Mâu Thuẫn Giữa Những Quan Niệm Bảo Thủ, Lạc Hậu Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Với Những Quan Điểm Tiên Tiến Trong Việc Xây Dựng Chuẩn Mực Đạo


trọng tình, trọng nghĩa. Đạo tòng đề cao lòng thuỷ chung son sắt của người vợ đối với chồng, con. Nó đảm bảo trật tự trên dưới phân minh và thái độ ứng xử đối với nhau giữa các thành viên trong gia đình. 2) Thuyết tam tòng, tứ đức còn góp phần nhất định vào việc giữ gìn trật tự, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người phụ nữ trong quan hệ với gia đình, làng xóm, cộng đồng.

Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ đang có những mâu thuẫn, đấu tranh giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa thiện và ác; giữa lối sống lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới của người phụ nữ trong xã hội mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức xã hội khác, vừa phải đấu tranh để tự đổi mới giá trị truyền thống và khẳng định bản thân trong điều kiện đã đổi thay. Không ít chị em thành công vang dội ngoài xã hội nhưng lại lạnh lẽo cô độc ngay chính trong ngôi nhà của mình. Cho nên, muốn giữ được hạnh phúc gia đình, người phụ nữ hiện đại phải luôn tự nhắc nhở sau thành công của người phụ nữ là gia đình. Đừng bao giờ đẩy bản thân vào thế đánh đổi gia đình để lấy sự nghiệp. Vấn đề này đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả.

3.4.2. Mâu thuẫn giữa những quan niệm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng, tứ đức với những quan điểm tiên tiến trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, những quan điểm bảo thủ, lạc hậu do ảnh hưởng tiêu cực của

thuyết tam tòng, tứ đức.

Việt Nam là một trong những nước sớm ký Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và ủng hộ chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ. Phụ nữ cũng được cải thiện đáng kể về trình độ văn hóa, về điều kiện tham gia công tác xã hội, về vai trò trong hoạt động kinh tế cũng như trong việc nuôi dạy con cái trong gia đình. Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, trong xã hội, vẫn còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, những hạn chế của tư tưởng thuyết tam tòng, tứ đức đã ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng đạo đức mới của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Đó là tư tưởng: Trọng nam khinh nữ;


định kiến về giới; nạn tảo hôn; áp đặt hôn nhân; tâm lý lệ thuộc của phụ nữ vào người nam giới; hạn chế khả năng tham gia hoạt động xã hội của người phụ nữ; những vấn nạn như mại dâm.

Thứ hai, để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã và đang đặt ra những phẩm chất tiên tiến của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Đó chính là các phẩm chất, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có phẩm chất tự trọng để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, phụ nữ Việt Nam. Tự trọng để góp phần bảo vệ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và nét đẹp truyền thống trước những thách thức của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. Lòng tự trọng còn đem lại những giá trị đích thực cho người phụ nữ, hướng họ đến sống thiện, sống đẹp. Người phụ nữ ngày nay còn phải tạo cho mình một niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Có tinh thần vượt khó, có ý chí vươn lên. Thường xuyên rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân. Tích cực học tập lao động sáng tạo. Luôn tích cực rèn luyện sức khoẻ và giữ gìn vẻ đẹp thân thể. Trước yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người phụ nữ phải đảm đang để thực hiện hài hòa việc nhà, việc xã hội để vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình và có cơ hội phát triển. Người phụ nữ cần tự bồi dưỡng cho mình kiến thức văn hóa, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình v.v... Luôn ý thức sâu sắc về tinh thần tương thân, tương ái, đề cao nghĩa tình, coi trọng đạo lý, thuỷ chung son sắt. Luôn quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, tích cực tham gia hoạt động chung của cộng đồng, khắc phục tư tưởng ích kỷ hẹp hòi, đố kỵ với người khác v.v...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần kiên quyết loại bỏ những truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp, đồng thời qua thực tiễn khẳng định những giá trị mới nảy sinh phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã hội, tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức một cách nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực và tiêu cực. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống có lý tưởng lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá ích


Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 16

kỷ, chạy theo đồng tiền hết sức quyết liệt. Đạo đức mới của người phụ nữ vừa phải đấu tranh với quan điểm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng, tứ đức, vừa phải tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới.

Như vậy, những quan điểm bảo thủ, lạc hậu nêu trên do ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đã mâu thuẫn gay gắt với những quan điểm tiên tiến trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại. Mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải kết hợp hài hòa, hợp lý trên cơ sở lọc bỏ, kế thừa cái cũ và xây dựng cái mới trong xã hội hiện đại.

3.4.3. Mâu thuẫn giữa việc phát huy tính tích cực xã hội của người phụ nữ với tâm lý đánh giá thấp vai trò của người phụ nữ ở nam giới và tâm lý thụ động, mặc cảm, buông xuôi của chính bản thân người phụ nữ

Tính tích cực xã hội của người phụ nữ là tính chủ động sáng tạo và lòng hăng hái nhiệt tình của họ trong những hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và phụ nữ.

Ngày nay, cơ chế thị trường một mặt yêu cầu, mặt khác vừa tạo điều kiện cho người phụ nữ thể hiện tính năng động, sáng tạo, tính chủ động tích cực. Nó tích cực, chủ động, tự quyết trong cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, họ cũng tích cực tham gia các công tác xã hội. Trong rất nhiều lĩnh vực, người phụ nữ đã thể hiện tốt vai trò của mình hơn hẳn nam giới. Khái niệm “quyền lực mềm”- năng lực lãnh đạo riêng có của phụ nữ so với nam giới.

Tuy nhiên, tính tích cực của người phụ nữ lại bị chi phối, kìm hãm bởi những tiêu cực trong thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tâm lý hạ thấp vai trò của người phụ nữ ở nam giới và tám lý thụ động, ỷ lại của chính bản thân người phụ nữ.

Mặc dù mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức phụ thuộc vào trình độ học vấn, điều kiện môi trường kinh tế- xã hội của từng vùng dân cư nhưng có một thực tế là nam giới thường không đánh giá đúng vai trò của người phụ nữ.

Rất nhiều người chồng trong gia đình, chỉ mong muốn người vợ của mình “tòng” mình một cách tuyệt đối. Họ chỉ muốn người vợ học hành ở mức vừa phải, đủ để có một công việc ổn định sau đó là toàn tâm toàn lực chăm


sóc con cái, gia đình. Chính điều này họ đã có những bước cản vợ học hành nghiên cứu để phát triển con đường công danh. Bên cạnh đó, ngoài xã hội, nhiều người đàn ông cũng không đánh giá đúng vai trò của đồng nghiệp nữ nên đã không ủng hộ tuyệt đối nữ đồng nghiệp của mình vào các chức vụ lãnh đạo. Như vậy, ảnh hưởng tiêu cực trọng nam khinh nữ của nam giới đã cản trở người phụ nữ phát huy tính tích cực chủ động của mình trong gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức một bộ phận phụ nữ Việt Nam hiện nay sống an phận, tự ti, không phấn đấu vươn lên nâng cao học vấn, trình độ nhận thức, hiểu biết xã hội. Họ thờ ơ với nhận thức chính trị và pháp luật. Tư tưởng lạc hậu và sự không hiểu biết pháp luật đã đẩy phụ nữ đến suy nghĩ hết sức tiêu cực, đánh mất sự tự tin ở bản thân, không dám mạnh dạn đấu tranh. Những hạn chế đó vô hình chung đã kìm hãm sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ, tự họ đã hạ thấp vai trò và địa vị của mình trong gia đình và xã hội. Bài toán đặt ra cho phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là vừa giữ vững, phát huy được những giá trị và loại bỏ những hạn chế của thuyết tam tòng, tứ đức; đồng thời, xây dựng những phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại.

Chúng ta đã ban hành luật Bình đẳng giới nhưng thực tế vấn để bình đẳng giới lại chưa được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi từ gia đình và xã hội. Chúng ta phải có nhận thức và hành động đúng về vấn đề này để nâng cao hơn vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Mặt khác, việc làm này phải mang tính chất đồng bộ từ gia đình và xã hội để người phụ nữ có điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một số kinh nghiệm rút ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Như vậy, học thuyết tam tòng tứ đức của Nho giáo có ảnh hưởng và tác động lớn đến địa vị, vai trò của người phụ nữ Việt Nam trên nhiều bình diện tích cực và hạn chế.

Qua những phân tích đã được trình bày ở các phần trên của luận án, tác

giả đã trình bày rõ về ảnh hưởng tích cực của học thuyết tam tòng, tứ đức đối


với việc giáo dục và hoàn thiện người phụ nữ. Phải nói là hiếm có một học thuyết nào giáo dục đạo đức cho người phụ nữ lại đầy đủ và súc tích, ngắn gọn như quan điểm “Tứ đức” của Nho giáo. Nội hàm của việc giáo dục đạo đức hoàn thiện vẻ đẹp người phụ nữ đã được Nho giáo gói gọn vào trong bốn đức “Công- Dung- Ngôn- Hạnh”. Tự hoàn thiện mình theo các đức trên đã làm cho người phụ nữ Việt Nam đẹp hơn rất nhiều. Trong thời kỳ hiện đại, “Tứ đức” của người phụ nữ đã được mở rộng ra hơn trước đã làm tôn vinh hơn vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ Việt Nam. Dù tình hình kinh tế- xã hội có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì những giá trị tích cực của học thuyết ‘Tứ đức” nó vẫn luôn trường tồn, nó vẫn có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện người phụ nữ hiện đại.

Từ những mâu thuẫn được rút ra ở trên chúng ta thấy rằng, mặc dù bệ đỡ của Nho giáo là nhà nước phong kiến Việt Nam không còn nữa nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của nó thì vẫn còn tồn tại, thậm chí nhà nghiên cứu Lê Thị Quý đã nhận định: “Gần đây cách nghĩ đề cao nam giới và coi thường phụ nữ, một sản phẩm của Nho giáo dường như đang được phục hồi ở một số vùng (ở Việt Nam)” [165, tr.301]. Một trong những bằng chứng của vấn đề này là việc hiện nay nhu cầu sinh con trai ngày càng gia tăng đặc biệt các gia đình trí thức, ở những nơi có điều kiện kinh tế- xã hội tốt lại đang sử dụng các phương tiện y học để sinh con trai theo ý muốn. Điều này cũng đã được trình bày ở phần trên của luận án. Bên cạnh đó, trong xã hội Việt Nam còn nhiều tình trạng bất bình đẳng giới về vấn đề việc làm, về phân công lao động nam nữ trong gia đình, về bạo lực gia đình…

Từ thực trạng trên chúng ta rút ra kinh nghiệm cho vấn đề này đó là:

Thứ nhất, bản thân người phụ nữ Việt Nam phải tự vươn lên để hoàn thiện mình, bảo vệ mình. Họ phải nhận thức được rằng không có ai giúp người phụ nữ giải phóng bản thân mình bằng chính họ. Bên cạnh đó, người phụ nữ phải nhận thấy được thiên chức thuộc về bản năng của mình (chăm lo gia đình, con cái) để tự hoàn thiện mình và từ đó họ mới có được một cuộc sống hạnh phúc. Họ phải không ngừng học tập, rèn luyện theo các đức “Công- Dung- Ngôn- Hạnh” theo tinh thần của thời đại mới. Làm theo những


có nghĩa là người phụ nữ đang dần nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của

mình điều này góp phần vào việc nâng cao sự ổn đinh, phát triển của xã hội.

Thứ hai, xã hội và đặc biệt là nam giới cần phải nhận thức được tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo là tiêu cực bởi nó là sản phẩm của một học thuyết được sinh ra cách chúng ta mấy nghìn năm khi mà những người sáng lập ra nó muốn xây dựng một học thuyết có tính củng cố trật tự gia đình và xã hội cao và họ phải sử dụng một số biện pháp đầy khắc nghiệt với một số đối tượng trong gia đình và xã hội để phục vụ mục đích của mình

Thứ ba, xã hội và đặc biệt là nam giới cần phải thay đổi lại nhận thức của mình về người phụ nữ, nhất là phụ nữ Việt Nam. Trong lịch sử và hiện nay, người phụ nữ Việt Nam có công lao to lớn đối với công cuộc dựng nước và giữ nước. Địa vị và quyền lực thực sự của người phụ nữ Việt Nam cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ Trung Quốc và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á khác. Chính vì vậy, người phụ nữ nói chung và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đề cao, trân trọng.

Thứ tư, cần phải giáo dục thường xuyên hơn nữa về vấn đề tiêu cực của học thuyết này. Bởi vì, những ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết này đã ăn sâu vào trong đời sống của người dân đặc biệt là theo nhận định của Lê Thị Quý là trong thời gian gần đây, những ảnh hưởng này có phần trỗi dậy. Đây là một việc làm cần thiết, mang tính chất thường xuyên và phải có sự phối hợp của nhiều bên: bản thân người phụ nữ, nhận thức của nam giới, nền giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội và các biện pháp thiết thực của các tổ chức, cơ quan chính quyền của nhà nước và địa phương.

Tiểu kết chương 3

Đạo đức Nho giáo nói chung và đạo đức người phụ nữ trong Nho giáo qua thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng sâu sắc đến vị trí, vai trò và đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện rõ ở cả mặt tích cực và hạn chế. Vai trò tích cực của nó là phát huy vấn đề tu dưỡng đạo đức, lối sống vị tha, trọng nghĩa tình của người phụ nữ. Tác động tiêu cực của nó là củng cố tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng, độc đoán trong gia đình và ngoài xã hội. Mức độ, phạm vi, hệ quả


của sự ảnh hưởng này đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay cũng rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh...vươn lên khẳng định bản thân trên nhiều lĩnh vực cuộc sống. Thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết khi đưa ra quan điểm và giải pháp cụ thể. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Mâu thuẫn giữa những quan niệm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng, tứ đức với những quan điểm tiên tiến trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Mâu thuẫn giữa việc phát huy tính tích cực xã hội của người phụ nữ với tâm lý thụ động, mặc cảm, buông xuôi do ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo.

Những mâu thuẫn cơ bản nêu trên đòi hỏi để phát huy nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng phụ nữ mới ở nước ta hiện nay. Cũng chính từ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của học thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam và sự phát triển của xã hội cho giúp cho chúng ta đúc kết được nhiều kinh nghiệm để khắc phục mặt hạn chế và phát huy mặt tích cực của học thuyết nhằm nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Mặt khác, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định giá trị lớn lao của Nho giáo- một học thuyết có nhiều mặt tích cực và trong quá trình tồn tại của mình nó đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC

ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY


4.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Quán triệt quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh trong việc kế thừa các giá trị thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Trong tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh thường sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù đạo đức Nho giáo nhưng không giữ nội dung cũ, mà bỏ đi những mặt bảo thủ, lỗi thời, đồng thời, đưa vào đó những nội dung, ý nghĩa mới phù hợp với đạo đức người cách mạng. Chính vì vậy, trong quá trình khai thác Nho giáo, Hồ Chí Minh luôn luôn chủ động thực hiện với mục đích trong sáng và một phương pháp tư duy biện chứng.

Hồ Chí Minh rất coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người coi trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu bức thiết là giải phóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”. Người khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [95, tr.112]. Bên cạnh đó, Người cho rằng: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [101, tr.523]. Như vậy, Người đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa yêu cầu phát triển xã hội với vấn đề giải phóng phụ nữ.

Quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh đã đấu tranh vì quyền bình đẳng trên rất nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình. Điều này đã được ghi rõ trong điều 24 chương 3 của Hiến pháp 1959:

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí