Người Làm Chính Các Việc Chăm Sóc Con, Chăm Sóc Người Già -


những tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của những người phụ nữ Việt Nam như Võ Thị Sáu, 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc.

Bên cạnh đó còn có biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng gạt nước mắt động viên con cháu ra chiến trường, chịu thương chịu khó, thông minh dũng cảm khi nuôi giấu bộ đội cách mạng như mẹ Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Thứ… Có lẽ chưa có một quốc gia nào trong chiến tranh lại có lực lượng phụ nữ hùng hậu, kiên cường, đảm đang như ở Việt Nam. Trong chiến tranh chống Mỹ chúng ta có “Đội quân tóc dài” - dưới sự chỉ đạo của thiếu tướng Nguyễn Thị Định - là niềm tự hào của dân tộc, nỗi khiếp sợ của kẻ thù như Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta” [46].

Đề cao vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến tranh, Hồ Chí Minh đã nói: “nhân dịp 8/3 tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chúc các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ. Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc, phụ nữ đang gánh vác một phần quan trọng” [7] hay “trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất” [32, tr.30]. Hồ Chí Minh đã giành rất nhiều tình cảm cho phụ nữ Việt Nam, Người trao tặng họ tám chữ vàng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Ngày nay, công cuộc Đổi mới của đất nước đã đem lại sự thay đổi lớn về vai trò và địa vị của người phụ nữ. Nội dung của đức công không bị bó hẹp trong phạm vi gia đình mà ngày càng mở rộng hơn trong lĩnh vực xã hội (bao hàm trong nước và quốc tế). Trong thời đại mới, quan niệm về nội dung, tính chất công việc của người phụ nữ được nhìn nhận ở hai phương diện: Một là, đảm đang công việc gia đình, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần một cách hợp lý. Hai là, bằng năng lực của mình, họ tham gia vào công việc xã hội để tạo thu nhập cho gia đình, nâng cao tri thức cá nhân và góp phần vào sự phát triển của xã hội.


Vai trò của người phụ nữ được thể hiện khá rõ nét trên cả hai phương diện đối nội và đối ngoại của gia đình. Xét theo phương diện thứ nhất - phương diện “đối nội” - vai trò của người phụ nữ trong gia đình

Hiện nay, những công việc nội trợ trong gia đình nhìn chung vẫn do người vợ thực hiện. Với tỉ lệ đặc biệt cao: nấu ăn 77,9%, mua thực phẩm 86,9%, giặt quần áo: 77,6% và chăm sóc con 51,4% do người vợ đảm nhận. Có sự chênh lệch nhau giữa công việc của phụ nữ ở thành phố và nông thôn, miền núi. Ở thành phố, tỷ lệ người vợ thực hiện các công việc trên đã giảm hơn so với nông thôn và miền núi [7]. Có sự chênh lệch này là do các nguyên nhân sau: Một là, có nhiều hơn những đồ gia dụng, tiện nghi hiện đã giúp cho các công việc này trở nên đơn giản hơn, đỡ tốn thời gian và sức lực. Hai là, nhiều ông chồng đã tự giác, chia sẻ các công việc nội trợ cùng vợ. Ba là, một số gia đình có điều kiện thì thuê người chuyên giúp việc. Bốn là, các dịch vụ xã hội phục vụ cho nhu cầu của gia đình ngày càng phong phú, đa dạng.

Như vậy, chức năng gia đình được chuyển dần một phần cho xã hội, Nhưng dù có thay đổi thế nào đi nữa thì về cơ bản công việc nội trợ trong gia đình vẫn là do người phụ nữ đảm nhiệm. Nghiên cứu về việc phân công lao động giữa nam và nữ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, chăm sóc người già, người ốm:

Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già -

người ốm, dạy bảo con

Đơn vị tính: %


Công việc

Người làm


Chăm sóc con

Chăm sóc người Già, người ốm

Dạy Con

Vợ

43,3

28,6

19,2

Chồng

2,3

3,7

6,9

Cả hai

52,1

63,0

72,5

Người khác

2,3

4,7

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 13

Nguồn: Nguyễn Đăng Bình [7, tr.173].

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy tỷ lệ người phụ nữa làm công việc chăm sóc con, chăm sóc người già và người ốm, dạy bảo cao hơn người


chồng, nhưng tỷ lệ vợ chồng cùng chia sẻ cũng thay đổi nhiều. Đây là một sự chuyển biến tích cực trong phân công lại lao động gia đình - nam giới đã có trách nhiệm hơn, giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn trong những công việc gia đình.

Đối với vấn đề đóng góp kinh tế cho gia đình thì người phụ nữ cũng chiếm tỷ lệ đóng góp cao. Trong truyền thống cũng như trong xã hội công nghiệp những thập kỷ trước đây, nguồn sống của gia đình chủ yếu là do người đàn ông mang lại. Ngày nay, sự phân công lao động đó đã có nhiều biến đổi và mặc dù vai trò của người đàn ông rất quan trọng trong việc mang lại thu nhập cho gia đình nhưng người phụ nữ với vai trò và vị thế mới của mình, cho thấy họ đóng vai trò lớn trong việc tạo ra của cải. Nhiều gia đình đã trở thành những đơn vị kinh tế nhỏ có khả năng thích ứng cao với cách làm ăn mới tạo ra hiệu quả kinh tế thiết thực.

Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình

Đơn vị tính: %


Ước tính đóng góp của bản than

Nam

Nữ

Người làm chủ yếu

10,3

9,8

Người đóng góp hơn ½

21,3

13,0

Người đóng góp 1/2 đến 1/3

32,3

35,6

Dưới 1/3

17,1

21,9

Không đáng kể

18,9

19,7

Tổng

48,66

51,34

Nguồn: Lê Đức Quý [124, tr.171].

Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình giới tính người trả lời

Đơn vị tính: %


Người đóng

góp

Giới tính


Vợ


Chồng

Con gái

Con Trai



Ông

Người

Khác

Nam

59,9

34,8

1,0

2,6

0,6

0

1,1

Nữ

68,6

27,2

1,5

2,2

0,1

0,1

0,3

Chung

64,3

31,0

1,3

2,4

0,3

0,05

0,7

Nguồn: Nguyễn Đăng Bình [7, tr.180].


Theo bảng thống kê trên, phụ nữ là đối tượng đóng góp nhiều công sức

làm ra của cải và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình.

Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh

Đơn vị tính: %


Người đóng

góp

Giới tính


Vợ


Chồng

Con gái


Con trai


Người

Khác

Nam

54,8

40,8

1,2

2,0

0,3

0,9

Nữ

64,4

29,1

1,4

3,9

0,4

0,8

Chung

60,0

34,5

1,3

3,0

0,4

0,8

Nguồn: Nguyễn Đăng Bình [7, tr.181].

Bảng trên cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình hiện nay chủ yếu do những người phụ nữ thực hiện. Theo điều tra, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004 và 5% năm 2011. Không chỉ thế, người phụ nữ là người giữ vai trò quan trọng trong việc nắm giữ tài chính gia đình.

Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình theo vùng điều tra

Đơn vị tính: %


Vùng điều tra


Người quản lý


Thành phố


Đồng bằng

Trung du miền núi


Chung

Vợ

66,2

55,3

68,5

61,5

Chồng

3,7

9,6

10,3

8,6

Cả 2

27,1

30,5

18,7

26,3

Của ai tự quản

2,0

2,0

1,3

1,8

Nguồn: Lê Đức Quý [124, tr.105].

Qua bảng thống kê trên, nhận thấy, người phụ nữ chính là “tay hòm chìa khóa”, là người giữ kinh tế chính trong gia đình. Chức năng này của phụ nữ không đơn thuần như một người thủ quỹ quản lý tài chính mà đòi hỏi sử dụng thế nào sao cho hợp lý. Việc mua sắm chi tiêu trong gia đình là một bài


toán khó đòi hỏi người phụ nữ vừa phải tỉ mỉ, cẩn thận những cũng phải nhạy bén, tinh tường trước sự lên xuống về giá cả và chất lượng của thị trường. Họ phải biết lo chu toàn mọi việc, mua sắm vật dụng phù hợp cho tiêu dùng, sinh hoạt và còn phải biết tiết kiệm sao cho vừa có của ăn của để, phòng khi có chuyện bất thường. Đảm bảo cuộc sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình là sự đóng góp hữu hình của người phụ nữ vào đời sống vật chất của gia đình một cách có văn hóa.

Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải biết đối nhân xử thế tốt với các thành viên trong gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ còn góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống. Đằng sau sự thành công của người đàn ông chính là công sức lớn lao và sự hy sinh của người phụ nữ.

Xét theo phương diện thứ hai “đối ngoại” - vai trò của người phụ nữ ở

ngoài xã hội ngày càng được khẳng định.

Nền văn minh công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, công nghệ kỹ thuật, những đô thị lớn... đã tạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất, các ngành dịch vụ xã hội và một số công việc có thu nhập cao. Hiện nay, trình độ giáo dục của người phụ nữ ngày càng được nâng cao rõ rệt. Nếu như trước năm 1945 khoảng 95% phụ nữ Việt Nam mù chữ, ký vào văn bản phải dùng điểm chỉ thì hiện nay 91,4% phụ nữ biết đọc, biết viết. Trình độ của phụ nữ cũng được tăng lên rất nhiều. Theo thống kê, hiện nay ở nước ta tỷ lệ nữ tốt nghiệp cao đẳng là 61%, đại học là 36,24% (100 cử nhân, có 36 nữ), thạc sĩ 33,95%, (100 thạc sĩ có 34 nữ), tiến sĩ 25,69% (100 tiến sĩ có 24 nữ) và 4% là tiến sĩ khoa học, giáo sư là 4%. Phụ nữ là nông dân chiếm 70% lao động nữ trong cả nước, họ là lực lượng chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới. Đa số họ đã có ý thức chủ động tiếp nhận, thích nghi với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất và thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Những năm gần đây một số nữ nông dân đã trở thành nhà doanh nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Họ là người đi đầu trong phong trào nữ nông dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng đời sống nông thôn mới...


Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Trong đó, đa số phụ nữ làm việc trong các ngành như giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ... Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam, 50,3% người làm công ăn lương. Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là người có thu nhập. Hiện nay, số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống... chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông vận tải, xây dựng, khai khoáng... có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ [184]. Đó là những người có công góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp, góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Nhiều phụ nữ đã trở thành “Những bông hồng vàng Việt Nam” - đây là niềm tự hào cho phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

Đối với vấn đề tham gia quản lý nhà nước, phụ nữ chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước từ cấp Trung ương đến cơ sở. Trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam phụ nữ chiếm 27,3%. Năm 2013, tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội ở nước ta chiếm 24,40% - đứng thứ 2 trong ASEAN [184]. Đây là điều rất tự hào của phụ nữ nước ta so với các nước trong khu vực. Liên hợp Quốc đánh giá “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”.

Như vậy, phụ nữ trong xã hội mới đã tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất và các hoạt động xã hội khác. Có nhiều phụ nữ năng động, tài giỏi đã trở thành người làm kinh tế chính trong gia đình. Do có địa vị trong lĩnh vực kinh tế, phần lớn phụ nữ ngày nay đã ý thức được vị trí, vai trò của mình nên họ rất tự tin, có bản lĩnh. Xã hội càng hiện đại thì yêu cầu về công việc đối với phụ nữ càng cao, phạm vi càng được mở rộng, tính chất càng phức tạp. Vấn đề nổi bật hiện nay là người phụ nữ phải đảm bảo hài hòa việc của gia đình và việc xã hội. Đây chính là sự đóng góp công sức của phụ nữ hiện đại đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, là sự cố gắng giữ


gìn nét đẹp của đức công truyền thống; là sự hòa hợp, vươn lên tầm cao của thời đại mới. Như trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại” [164].

Ngày nay, nhiều phụ nữ mải theo công việc, theo đồng tiền mà quên nhiệm vụ của mình trong gia đình. Họ không có thời gian chăm lo cho gia đình nên làm cho gia đình bất ổn, con cái không được giáo dục hoàn thiện về nhân cách. Người phụ nữ phải nhận thấy rằng, thiên chức làm vợ, làm mẹ- là người xây tổ ấm của gia đình là trách nhiệm của họ. Họ phải biết kết hợp hài hòa về thời gian để giải quyết tốt công việc gia đình và xã hội.

Dung

Dung theo quan niệm của Nho giáo được hiểu là vẻ đẹp hình thức, thể hiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, trang điểm tạo nên sự đoan trang nói chung. Chuẩn mực vẻ đẹp xưa với người phụ nữ là vẻ đẹp thuỳ mị, kín đáo, duyên dáng... Ngay trong quan niệm về hình thức cũng đã thể hiện vị trí khiêm nhường của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Theo quan niệm cũ, vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ là nhuộm răng đen, búi tóc đuôi gà, mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao với tác phong e lệ, khép nép, nhẹ nhàng, tươi tắn.

Vẻ đẹp hình thức luôn gắn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, ứng xử. Nho giáo luôn chú trọng việc xây dựng một vẻ đẹp hoàn thiện đối với người phụ nữ. Quan niệm của Nho giáo về đức dung đã góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Những giá trị tích cực của dung vì vậy vẫn còn ảnh hưởng trong xã hội ngày nay. Xã hội mới có nhiều biến đổi trên nhiều lĩnh vực, quan niệm về cái đẹp có thêm nhiều tiêu chí mới, nhưng chuẩn mực về cái đẹp thuỳ mị, duyên dáng, nữ tính vẫn có giá trị đối với con người hiện đại.


Làm đẹp là nhu cầu thẩm mĩ của tất cả mọi người. Mỗi thời đại có quan điểm thẩm mĩ khác nhau, nhưng thời nào cũng vậy, cái đẹp của người phụ nữ gắn chặt với vị trí và vai trò của họ. Ngày nay, người phụ nữ có nhu cầu làm đẹp rất cao. Bản thân người phụ nữ cũng không ngừng phấn đấu để có vẻ đẹp toàn diện về hình thức từ trang phục, trang điểm, cử chỉ, điệu bộ đến cái đẹp trong tâm hồn, nhân cách. Xã hội cũng tạo nhiều điều kiện cho họ làm đẹp. Những năm gần đây, rất nhiều trung tâm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ được thành lập, nhiều bệnh viện thẩm mỹ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của chị em. Đề cao vẻ đẹp hình thức là một điều quan trọng trong cuộc sống hiện đại, nhưng tuyệt đối hóa, chạy theo nó một cách mù quáng lại là sai lầm lớn. Cái đẹp hình thức phải luôn đi đôi với cái đẹp nội dung. Cái đẹp nội dung đứng một mình mà không có cái đẹp hình thức thì chưa phải là cái đẹp hoàn thiện. Trước đây, dân gian thường truyền miệng: Cái nết đánh chết cái đẹp! Với người phụ nữ Việt Nam hiện nay cái nết “không đánh chết” cái đẹp. Cái nết - cái đẹp cùng tồn tại trong một con người theo tính quy định của cặp phạm trù nội dung - hình thức, trong đó cái nết là nội dung, cái đẹp là hình thức. Cái nết cùng kết hợp với cái đẹp tồn tại thì cái đẹp mới thực sự toàn diện. Vì vậy, nội hàm của cái đẹp hiện đại được mở rộng ra bao gồm cái đẹp trí tuệ, tài năng, học vấn, kinh nghiệm, đạo đức, tác phong...

Phụ nữ ngày nay không chỉ biết làm đẹp cho bản thân mà còn biết làm đẹp cho ngôi nhà của mình, cho chồng con. Để góp phần vào việc xây dựng cảnh quan văn hóa gia đình, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bài trí, sắp xếp các vật dụng trong nhà một cách khoa học, thẩm mỹ, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho các thành viên. Đây là nội dung mới của đức dung hiện đại, nó được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống xưa. Kết quả khảo sát chuẩn mực: tác phong, thói quen, phong cách sống:

1. Năng động, linh hoạt

90%

2. Nhanh nhẹn, khẩn trương

82,5%

3. Trật tự, gọn gang

86,6%

4. Nhã nhặn, tế nhị

87,6%

5. Thanh cao, lịch lãm

76,6%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022