6. Duyên dáng 70,5%
7. Giữ gìn vẻ đẹp trong cuộc sống bản thân 88,9%
8. Nghiêm túc tôn trọng người khác 94,1%
Nguồn: Lê Minh [107, tr.127].
Trong tám chuẩn mực trên thì bốn chuẩn mực thuộc về tác phong, thói quen; bốn chuẩn mực thuộc phong cách sống, quan hệ, giao tiếp. Kết quả này cho thấy tính kế thừa và phát triển chuẩn mực của dung trong quan niệm truyền thống. Nét đẹp thanh lịch, duyên dáng xưa vẫn được giữ gìn cho tới ngày nay. Sự thanh tao, lịch lãm của người phụ nữ, được thể hiện ngay ở dáng vẻ bên ngoài nhưng thực chất nó đã phản ánh văn hóa truyền thống đã được chắt lọc, truyền nối. Nét đẹp thanh lịch được đánh giá trong nếp sống hàng ngày của gia đình, trong cơ quan, ngoài xã hội đặc biệt là những nơi công cộng. Tuy nhiên, đất nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên thanh lịch đòi hỏi phải đi đôi với thói quen tác phong công nghiệp thì người phụ nữ mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Vấn đề đáng lưu ý ở đây là người phụ nữ phải biết làm đẹp thế nào để cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, với hình thức của bản thân, với thời gian công việc và với chuẩn mực của xã hội mới. Phụ nữ ngày nay ý thức rõ một điều không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp. Đa số phụ nữ Việt Nam hiện đại đã chú ý đến việc chăm sóc hình thức của mình. Nhiều người phụ nữ có điều kiện đã chi phí nhiều tiền bạc vào dịch vụ làm đẹp với mong muốn bản thân mỗi ngày một đẹp hơn. Mặt khác, có thực tế, nhiều phụ nữ Việt Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn đang chạy theo các trào lưu ăn mặc hở hang, phong cách trang điểm loè loẹt của văn hóa phương Tây một cách thái quá. Hiện tượng này cho ta thấy nó đi ngược lại văn hóa truyền thống của cha ông. Quan điểm kế thừa không yêu cầu người phụ nữ hiện đại phải “bê nguyên xi” trang phục truyền thống của dân tộc, cũng không cho phép phủ định sạch trơn nó. Phủ định nét đẹp truyền thống, chạy theo văn hóa ngoại lai một cách thái quá là phủ định chính mình, người phụ nữ trở nên kệch cỡm giữa đời thường. Đáng ngại là xu hướng này không có chiều hướng giảm mà còn có nguy cơ tăng ở lứa tuổi thanh niên trong giai
đoạn hiện nay. Chính thực trạng này cho thấy quan niệm dung cần được duy
trì mặt tích cực của nó.
Có thể bạn quan tâm!
- Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Tạo Ra Tâm Lý Thụ Động Phụ Thuộc Vào Chồng Làm Cản Trở Sự Phát Triển Của Người Phụ Nữ Hiện Nay
- Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Là Rào Cản Gây Bất Bình Đẳng Giới
- Người Làm Chính Các Việc Chăm Sóc Con, Chăm Sóc Người Già -
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Từ Ảnh Hưởng Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Trong Nho Giáo Đối Với Người Phụ Nữ Việt Nam Hiện Nay
- Mâu Thuẫn Giữa Những Quan Niệm Bảo Thủ, Lạc Hậu Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Với Những Quan Điểm Tiên Tiến Trong Việc Xây Dựng Chuẩn Mực Đạo
- Kế Thừa Các Giá Trị Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Phải Nhằm
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Ngôn
Ngôn được chú trọng về ngôn từ nhã nhặn, kín đáo, âm thanh của lời nói nhỏ nhẹ, dễ nghe. Ngôn còn là việc coi trọng nội dung của ngôn từ, chú ý sao cho lời ăn tiếng nói “vừa lòng” mọi người và đặc biệt là “vừa lòng” bề trên. Ngôn biểu hiện tâm hồn con người. Người nhân đức tiếng nói trong sáng, ấm áp. Người cay nghiệt, tiếng nói rin rít qua kẽ răng. Trong quan niệm ngôn, sự gắn kết giữa “tòng” với “đức” được biểu hiện rõ nét. Một người phụ nữ chuẩn mực phải biết lắng nghe lời chồng dạy bảo, làm theo lời chồng; trong mọi trạng thái tình cảm đều phải nói năng dịu dàng, chuẩn mực
Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp. Nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang của một người phụ nữ. Ngôn còn đòi hỏi người phụ nữ phải biết lúc nào được nói, lúc nào nên im lặng. Phép tắc, chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bởi nó là phương tiện thể hiện tư duy, thể hiện nét đẹp văn hóa của con người. Ẩn sâu trong quan niệm về ngôn của Nho học là sự phân biệt về giới, về đẳng cấp với mục đích đảm bảo quyền lợi cho người đàn ông trong gia đình và xã hội.
Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển đất nước, Đảng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế quốc tế; xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập; tăng trưởng kinh tế gắn liền với dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội. Tính chất công việc mà nữ giới đảm nhận trong thời kỳ này rất phức tạp, vì thế không thể lúc nào, ở đâu, họ cũng khép nép, thưa, bẩm như người phụ nữ xưa. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, ngôn từ trong giao tiếp đang dần được trí tuệ hóa, khoa học hóa. Nó mang đặc điểm ngắn gọn, súc tích, truyền tải hàm lượng thông tin nhanh, gọn, hiệu quả. Cách thức chuyển tải thông tin cũng không thuần tuý chỉ có lời nói trực tiếp kèm theo cử chỉ, điệu bộ như xưa, nó được đa dạng hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một yêu cầu nhưng đồng thời cũng là ưu thế của
thời đại công nghiệp. Mặt khác, nó cũng chính là thách thức đối với việc gìn giữ giá trị của tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào phần hạn chế của việc sử dụng ngôn ngữ của chị em phụ nữ hiện nay. Đó là ngôn ngữ chợ búa, tiếng “nóng”... Nhiều em nhỏ còn ăn nói thiếu lễ phép, văng tục, chửi bậy, những câu từ có nội dung thiếu trong sáng, phản động; nói bậy... có ảnh hưởng xấu đến lớp trẻ. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nên người phụ nữ Việt Nam phải biết học nói, tiếp thu những lời răn dạy của cha ông. Trước tình trạng trên thì lời nói của người phụ nữ phải lễ phép, tôn kính, có trật tự trên dưới... vẫn là một nguyên tắc cần cho sự phấn đấu của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Hạnh
Trong Nho giáo, tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá phẩm chất của con người là đạo đức. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người trên mọi lĩnh vực. Chính vì lẽ đó, khi giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng tứ đức của Nho giáo làm công cụ giáo hóa đối với người phụ nữ đã đặt đức hạnh vào vị trí quan trọng bậc nhất trong bốn đức. Hạnh là nội dung bên trong và được biểu hiện ra hình thức bên ngoài là công, ngôn, dung. Giá trị của người phụ nữ cao hay thấp là do đức hạnh quyết định chủ yếu. Đức hạnh của người phụ nữ bộc lộ thông qua các mối quan hệ xã hội và gia đình: quan hệ vợ - chồng, quan hệ con cái - cha mẹ, anh - em, quan hệ dân - vua quan, họ hàng, làng xóm. Đức hạnh là cái gốc đích thực, cái cốt lõi của nhân cách. Trên cơ sở đó, Nho giáo chủ trương xây dựng mẫu người phụ nữ có đạo đức, nhân cách theo quan niệm của xã hội phong kiến. Chủ trương giáo dục người phụ nữ cách xử lý nhường nhịn, tòng theo người đàn ông. Người phụ nữ đức hạnh phải biết đối nhân xử thế sao cho nhân hậu, không làm mất lòng người, giữ gìn danh tiếng cho gia đình, cho chồng, cho con và cả gia tộc. Đức hạnh còn đòi hỏi người phụ nữ phải biết chịu thương chịu khó, gánh vác mọi việc của gia đình, thuỷ chung vô điều kiện với chồng. Nếu người chồng có vũ phu, chơi bời, năm thê bảy thiếp thì người vợ vẫn phải cam chịu, thủ tiết. Như vậy, đức hạnh chính là sợi dây thắt chặt mối quan hệ giữa tam tòng và tứ đức.
Người phụ nữ làm trọn đạo tòng để trọn đạo hạnh. Đức hạnh là trung tâm, là mục đích để phụ nữ Việt Nam xưa vươn tới.
Hiện nay, vì điều kiện kinh tế - xã hội nước ta đã thay đổi nên những yếu tố cổ hủ, lạc hậu trong quan niệm về đức hạnh người phụ nữ cũng đã dần dần được loại bỏ. Nhưng sự loại bỏ đó không có nghĩa là đức hạnh của người phụ nữ theo quan niệm cũ không còn có giá trị nữa bởi vì hiện nay ngoài việc tham gia công tác xã hội thì thiên chức của người phụ nữ vẫn là làm vợ, làm mẹ và làm con (con dâu).
Thứ nhất, vai trò làm vợ
Người vợ là người bạn đời của chồng. Họ là người cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình như chức năng sinh sản, chức năng làm kinh tế, chức năng nuôi dạy con cái, chức năng giao tiếp... Với thiên chức của người phụ nữ khi làm vợ, họ luôn tinh tế, nhạy cảm, nhẫn nại, vun đắp tình yêu vợ chồng. Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều biến động, nên bất cứ lúc nào, công việc của người đàn ông cũng có thể thành công hay bị thất bại. Hơn ai hết, người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần, là người sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, thất vọng... Trách nhiệm của họ đó là đáp ứng nhu cầu sinh lý, thoả mãn nhu cầu tinh thần, thuỷ chung với chồng và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của chồng. Sự đồng cảm hòa thuận giữa hai người là sự gắn kết bền chặt nhất cho mối quan hệ hôn nhân. Đây cũng là nét đẹp truyền thống trong quan niệm về đạo vợ chồng xưa mà người phụ nữ hiện đại cần phát huy. Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy vai trò làm vợ của người phụ nữ trong giai đoạn hiện đại rất quan trọng. Nhìn chung, nó vẫn dựa trên nền tảng quan niệm truyền thống nhưng với mức độ cao hơn, rộng hơn.
Thứ hai, vai trò làm mẹ.
Gia đình chịu sự chi phối của xã hội và xã hội chịu sự tác động của nhân tố gia đình. Môi trường xã hội không tốt sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của các thành viên trong gia đình. Muốn có xã hội tốt đòi hỏi phải có sự giáo dục hiệu quả bắt đầu từ gia đình mà ở đó người mẹ đóng vai trò đặc biệt. Người mẹ là tấm gương đầu tiên và suốt cả cuộc đời cho con học tập, phấn đấu. Mẹ còn là người thầy đầu tiên dạy con, trực tiếp trao truyền văn hóa cho
con. Người mẹ hiện đại không đơn thuần thực hiện chức năng mang nặng đẻ đau, đẻ con trai để nối dõi tông đường mà chủ yếu đánh giá về việc nuôi dạy con như thế nào. Người mẹ giáo dục con biết kính trọng người già, thương yêu và kính trọng người thân trong gia đình, giúp con rèn luyện ý thức say mê học tập, lao động, định hướng tương lai cho con. Người mẹ là người cùng con vui chơi, tâm sự và qua đây họ có thể nắm bắt những diễn biến phức tạp về tình cảm, nhận thức, hành động của chúng giữa môi trường sống ngày một phức tạp. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì người mẹ tạo cho con cái cảm giác yêu thương, tin tưởng, vững vàng khiến cho con tự tin hơn trong cuộc sống hiện đại. Yêu cầu của xã hội hiện đại là người mẹ phải nuôi dưỡng con trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt về cả thể lực và trí lực. Đây có lẽ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để khẳng định phẩm hạnh người mẹ trong xã hội hiện đại.
Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ trong bất cứ thời đại nào. Trong xã hội truyền thống, thiên chức làm mẹ khiến người phụ nữ phải chịu đựng, hy sinh quá nhiều. Ngày nay, yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại lại khiến cho nhiệm vụ này mang tính chất phức tạp hơn, đòi hỏi người phụ nữ phải phấn đấu không ngừng để hoàn thiện. Dù trong thời điểm nào của lịch sử, hình mẫu người mẹ luôn là biểu tượng của sự trong sáng, vị tha, dịu hiền và hy sinh. Đây có lẽ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để khẳng định phẩm hạnh người mẹ trong thời kỳ hiện đại.
