Sự Phát Triển Của Marketing Đa Cấp Trên Thế Giới Hiện Nay


đánh giá được nó thông qua hoạt động thực tế của các nhà phân phối. Nếu chính sách thưởng nghiêng về việc tuyển người hơn là việc bán hàng thì vẫn bị coi là "hình tháp ảo".‌

3. Lịch sử hình thành của marketing đa cấp

3.1. Sự ra đời của marketing đa cấp

Không ai dám khẳng định chính xác thời điểm ra đời của marketing đa cấp. Theo những tài liệu hiện nay người ta cho rằng: Marketing đa cấp xuất hiện từ trước chiến tranh thế giới thứ hai, và người được coi là cha đẻ của nó là Karl Renborg.

Karl Renborg là một nhà hoá học người Mỹ. Ông có một thời gian làm việc khá dài tại Trung Quốc (20 năm), trong thời gian ở đây, nhà hoá học này đã từng bị bắt giam vào nhà tù Tưởng Giới Thạch. Điều kiện trong tù vô cùng thiếu thốn và khổ cực, đặc biệt là thường xuyên bị đói, thức ăn không có chất dinh dưỡng, rất nhiều người đã phải bỏ mạng. Là một nhà hoá học, ông hiểu được tầm quan trọng của các vi chất, vì vậy, ông đã tìm cách để bổ sung những chất đó, ví dụ như cạo từng chút sắt từ chiếc đinh gỉ để cung cấp sắt cho cơ thể. Nhờ vậy, Karl Renborg đã sống sót. Sau khi thoát khỏi nhà tù và trở về nước, một ý tưởng mới mẻ đã đến với ông: Những vi chất và vitamin cần thiết cho cơ thể như thế thì tại sao ta lại không chế tạo những thực phẩm bổ sung cho những người bị thiếu chúng? Và ông bắt đàu tạo ra thực phẩm chức năng đầu tiên từ cây đinh lăng.

Tuy nhiên, thực phẩm chức năng không dẽ dàng được chấp nhận như vậy. Mặc dù Karl Renborg đề nghị những người quen của mình dùng thử sản phẩm nhưng không ai muốn thử nghiệm một thứ còn quá mới mẻ, lạ lẫm như thế, hơn nữa, một thứ cho không như vậy thì liệu có an toàn? Sau nhiều lần thuyết phục mà không được, ông đã nghĩ ra một ý tưởng độc đáo, ý tưởng ấy đã tạo ra một ngành kinh doanh đấy triển vọng của thế kỉ 21, một hình thức marketing, phân phối hàng hoá vô cùng hiệu quả - kinh doanh theo mạng. Ông Renborg đề nghị các bạn của ông tự truyền bá thông tin về chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng cho họ. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu truyền bá sản


phẩm đến những người tiếp theo có quan hệ với họ. Đây chính là khởi nguồn của hình thức marketing đa cấp.

Kết quả là những người quen của bạn bè ông, những người quen của những người quen ấy,… đã tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm của Karl Renborg, khiến cho rất nhiều người biết đến sản phẩm này. Điều này đã mang lại cho công ty “Vitamin Californias” (thành lập năm 1934) của ông lượng doanh thu bán hàng vượt qúa sức tưởng tượng. Điểm đặc biệt là ở chỗ, công ty không hề thuê một cán bộ kinh doanh nào, người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm. Cũng vì vậy , công ty không hề mất bất kỳ chi phí quảng cáo nào. Do bỏ qua khâu trung gian phân phối cũng như tiết kiệm được chi phí quảng cáo nên những người tham gia vào hệ thống nhận được tiền hoa hồng rất cao. Công ty đổi tên thành “Nutrilite Products” năm 1939, tiếp tục bán hàng dưới hình thức này. Không chỉ vậy, ông còn dạy cho những người tham gia truyền bá sản phẩm tự xây dựng cho mình một hệ thống, trở thành người bảo trợ, tìm thêm thành viên mới, cung cấp cho họ nhứng thông tin về sản phẩm. Khi đó, công ty không chỉ trả cho họ hoa hồng từ những sản phẩm họ bán được mà từ cả những sản phẩm mà người do đích thân họ tiếp nhận bán ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Tuy rằng mới chỉ áp dụng một tầng nhưng Karl Renborg vẫn được coi là ông tổ của hình thức marketing đa cấp, và năm 1940 được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của MLM.

