Thống Kê Các Quốc Gia Điển Hình Áp Dụng Phương Thức Marketing Đa Cấp

4.1. Mô tả mô hình

Giới hạn mỗi cấp độ chỉ có 2 nhánh con. Tiền hoa hồng dựa trên "chu kỳ", người phân phối được trả một khoản cố định bất kỳ khi nào mỗi nhánh đạt được một số lượng hàng bán nhất định. Tiền hoa hồng được trả thêm khi khối lượng hàng bán ở mỗi nhánh cân xứng. Công ty không trả dựa theo tất cả các tầng, mà thay vào đó, dựa trên một mức doanh số nhất định tối đa (trong một khoảng thời gian, thường là một tuần).

Hệ thống trả thưởng này dựa trên doanh số bán hàng bất kể cần có bao nhiêu tầng mới đạt được tổng doanh số đó. Vì thế số tầng giữa phân phối viên và một người được phân phối viên tuyển mộ thì không thật sự quan trọng nữa.

Vấn đề quyết định liệu phân phối viên có nhận được hoa hồng từ người đó không tuỳ thuộc anh ta ở tầng mấy mà là có lượng doanh số bao nhiêu trong toàn bộ các tầng của phân phối viên và người đó.

Một kế hoạch Nhị phân điển hình thường thanh toán dồn. Chẳng hạn, bạn có thể nhận hoa hồng mỗi lần chân yếu hơn tích lũy được doanh số 1000 USD. Nếu bạn đạt được tiêu chuẩn đó thì có thể là một tuần một lần.


Về bản chất mô hình nhị phân là mô hình ma trận với giới hạn 2 người ở chiều rộng, không giới hạn chiều sâu.

Sơ đồ 4: Mô hình nhị phân


Phân phối viên


Nguồn: http://kinhdoanhtheomang.com

 

4.2. Ưu điểm4.3. Hạn chế

4.2. Ưu điểm

Lợi thế của hệ thống này so với ma trận chuẩn là bạn có thể dễ dàng hưởng lợi từ những mức doanh số sinh ra từ nhiều cấp bên dưới bạn, nếu như đủ doanh số cần thiết.

Tuy phân phối viên chỉ được phép đỡ đầu cho hai người ở tầng I nhưng lại được phép đăng ký lại một lần nữa vào mạng lưới của mình ở một vị trí khác để tăng thêm thu nhập từ khoản hoa hồng gián tiếp.

4.3. Hạn chế

Vì chỉ có thể ký được hai người trực tiếp bên dưới mình, phân phối viên rốt cuộc phải chịu một cấu trúc hai chân - hai nhánh lần lượt chia ra các nhánh khác bên dưới. Nếu một nhánh trong mạng lưới hoạt động hiệu quả nhưng nhánh còn lại không bán được chút sản phẩm nào thì phân phối


viên sẽ không được lĩnh khoản hoa hồng gián tiếp. Tuy nhiên hai chân khó cân bằng nhau (một chân sẽ tạo ra được nhiều doanh số hơn chân còn lại).

Hệ thống nhị phân chi trả dựa trên doanh số cả bên yếu hơn trong hai chân. Những người này nhìn chung thường phát triển được một chân và bạn buộc phải cân bằng doanh số bằng người do mình tuyển mộ (ở một chân khác của mình) nhằm để hưởng lợi từ số lượng lan ra.

Do mỗi phân phối viên đều có thể đăng ký lại nhiều lần vào một mạng lưới nên sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong mạng lưới, ngăn cản mạng lưới phát triển bền vững.

Tóm lại, trong 4 kiểu mô hình trả thưởng gồm có 2 nhóm chính là mô hình bậc thang và mô hình ma trân.

- Mô hình bậc thang: gồm 2 loại: Mô hình bậc thang - thoát ly và mô hình bậc thang không thoát ly (Mô hình một cấp).

- Mô hình ma trận: Mô hình ma trận chặt (giới hạn cả chiều rộng và chiều sâu) và mô hình nhị phân (giới hạn 2 người ở chiều rộng, không giới hạn chiều sâu).

Trong các mô hình trả thưởng trên, mô hình bậc thang thoát ly được nhiều nhà kinh tế cho là ưu việt nhất. Nó huy động được tối đa năng lực của mọi thành viên trong mạng lưới và ngăn chặn được suy nghĩ ỷ lại ở cả tầng trên và tầng dưới, buộc mỗi phân phối viên đều phải hoạt động tích cực vì cả lợi ích của bản thân và doanh nghiệp.

Như vậy chúng ta đã có cái nhìn toàn diện hơn về thế nào là marketing đa cấp, lịch sử phát triển của ngành nghề này trên thế giới và một số mô hình marketing đa cấp thường gặp, vậy tình hình phát triển của marketing đa cấp hiện tại ở các nước khác trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở chương II.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM‌

 

I. HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TRÊN THẾ GIỚIBảng 2: Thống kê các quốc gia điển hình áp dụng phương thức marketing đa cấp1. Tăng trưởng về doanh sốHình 5: Doanh số bán lẻ của marketing đa cấp từ năm 1998-2007.2. Tăng trưởng về số lượng người tham giaHình 6: Số lượng người tham gia marketing đa cấp từ năm 1998-2007.II. HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM2. Nhận thức của người dân Việt Nam về marketing đa cấp4. Phân tích hoạt động marketing đa cấp của một số công ty tại Việt Nam4.1. Công ty Avon Products Incorporation (AVON)Bảng 3: Chiết khấu dành cho phân phối viên của AvonBảng 4: Hạn mức tín dụng theo doanh sốBảng 5: Thanh toán cho hình thức trả chậm4.2. Công ty TNHH Thương mại Lô HộiBảng 6: Bảng giá sỉ và giá lẻ một số sản phẩm của công ty Lô HộiIII. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM1. Kết quả đạt được2. Hạn chế và tồn tại2.1. Chủng loại sản phẩm2.2. Giá cả sản phẩm2.3. Chính sách của công ty3. Nguyên nhân của những hạn chế3.1. Từ góc độ quản lý Nhà nước3.2. Từ góc độ doanh nghiệp3.3. Từ góc độ người tiêu dùng

I. HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TRÊN THẾ GIỚI

Marketing đa cấp trên thế giới đã ra đời gần 100 năm nay, mặc dù trước đây có rất nhiều dư luận, điều tiếng nhưng qua thời gian, marketing đa cấp đã chứng tỏ được sự hiệu quả trong bán hàng và đóng góp to lớn cho nền kinh tế thế giới.

Theo thống kê của Hiệp hội các quốc gia kinh doanh theo mạng – marketing đa cấp, các quốc gia có áp dụng phương thức marketing đa cấp có doanh thu lên tới con số hàng chục tỷ đô la Mỹ và số người tham gia đạt tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu người tham gia.

Bảng 2: Thống kê các quốc gia điển hình áp dụng phương thức marketing đa cấp


STT


Đất nước


Năm

Doanh thu

Số người tham gia

(US$)

1.

Hoa Kỳ

2007

30,8 tỷ

15.000.000

2.

Nhật Bản

2006

20,39 tỷ

2.700.000

3.

Brazil

2007

9,1 tỷ

1.900.000

4.

Hàn Quốc

2007

9 tỷ

3.187.933

5.

Đức

2006

8,297 tỷ

713.537

6.

Mexico

2007

3,986 tỷ

1.900.000

7.

Nga

2007

2,78 tỷ

3.375.849

8.

Pháp

2007

2,393 tỷ

223.000

9.

Malaysia

2006

2,06 tỷ

4.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 7


10.

Đài Loan

2007

1,7 tỷ

4.530.000

11.

Thái Lan

2006

1,363 tỷ

4.100.000

12.

Úc

2007

1,2 tỷ

610.000

13.

Canada

2007

1,42 tỷ

550.831

14.

Colombia

2007

1,2 tỷ

771.360

15.

Phần Lan

2007

854 triệu

670.000

16.

Indonesia

2006

800 triệu

7.557.328

17.

Tây Ban Nha

2007

747 triệu

144.000

18.

Nam Phi

2007

708 triệu

934.000

19.

Ấn Độ

2006

691 triệu

1.400.000

20.

Ukraina

2007

449 triệu

708.347

21.

Thụy Điển

2007

400 triệu

100.000

22.

Philippines

2006

378 triệu

1.906.172

23.

Cộng hòa Séc

2007

326 triệu

218.143

24.

Singapore

2007

325 triệu

575.000

25.

Rômani

2007

300 triệu

210.000

26.

Equado

2007

280 triệu

250.000

27.

Phần Lan

2007

251 triệu

96.000

28.

Hungary

2007

203 triệu

240.155

29.

Hồng Kông

2007

182 triệu

110.000

30.

Quốc gia khác


534 triệu

179.946

Total

115,1 tỷ

62.976.430

Theo thống kê trên, có thể thấy ngoài các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ (doanh thu 30,8 tỷ đô la Mỹ với 15.000.000 người tham gia), Nhật Bản (doanh thu 20,39 tỷ đô la Mỹ với 2.700.000 người tham gia), Đức


(doanh thu 8,297 tỷ đô la Mỹ với 713.537 người tham gia), Vương quốc Anh (3,564 tỷ đô la Mỹ cùng 419.500 người tham gia), Mexico (doanh thu 3.986 tỷ đô la Mỹ với 1.900.000 người tham gia) thì các nền kinh tế châu Á cũng là địa điểm lý tưởng để marketing đa cấp phát triển vượt bậc, điển hình như Hàn Quốc (9 tỷ đô la Mỹ doanh thu với 3.187.933 người tham gia, Malayxia (2,06 tỷ đô la Mỹ doanh thu với 4.000.000 người tham gia) và Đài Loan (1,7 tỷ đô la Mỹ với 4.530.000 người tham gia). Điều đó chứng tỏ, các nền kinh tế ở khu vực châu Á cũng nhanh nhạy nắm bắt xu hướng của thị trường, mau chóng áp dụng và có được những thành quả nhất định.

1. Tăng trưởng về doanh số

Cũng theo thống kê của Hiệp hội các quốc gia kinh doanh theo mạng (WFDSA), doanh số bán lẻ và lượng người tham gia ngày càng gia tăng lên theo từng năm.

Ngày đăng: 04/01/2024