Tuy nhiên, hiện nay dưới sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường nhiều người mẹ quá bận rộn với những lo toan vất vả, mải mê với việc kiếm tiền nên đã sao nhãng việc chăm sóc con cái. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi thực hiện cuộc điều tra xã hội ở 843 bà mẹ đã nhận được kết quả như sau: 15% trong số họ dành thời gian cho con cái một ngày từ 5-10 phút; 18% dành 15 phút để hỏi han đến việc học hành của con; 24% thú thực là do quá bận rộn việc làm ăn mà không ngó ngàng gì đến việc học hành của con [126, tr.145]. Bên cạnh hiện tượng người mẹ là tấm gương tốt đẹp cho con học tập, có một số người mẹ lại sống buông thả, vi phạm pháp luật... Họ không thể là mẫu hình cho con, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của chúng. Kết quả của những trường hợp này là con cái của họ trở nên hư
hỏng và là nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Trong số các vụ án đã bị khởi tố thì có hơn năm nghìn đường dây ma tuý bị phát giác, các vụ chiếm đoạt tài sản của tư nhân và nhà nước có tội phạm là phụ nữ với nhiều mức phạt lên đến chung thân, tử hình. Tình hình nghiêm trọng đó đã dẫn đến sự băng hoại về đạo đức, phá vỡ trật tự bình yên trong các gia đình. Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là tăng trưởng kinh tế đi liền với duy trì kỷ cương xã hội và người đầu tiên phải thấy được trách nhiệm của mình là những người mẹ. Đứng trước yêu cầu của xã hội thì người đầu tiên thực hiện chức năng giáo dục con cái cũng là người mẹ.
Qua ứng xử giao tiếp hàng ngày, qua quá trình dạy dỗ nuôi dưỡng con người mẹ tự nhìn nhận và hoàn thiện bản thân, tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức, phấn đấu không ngừng. Đây chính là quan niệm được phát triển lên từ chuẩn mực đức hạnh trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thứ ba, vai trò làm con
Hạnh của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới còn thể hiện ở cách ứng xử trong gia đình và xã hội với vai trò làm con. Việc lựa chọn con dâu nhất là dâu trưởng rất công phu và kỹ càng như người xưa vẫn nói “lựa được con dâu sâu con mắt”, nếu không chọn được con dâu ngoan hiền thì nhà đó coi như không có phúc bởi cha ông ta vẫn quan niệm rằng “dâu dữ mất họ”. Ngày nay, tiêu chuẩn làm dâu không còn quá khắt khe như trước. Nhưng, ở thời đại nào cũng cần người con dâu ngoan, hiếu thảo biết cư xử đúng mực với bố mẹ chồng và anh em họ hàng nhà chồng. Bởi vì, trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong tổ chức cuộc sống gia đình, tạo không khí vui vẻ về tinh thần và về vật chất cho các thành viên. Tài năng, đức hạnh của người phụ nữ là điều kiện quan trọng cho một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Để có gia đình như thế, người con dâu phải biết phân công lao động trong gia đình phù hợp; quản lý chi tiêu trong gia đình có kế hoạch; biết được sở thích của từng thành viên để động viên kịp thời; biết những điều cơ bản về nữ công gia chánh; phải là tấm gương tốt trong gia đình và ngoài xã hội. Trong thực tế, đã có nhiều phụ nữ vừa đảm nhiệm tốt công việc xã hội, vừa làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, gìn giữ những giá trị truyền
thống của gia đình và dòng tộc. So với thời phong kiến, nội dung phẩm hạnh của người phụ nữ hiện đại còn được khẳng định ở trách nhiệm với các quan hệ khác trong xã hội như trong quan hệ với làng xóm, cơ quan... Làm được điều đó, những người con trong xã hội hiện đại đã và đang phát huy nét đẹp trong tứ đức của Nho giáo.