3.2. Giai đoạn phát triển của marketing đa cấp

Hoạt động marketing đa cấp tại công ty TNHH Noni Vina - thực trạng và giải pháp phát triển - 5

Richard Poe lần đầu tiên đề cập đến các giai đoạn phát triển của marketing đa cấp trong cuốn sách “Làn sóng thứ ba”. Trong cuốn này, ông đã chia sự phát triển của mô hình kinh doanh đa cấp theo bốn giai đoạn: 1940 – 1979 giai đoạn tiềm ẩn, 1979 – 1989 giai đoạn bắt đầu, 1990 – 1999 giai đoạn đa thị trường, và từ năm 2000 trở đi sẽ là giai đoạn phát triển toàn cầu

3.2.1. Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn này được gọi là phi chính thức, do mới hình thành nên chưa hề có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định về nó, nó gần như bị xã hội gạt ra ngoài vòng pháp luật. Cũng trong thời gian này, do cuốn sách hướng dẫn “Làm thế nào để có


sức khoẻ tốt và giữ được sức khoẻ tốt” đã đưa ra những lời lẽ gây hiểu lầm rằng đây là thuốc chữa được rất nhiều loại bệnh tật, công ty Nutrilite đã bị FDA buộc phải dừng việc đưa ra những cam kết chữa bệnh, nó đã gây ra dư luận không tốt về hình thức kinh doanh này. Nhất là vào những năm 1970, nhiều người đã đánh đồng marketing đa cấp với hình tháp ảo, họ lên tiếng phản đối vô cùng mạnh mẽ, các công ty kinh doanh đa cấp bị chỉ trích nặng nề. Từ năm 1975 đến năm 1979, Amway (công ty kinh doanh đa cấp do Rich De Vos và Jey Van Andel sáng lập, thế hệ thứ hai sau Nutrilite) liên tiếp phải ra hầu toà. Cuối năm 1979, sau bốn năm, Amway đã được trả lại sự trong sạch và Toà án thương mại Liên bang Hoa Kỳ cũng phải công nhận về mặt luật pháp rằng: kinh doanh đa cấp là một ngành kinh doanh hoàn toàn hợp pháp. Đây cũng là mốc đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thứ nhất khó khăn và đầy thử thách với marketing đa cấp.

Trong thời kỳ này, thực hiện kinh doanh theo mô hình này chỉ có khoảng 30 công ty và chỉ bó hẹp trong phạm vi nước Mỹ.

3.2.2. Giai đoạn thứ hai

Đây được gọi là giai đoạn bùng nổ của marketing đa cấp, hàng trăm công ty kinh doanh đa cấp mọc lên mỗi ngày, với hàng triệu tư vấn viên gia nhập mỗi năm. Trong thời kỳ sau khi toà án ra phán quyết công nhận sự trong sạch của Amway, chỉ trong bốn năm (1979 – 1983), có khoảng gần năm triệu người gia nhập hệ thống kinh doanh theo mạng. Như John Kalench đã nói: “Đó là thời kỳ hoàn toàn tự do đối với các nhà kinh doanh – đơn giản là thời kỳ nở rộ đối với các doanh nghiệp và cuốn hút mọi người vào đó”. Đây cũng là thời kỳ phát triển và chọn lọc một cách tự nhiên nhất của marketing đa cấp. Sở dĩ có được điều này là do mô hình kinh doanh này đã nhận được sự công nhận của chính quyền, hơn thế nữa lại được công nghệ mới với sự trợ giúp đắc lực của máy vi tính, marketing đa cấp đã thực sự tạo nên một “làn sóng mới” trong kinh doanh. Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh theo mạng lại có thời điểm sôi động như bước đột phá vào những năm 80. Giá thành vận chuyển hàng không thấp đã làm giảm đi ý nghĩa của yếu tố thời gian và không gian, và những người tham gia trong hệ thống kinh doanh theo mạng có được cơ hội bay đến các cuộc họp của công ty trên toàn quốc. Việc thành lập các hệ thống kinh


