Khả Năng Phát Triển Nghề Nghiệp Của Công Việc

thể biết được mình có khả năng phù hợp với công việc không và sự đánh giá của lãnh đạo về sự phù hợp đó để có cách bố trí, sắp xếp giúp nhân viên mình phát huy được năng lực của bản thân và làm họ cảm thấy hứng thú hơn với công việc mà họ đảm nhận.

1.3.2.2. Khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc


Cũng theo thuyết hai yếu tố của Fredrick Herzberg, trong nhóm nhân tố dẫn đến sự thỏa mãn của nhân viên có yếu tố: sự thăng tiến và sự phát triển do vậy khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc cũng là yếu tố quan trọng để tạo động lực làm việc của nhân viên.

Khả năng phát triển nghề nghiệp là điều mà bất kỳ cá nhân người lao động nào khi tham gia làm việc đều mong muốn có khả năng nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp cho công việc của mình. Một công việc mà người ta nhìn vào bị giới hạn trên hoặc không có khả năng phát triển thì khi thực hiện công việc đó người ta cũng thấy chán nản, ngược lại một công việc có khả năng phát triển sẽ giúp người lao động nỗ lực hơn để có thể vươn tới tầm xa hơn.

Khả năng phát triển nghề nghiệp phụ thuộc lớn nhất vào trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và vị trí công việc mà mỗi cá nhân đang đảm nhiệm, người lao động muốn phát triển được nghề nghiệp thì tự bản thân họ phải có khả năng tiếp nhận thông tin và không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng giải quyết công việc. Một nhà quản lý, muốn thu được nhiều lợi ích hơn phải luôn tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng và phát triển nghề nghiệp của mình. Còn người lao động khi đã được thỏa mãn nhu cầu thì sẽ có động lực thúc đẩy làm viẹc nâng cao hiệu quả hơn nữa.

1.3.2.3. Cơ hội thăng tiến của công việc


Cơ hội thăng tiến là một yếu tố cũng rất được người lao động quan tâm. Khi thực hiện một công việc người lao động luôn nhìn khả năng thăng tiến của mình trong nghề nghiệp đó.

Một công việc mà có khả năng thăng tiến, phát triển là một công việc thu hút được nhiều ứng cử viên tham dự. Trên thị trường, những công việc mà có khả năng thăng tiến ngày càng trở lên có giá trị. Trong doanh nghiệp cũng vậy, một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

công việc mà bản thân nó có giá trị, có khả năng thăng tiến cao hơn cũng như phát triển nghề nghiệp cao hơn sẽ là động lực giúp người lao động hăng say trong công việc, tìm kiếm, khám phá để đạt được mục tiêu trong công việc đó.

Để tạo động lực cho người lao động, người lãnh đạo trong doanh nghiệp luôn phải tạo điều kiện làm việc cho nhân viên làm việc tốt đặc biệt là tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến trong công việc để nhân viên có thể phát huy năng lực, phát triển nghề nghiệp và có cơ hội đạt được vị trí và sự vinh quang cao hơn trong công việc là một việc cần thiết và phải thường trực trong tư tưởng mỗi người lãnh đạo.

Thực trạng và một số giải pháp tạo động lực làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thủ Đô - 5

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân


1.3.3.1 Thâm niên công tác.


Hiện nay, thâm niên công tác được coi là một trong những yếu tố dùng để xem xét khi tiến hành đề bạt, thăng thưởng chứ không phải là yếu tố quyết định chính. Nhưng quan tâm tới thâm niên công tác cũng thể hiện sự quan tâm của nhà lãnh đạo đối với nhân viên, làm cho họ cảm thấy mình có giá trị thực sự cho công ty, góp phần tạo thêm động lực làm việc cho người lao động.

1.3.3.2 Tiềm năng


Tiềm năng của người lao động là vô cùng phong phú và đa dạng, là một trong những nhân tố đóng góp vào sự hưng thịnh của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý cần có những chính sách và sự quan tâm hợp lý để phát huy hết tiềm năng của người lao động, làm cho họ trở thành những phần tử nhiệt huyết, luôn sẵn sàng cống hiến ý tưởng để đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

1.3.3.3 Kinh nghiệm.


Khi tuyển chọn và sử dụng lao động, hầu hết các cơ quan tổ chức đều dựa trên tiêu chí kinh nghiệm làm việc và đó cũng là một điều kiện để cơ quan tổ chức xem xét chế độ lương bổng và đãi ngộ. Tuy nhiên không hẳn lúc nào kinh nghiệm cũng hay và có thể sử dụng được, có những kinh nghiệm chỉ áp dụng được trong tình huống cụ thể nào đó. Chỉ có những kinh nghiệm thực sự phục vụ được cho công việc của nhân viên thì mới nên được coi trọng và

phát huy.


1.3.3.4 Nhân viên trung thành.


Trong công ty, nhân viên trung thành là những người có số năm công tác nhiều hơn những người khác và trong những thời kỳ doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng những nhân viên đó vẫn đồng tâm hiệp sức cùng với công ty vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được thành công. Do đó, khi áp dụng các chính sách tạo động lực cho người lao động, các nhà quản lý cần phải quan tâm chú trọng tới cả yếu tố này để có thể nâng cao hơn nữa động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp.

1.3.3.5 Sự hoàn thành công tác.


Nếu khi nhân viên hoàn thành suất sắc công việc nhưng chỉ nhận được mức lương và đãi ngộ bằng hoặc thấp hơn những nhân viên trung bình khác thì sẽ gây ra tâm lý nản lòng. Điều này sẽ làm triệt tiêu động lực làm việc của người lao động. Nhưng nếu như nhân viên hoàn thành tốt công việc mà nhà quản lý đem lại cho họ mức lương cao, các hình thức thưởng hợp lý, nhiều cơ hội thăng tiến, …thì bản thân nhân viên sẽ cảm thấy rất tự hào và có hứng thú, nhiệt tình hơn trong công việc, họ sẽ cố gắng đóng góp sức mình nhiều hơn cho công ty.

Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên phải được xem xét hết sức công bằng, khách quan và phải dựa trên các tiêu chí cụ thể mà người lao động phải được biết trước. Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải truyền đạt hết sức rõ ràng về các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc đến nhân viên của mình và ứng với mỗi mức độ hoàn thành công việc thì người lao động đuợc hưởng chế độ đãi ngộ như thế nào. Đây là một điều hết sức quan trọng để tạo động lực cho nhân viên trong doanh nghiệp.

1.3.4. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp


Ngoài những nhân tố bên trong doanh nghiệp tạo động lực lao động còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Thứ nhất, thị trường lao động: thị trường lao động là một yếu tố tác động không nhỏ tới hoạt động tạo động lực của Công ty, cụ thể là những chính sách tạo động lực nhằm thu hút nhân tài, lưu giữ và sử dụng khả năng của nhân tài đến đâu và đi kèm với nó là các chính sách nhân sự khác nhau. Thực tế thị trường lao động hiện này đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, thiếu lao động có chất xám… dẫn tới chính sách nhân sự của các công ty cũng phải có những thay đổi để thích ứng trong việc giữ và tìm kiếm nhân tài, vì thế mà chính sách liên quan tới tạo động lực cũng cần thay đổi theo.

- Thứ hai, chính sách của Nhà nước về lao động: sự thể hiện của các chính sách này thông qua các văn bản pháp luật quy định hành vi và việc làm của chủ sử dụng lao động và người lao động cho nên việc xây dựng những chính sách nhân sự phải phù hợp với những quy định của Pháp luật và thực hiện đầy đủ theo các quy định của Pháp luật. Các doanh nghiệp khi trả lương cho nhân viên luôn có những căn cứ rõ ràng – đó chính là các quy định của pháp luật. Hoạt động tạo động lực trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và doanh nghiệp không thể đảm bảo được tất cả các yếu tố này một cách tối ưu hoàn toàn. Chính vì vậy sự có mặt của luật pháp và các quy định của chính phủ sẽ tạo ra sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động nhằm góp phần nâng cao động lực làm việc của họ trong doanh nghiệp

- Thứ ba, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng ngành về lao động. Sự cạnh tranh dẫn tới việc các công ty cùng ngành có những chính sách thu hút nhân sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải chủ động trong việc lưu giữ người của doanh nghiệp và tạo ra được lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực ấy.

- Thư tư, Một nền kinh tế tăng trưởng, suy thoái hay có nhiều biến động cũng là một trong những nhân tố tác động tới chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Mức lương của người lao động có thể được tăng lên hoặc hạ xuống thấp hơn mức ban đầu. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp sẽ sa thải bớt nhân viên nhằm đảm bảo duy trì quỹ lương ở mức cần thiết để công ty không bị thua lỗ. Còn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, có nhiều việc làm mới được tạo ra và tiền lương của người lao động cũng được

các doanh nghiệp quan tâm đúng mực hơn. Nhiều doanh nghiệp tăng lương hoặc có thêm các chính sách thưởng và các phúc lợi khác dành cho người lao động để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn.

1.4. Các biện pháp tạo động lực lao động


Động lực làm việc là một phạm trù tâm lý rất lớn, nó vô hình nhưng lại biểu hiện hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Do tính chất phong phú và rộng rãi của tạo động lực cho nhân viên, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều lý thuyết gia đã cố gắng lý giải và đưa ra các quy luật, hệ thông hóa các nguyên nhân cho một hành động hay một hành vi nào đó của người lao động trong công việc song chưa có một chuẩn mực rõ ràng nào.

Dựa trên học thuyết về tạo động lực của Maslow về hệ thống nhu cầu thứ bậc của con người và học thuyết về sự công bằng của Stacy Adam đã trình bày, để giúp nhà quản lý biết được cách làm thế nào để tạo được động lực lao động, một số gợi ý sau sẽ giúp nhà quản lý biết cách sử dụng các biện pháp để tạo động lực lao động.

- Tạo động lực bằng các yếu tố vật chất (kích thích vật chất)


- Tạo động lực bằng các yếu tố tinh thần (kích thích tinh thần)


1.4.1 Công cụ kinh tế.


1.4.1.1 Các công cụ kinh tế trực tiếp


* Tiền lương


Chúng ta bất kỳ ai khi đi làm đều có thể đặt câu hỏi rằng: “Tại sao người ta lại phải đi làm?”. Maslow đã đưa ra cách lý giải rằng: Người ta đi làm để kiếm sống, và như vậy thỏa mãn được nhu cầu tồn tại. Chúng ta đều biết rằng, bình thường một khi bị bỏ đói, không ai không muốn đi làm để có cái ăn thay vì nằm đấy để chết. Nói rộng ra, mọi người đều cần phải tồn tại và muốn tồn tại thì phải bỏ sức ra để đổi lấy thức ăn, quần áo mặc. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần biết lý do căn bản này để tính vào việc trả lương cho nhân viên. Làm sao để mức lương tối thiểu đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ tức là với đồng lương đó họ có thể sống được. Những doanh nghiệp vì lý do nào đó mà trả lương

rất ít cho nhân viên thường là những nơi phát sinh ra các vấn đề tiêu cực. Người ta đôi khi chấp nhận đồng lương rẻ là vì không còn cách nào khác. Thực tế về sau, khi người làm công ăn lương nhận ra rằng đồng lương này không thỏa mãn được nhu cầu tồn tại cơ bản của mình, dù bản chất tốt đến đâu, họ cũng sẽ tìm cách nào đấy để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu này. Và cũng theo Maslow nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu thấp thỏa mãn thì được cầu cao hơn lại xuất hiện, cứ như thế và để thỏa mãn nhu cầu đó doanh nghiệp luôn luôn phải xem xét và tìm hiểu.

Khái niệm:


Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương:

- Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.

- Đối với Việt Nam, khi tiến hành cải cách tiền lương, chính phủ đã thống nhất quan điểm coi tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Quan điểm trên cho đến nay vẫn không thay đổi.

Tiền lương là thu nhập chủ yếu giúp người lao động duy trì và nâng cao mức sống cho họ và gia đình họ và họ có thể hòa đồng với trình độ văn minh trong xã hội. Ở một mức độ nhất định, tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị uy tín của một người đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội.

Tiền lương còn thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động. Nhân viên luôn tự hào với mức lương của mình; khi nhân viên cảm thấy việc trả lương không xứng đáng với việc làm của họ, họ sẽ

không hăng hái, không tích cực làm việc hoặc rời bỏ doanh nghiệp để tìm một công việc mới. Dó đó có thể nói, hệ thống tiền lương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động của một doanh nghiệp, một tổ chức.

Như vậy, tiền lương lúc này được hiểu là số tiền mà chủ sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động tiêu hao trong quá trình làm việc.

Một số yêu cầu và nguyên tắc trả lương cho người lao động


Yêu cầu:


- Cơ cấu tiền lương của doanh nghiệp nên gồm có hai phần: phần cố định và phần linh hoạt để dễ dàng điều chỉnh khi có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến trả công.

- Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và đảm bảo tính công bằng trong trả lương.

- Việc trả lương phải căn cứ vào năng lực và sự cố gắng, sự đóng góp của nhân viên đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

- Cách tính lương phải đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng để bất cứ người lao

động nào cũng có thể hiểu và kiểm tra được.


Nguyên tắc trả lương:


- Trả lương bằng tiền mặt, không được trả bằng hiện vật.


- Trả lương phải đảm bảo năng suất tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.


- Khi xác định mức lương cho một công việc, doanh nghiệp phải xem xét giá trị công việc đối với doanh nghiệp và tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc công bằng ngang nhau cho các lao động như nhau.

- Tiền lương phải được trả trực tiếp cho người lao động, đầy đủ đúng thời hạn.

- Mức lương phải dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương này phải bằng hoặc lớn hơn mức tiền lương tối

thiểu nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.


- Khi trả lương cần xem xét các yếu tố như: thâm niên công tác, tuổi tác, sự biến động của giá cả sinh hoạt.

- Các doanh nghiệp nên đưa công đoàn (ở những nơi có tổ chức này) tham gia vào quy trình xây dựng hệ thống tiền lương ngay từ đầu nhằm bảo đảm khai thác hệ thống này một cách dễ dàng.

Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà các cơ quan, tổ chức áp dụng các hình thức trả lương phù hợp (trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian hoặc hình thức trả lương hỗn hợp) nhằm góp phần nâng cao động lực cho người lao động, làm cho họ hăng say hơn trong công việc và đóng góp nhiều hơn cho cơ quan, tổ chức của mình.

* Tiền thưởng:


Tiền thưởng là khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động, cho những thành tích và đóng góp của họ vượt trên mức quy định. Tiền thưởng được chi trả định kỳ vào cuối quý hoặc cuối năm, hoặc chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như: hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách hoặc cho các cải tiến có giá trị.

Nếu việc khen thưởng nhân viên là đúng đắn thì có thể góp phần tăng thêm nỗ lực dẫn tới sự thành công của tổ chức, ngược lại nếu việc khen thưởng không thỏa đáng sẽ gây tâm lý bực mình cho những người đang mong chờ, kỳ vọng được khen thưởng và có thể gây cho họ cảm giác thất vọng. Như vậy, mỗi cơ quan, tổ chức cần có những chính sách khen thưởng hợp lý, đúng đắn để có thể làm tăng động lực làm việc của nhân viên nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

* Phụ cấp lương.


Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Phụ cấp góp phần bù đắp thêm cho người lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/05/2023