Tóm lại, hiện nay, mặc dù bệ đỡ của Nho giáo là chế độ phong kiến không tồn tại nữ nhưng Nho giáo nói chung và thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội nước ta. Thuyết tam tòng, tứ đức đã đi sâu vào trong văn hóa, tư tưởng, nếp sống, thói quen của xã hội. Sự ảnh hưởng của nó được thể hiện trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Sự ảnh hưởng của tam tòng, tứ đức không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến nam giới và từ đó nó lại ảnh hưởng ngược lại với phụ nữ. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện khác nhau ở từng đối tượng, từng ngành nghề và từng khu vực sống. Ở các vùng nông thôn- trình độ dân trí còn thấp thì sự ảnh tưởng tiêu cực đó cao hơn các khu vực thành phố.
Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ ở đâu trong lĩnh vực nào, vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng không thể vắng bóng. Chúng ta có quyền tin tưởng, hi vọng họ sẽ có một cuộc sống, một công việc và một vị thế ngày càng xứng đáng hơn với những gì mà chị em phụ nữ luôn cần mẫn, chắt chiu và cống hiến cho cuộc đời. Tứ đức luôn là một trong những thước đo giá trị của người phụ nữ. Tuy nhiên, nội dung của nó, nếu biết kết hợp và vận dụng linh hoạt trong cuộc sống hiện đại, tứ đức xưa sẽ mãi là những lời dạy bảo có giá trị đối với phụ nữ Việt Nam trong thời hiện đại đầy cơ hội và thử thách.
Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử từ khi được truyền bá, tam tòng đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa xã hội của nước ta. Sự ảnh hưởng của đạo tam tòng được thể hiện rõ trên hai bình diện tiêu cực và hạn chế. Mặt khác, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, sự ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế cũng thể hiện khác nhau. Vấn đề ở đây là chúng ta cần biết gạn đục khơi trong, vận dụng và tiếp thu những giá trị tích cực của tư tưởng này để phát
huy vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, qua đó củng cố trật tự gia đình và xã hội.
3.3. NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT
TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự khác biệt giữa người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc So sánh giữa vị trí vai trò của người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc là điều quan trọng để thấy rằng mặc dù cũng chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng tam tòng, tứ đức của Nho giáo nhưng địa vị và vai trò của người phụ nữ Việt Nam cao hơn rất nhiều so với địa vị và vai trò của người phụ nữ Trung Quốc, từ đó chỉ ra được vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam
trong sự phát triển của xã hội.
Trong thời kỳ phong kiến, việc tiếp nhận các lý tưởng của Nho giáo đã làm hạn chế cuộc sống tương đối tự do của phụ nữ cho đến thời đó, trước hết là phụ nữ ở các tầng lớp trên (những người được sống trong gia đình chịu nền giáo dục của Nho giáo) và dần dần là hạn chế tự do của phụ nữ trong xã hội nói chung tại các nước đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và trong một chừng mực nhỏ hơn, Việt Nam.
Địa vị của người phụ nữ Việt Nam có tính chất đặc biệt hấp dẫn ở chỗ đã từng và hiện vẫn đang ở mức độ cao hơn so với địa vị phụ nữ ở Trung Quốc.
Như đã trình bày ở phần trên, người phụ nữ Việt Nam đã góp phần to lớn vào thành công của công cuộc dựng nước và giữ nước như Hai Bà Trưng, nguyên phi Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân… Cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo đó là cùng đề cao tính gia trưởng, nhưng khác với kiểu cách của người Trung Quốc, vào thế kỷ XIII, một chế độ quan chức dành cho người phụ nữ Việt Nam đã được sáng lập. Các phụ nữ như nhà giáo Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm đã lập ra trường học và nhiều môn sinh của các bà đã thi đỗ và trở thành quan chức cấp cao của triều đình.
Trong cả luật pháp và phong tục, phụ nữ Việt Nam đều còn giữ được địa vị cao. Ở thế kỷ XVII- XVIII, các người con gái trong gia đình được thừa kế bình đẳng với các con trai, con gái có thể xây dựng gia đình và cư trú tách biệt khỏi cha mẹ. Hơn nữa, “người chồng không có được quyền thừa kế nếu