doanh theo mạng cấp quốc gia, bảo tồn được tính nhất quán trong việc lãnh đạo trở nên khả thi, là điều tối cần thiết cho thành công trong loại hình kinh doanh này. Trong mọi trường hợp, kinh doanh theo mạng thích ứng đầu tiên với kỹ thuật và dịch vụ mới. Loại hình kinh doanh này trên thực tế là người tiên phong trong kế hoạch sử dụng vô số tính năng ưu việt của công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này vẫn còn khá phức tạp với đa số người dân. Nhiều người đã dến với hình thức kinh doanh này rồi lại bỏ nó. Đó là vì nhiều người không có cơ hội thành công khi họ gặp phải sự gian trá, thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí cả lừa gạt.

3.2.3. Giai đoạn thứ ba

Năm 1991 gần 50 % dân số Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ thông qua hệ thống marketing đa cấp, và con số này còn tiếp tục tăng lên. Vào khoảng 10% hộ gia đình người Mỹ có thành viên tham dự vào loại hình kinh doanh này dưới hình thức này hay hình thức khác (tính cả những người làm việc bán thời gian và theo “chương trình toàn phần”).

Giai đoạn này, do marketing đa cấp đã dần trở nên quen thuộc, cộng thêm sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghệ thông tin với hàng loạt các công cụ liên lạc như vô tuyến, điện thoại di động, máy vi tính và mạng internet,… marketing đa cấp trở nên đơn giản và hiệu quả hơn trước, tiết kiệm thời gian hơn và vươn ra xa hơn. Nếu như ở làn sóng thứ II, những nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để tham gia marketing đa cấp. Hàng ngàn công ty đã áp dụng mô hình này để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp marketing đa cấp để phân phối những mặt hàng độc đáo của mình.

Sau khi thấy được sức mạnh marketing đa cấp qua những thành công đáng kể của tập đoàn Amway và những công ty khác, những công ty bán hàng trực tiếp có xu hướng áp dụng mô hình kinh doanh đa cấp ngày càng nhiều. Theo cuốn “Làn sóng thứ ba” mà Richard Poe viết năm 1990 thì 75% các công ty thành viên của


hiệp hội của các công ty bán hàng trực tiếp họat động theo hình thức hưởng hoa hồng trực tiếp nhưng đến những năm cuối thập niên số lựợng các công ty này giảm xuống còn 23% hiện nay mô hình kinh doanh đa cấp được khoảng 77% các công ty ở Mỹ áp dụng.

3.2.4. Giai đoạn thứ tư

Người ta dự đoán rằng kinh doanh đa cấp sẽ trở thành xu hướng kinh doanh trong thế kỷ mới. Trong thế kỷ 21 này thì 70% hàng hóa và dịch vụ sẽ phát triển theo phương thức kinh doanh này. Theo thống kê của WFDSA, vào năm 2002:

Có 47,1 triệu người tham gia kinh doanh mạng trên thế giới, khoảng 3% tổng số các nhà phân phối (khoảng 1.413.000 người) có mức thu nhập 100.000 USD/tháng, khoảng 8% tổng số các nhà phân phối có mức thu nhập từ 50.000đến‌

100.000 USD/ tháng, khoảng 13% tổng số họ có mức thu nhập bình quân 15.000 USD/tháng, khoảng 37%có mức thu nhập bình quân 3.500 USD/tháng. Có khoảng 25% nhà phân phối coi kinh doanh đa cấp là công việc chính của họ.

Trong năm 2002, số lượng nhà phân phối tại Mỹ là 11,35 triệu người, doanh thu kinh doanh mạng là 27,8 tỉ USD. Còn trên thế giới là 86,4 tỉ USD, trong số đó có 50% được dùng để trả lương cho nhà phân phối.

Trên đây chính là các chặng đường phát triển của marketing đa cấp. Trải qua những thăng trầm qua từng giai đoạn phát triển, marketing đa cấp đã tìm được vị trí đứng của mình, trở thành một kênh phân phối hàng hoá vào loại hiệu quả nhất. Ngày nay, loại hình kinh doanh này được nhắc dến rất nhiều trong các kênh thông tin đại chúng, nó đã không chỉ thành công trong lĩnh vực marketing mà còn góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm - một vấn đề nan giải của xã hội.

4.Sự phát triển của marketing đa cấp trên thế giới hiện nay

4.1. Trên thế giới

Năm 1990 tại Mỹ, lần đầu tiên, Marketing đa cấp được nhắc đến trên báo chí một cách thiện cảm chưa từng có. Tạp chí “Business” – một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ đăng bài viết về ngành kinh doanh này với tựa đề: “Network Marketing – phương pháp tiếp cận người tiêu dùng hữu hiệu nhất thập kỷ 90” của


tác giả Richard Poe, lúc đó là tổng biên tập của tòa báo. Năm 1992, cũng lại tác giả này có một bài viết nữa về Marketing đa cấp mang tên: “Chúng tôi tạo ra những triệu phú”

Theo số liệu của Directing Selling Association doanh thu của Marketing đa cấp trên toàn thế giới năm 2000 đạt hơn 80 tỷ USD. Riêng ở Mỹ, doanh số của ngành này năm 2000 là 20 tỷ USD với gần 8 triệu người tham gia.

500 Công ty lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune công bố như IBM hay MCI hiện nay đều đang phân phối sản phẩm và dịch vụ qua các Công ty Marketing đa cấp bên ngoài. IBM hiện đang bán các chương trình đào tạo qua Internet qua Công ty Big Planet, một chi nhánh của tập đoàn NuSkin International; CitiGroup, công ty lớn nhất thế giới về các dịch vụ tài chính và bảo hiểm nhân thọ cũng đang phân phối qua công ty Marketing đa cấp Primerica; công ty có lợi nhuận tăng nhanh nhất trong những năm gần đây, đang niêm yết tại American Stock Exchange cũng là công ty Marketing đa cấp Pre-Paid Legal Services.

Theo dự toán của các chuyên gia phân tích kinh tế, trong thế kỷ 21 sẽ có 70% hàng hóa trên thế giới được bán qua hệ thống Marketing đa cấp.

Marketing đa cấp đã thực sự bùng nổ trên toàn cầu và thu hút hơn 50 triệu người tham gia các mạng lưới này. Khoảng 500 ngàn người trên toàn thế giới đã trở thành triệu phú nhờ hệ thống Marketing đa cấp. Theo số liệu của tạp chí “Success”, cứ mỗi tuần ngành công nghệ này lại sản sinh ra 2 nhà triệu phú mới. Mỗi tháng trên toàn thế giới lại có hơn 100 ngàn người mới gia nhập.

Các số liệu tiêu biểu:

- Ở Mỹ khoảng 15% dân số, tức là cứ 9 người dân Mỹ thì có 1 người tham gia phân phối trong các công ty Marketing đa cấp.

- Ở Nhật có hơn 2 triệu nhà phân phối với tổng doanh thu đạt 30 tỷ USD mỗi năm. Tại Đài Loan cứ 12 người dân lại có 1 người tham gia hệ thống Marketing đa cấp. Tổng doanh thu của Marketing đa cấp ở Đài Loan và Triều Tiên đạt gần 2 tỷ USD mỗi năm. Ở Malaysia, hơn 1 triệu người tham gia Marketing đa cấp đã đưa doanh thu của năm 1998 lên đến con số 1 tỷ USD. Doanh số ở Hàn Quốc cũng đạt 400


triệu USD. Các nhà phân phối đã ứng dụng những công nghệ kinh doanh tiên tiến nhất như hệ thống viễn thông và các quy trình tự động hóa vào việc bán sản phẩm.

- Tại Úc, doanh thu của marketing đa cấp đạt hơn 1,5 tỷ USD mỗi năm

- Doanh số bán hàng của Marketing đa cấp tại Đức,Ý và Pháp đạt hơn 2 tỷ USD mỗi năm, ở Anh, con số này là 1 tỷ USD. Ở các nước Đông Âu, Marketing đa cấp cũng đang phát triển mạnh. Tại Tây Ban Nha, các công ty kinh doanh theo phương thức này đã đạt được doanh thu hơn 700 triệu USD mỗi năm, ở Áo con số này là 300 triệu USD, ở Thụy Sĩ là 200 triệu USD, doanh thu ở các nước Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan cũng đạt tới con số hàng trăm triệu đô la.

- Tại Brazin, có tới gần 1 triệu nhà phân phối với doanh thu tổng cộng hơn 3 tỷ USD mỗi năm. Ở Achentina, con số này lên tới 1 tỷ USD. (Nguồn [IV,5])

4.2. Sự phát triển của MLM ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hình thức marketing đa cấp đã xuất hiện từ những năm 1998 - 2000. Marketing đa cấp đã có mặt tại Việt Nam như một sự hội nhập tất yếu của tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21. Ngày 24/08/2005, nghị định 110/NĐ - CP về quản lý hoạt động bán hàng trong Marketing đa cấp ra đời là một bước ngoặt lịch sử khẳng định làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt đầu.

Sau khi có Luật và Nghị định của Chính phủ, tính đến đầu năm 2006, Sở Thương mại Tp. Hồ Chí Minh đã cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho 7 doanh nghiệp. Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh, tính đến hết ngày 31/01/2007, trên toàn quốc có 25 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, trong đó 11 doanh nghiệp đăng ký tại Hà Nội, 12 tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 tại Đồng Nai và 1 tại Bình Dương. Các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và đồ gia dụng. Cũng theo báo cáo này, tính đến thời điểm đó có 56 địa phương trên toàn quốc có doanh nghiệp thông báo tổ chức bán hàng đa cấp. (Nguồn: [IV,6] ) .

Tính đến hết ngày 31/12/2007, Sở Thương mại Tp.Hồ Chí Minh đã cấp 14 giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho 14 doanh nghiệp (trong đó thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp của 2 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Sinh Lợi và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ích Lợi). Ngoài ra, Sở cũng đã nhận được


thông báo tổ chức bán hàng đa cấp của 8 doanh nghiệp được cấp phép từ các tỉnh, thành phố khác. Hoạt động bán hàng đa cấp tại Tp. Hồ Chí Minh đang dần đi vào khuôn khổ, số lượng người tham gia ngày càng tăng và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng.

Trong số 12 doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng đa cấp, có 9 doanh nghiệp thường xuyên nộp báo cáo theo quy định và hàng hóa chủ yếu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, điện tử, hàng gia dụng...

Tính đến ngày 31/12/2007, kết quả hoạt động như sau:

- Số người tham gia bán hàng đa cấp: 247.510 người (tăng 27,8% so cùng kỳ)

- Doanh thu bán hàng: 503.507 tỷ đồng (tăng 59% so cùng kỳ)

- Số thuế đã nộp của doanh nghiệp: 118,7 tỷ đồng (tăng 91,4% so cùng kỳ)

- Số thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp hộ người tham gia: 16,7 tỷ đồng (tăng 108,8% so cùng kỳ)

Trong đó, Công ty TNHH thương mại Lô Hội có số người tham gia bán hàng đa cấp cao nhất: 192.446 người (tăng 42% so cùng kỳ), doanh thu bán hàng đạt 229,3 tỷ đồng (tăng 70,6% so cùng kỳ). Công ty cổ phần Kim Đô có số người tham gia bán hàng thấp nhất 82 người. Công ty TNHH Bảo Lan Thiên Sư và Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ thực phẩm công nghệ Ai On đã được cấp giấy phép nhưng chưa phát sinh hoạt động.

Tính đến ngày 24/03/2009, Sở Công thương Hà Nội đã cấp phép cho 18 doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hang đa cấp, trong số đó có 4 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động. Còn tại Tp.Hồ Chí Minh, theo số liệu mới nhất được cập nhật ngày 13/05/2009, có 19 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho tới thời điểm này và trong đó, có 3 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép hoạt động.

( Nguồn: [IV,8]; [IV,9] )

Mặc dù Nghị định 110/2005/NĐ-CP quản lý bán hàng đa cấp đã chính thức ra đời và có hiệu lực từ ngày 24/08/2005 nhưng cho đến thời điểm này, bán hàng đa cấp cũng chưa thực sự phù hợp với môi trường kinh doanh và tâm lý của người Việt Nam. Một mặt, do đa phần những người tham gia vào hoạt động này thường là

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí