước. Thuỷ chung trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, thuỷ chung trong tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp... không chấp nhận lối sống ích kỷ, tráo trở lừa lọc. Người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung luôn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; có sự cảm thông chia sẻ và lòng vị tha. Xã hội chúng ta hiện nay, thường hay nói nhiều đến hiện tượng “vô cảm”, sự thờ ơ đến nhẫn tâm của con người khi thấy cái đúng mà không bảo vệ; thấy cái sai mà không dám lên án, đấu tranh vì sợ liên luỵ đến bản thân. Vì vậy, xây dựng cho phụ nữ tính cương trực, thẳng thắn là rất cần thiết.

Để phấn đấu hoàn thiện bản thân theo bốn phẩm chất nói trên không phải là điều dễ dàng trong một thời gian ngắn mà đó là ý thức tự rèn luyện, phấn đấu thường xuyên, liên tục. Phải bắt đầu từ những việc nhỏ trong cuộc

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí