Xu Hướng Phát Triển Của Marketing Đa Cấp Tại Việt Nam

2.2. Giá cả sản phẩm

Về cơ bản, giá sản phẩm trong marketing đa cấp phải thấp hơn giá bán tại các cửa hàng, siêu thị,… trên thị trường vì MLM tiết kiệm được chi phí trung gian cho các đại lý, chi phí cho việc quảng cáo, mở rộng thương


hiệu. Tuy nhiên trên thực tế giá sản phẩm trong MLM phụ thuộc rất lớn vào chế độ trả thưởng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mạng lưới sâu, rộng với một chính sách trả thưởng hậu hĩnh thì giá sản phẩm sẽ cao hơn bình thường do phải chi trả hoa hồng của các phân phối viên. Mặt khác, do sản phẩm được doanh nghiệp marketing đa cấp là sản phẩm độc đáo, độc quyền nên khách hàng không có nhiều thông tin để so sánh giá cả sản phẩm. Vì vậy, dư luận về giá sản phẩm cao hơn rất nhiều so với thị trường diễn ra từ khi marketing đa cấp bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

2.3. Chính sách của công ty

Hầu hết các công ty marketing đa cấp hiện nay đều theo đuổi những mục tiêu kinh doanh riêng trong khi hành lang pháp lý về hoạt động marketing đa cấp tại Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Vì vậy mà một số công ty có thể có những chính sách lách luật nhằm đạt được mục đích của mình. Đã kinh doanh là phải có lợi nhuận, đa số các doanh nghiệp marketing đa cấp tại Việt Nam hiện đang theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ông chủ doanh nghiệp ra sức đưa ra những chính sách trả thưởng và lợi ích đi kèm cho các phân phối viên thật hậu hĩnh nhằm thu hút, lôi kéo họ tham gia nhưng khi có chuyện gì xảy ra việc các phân phối viên phải chịu thiệt là điều hoàn toàn dễ hiểu. Chưa có một chuẩn mực nào cho các doanh nghiệp marketing đa cấp xây dựng các chính sách như chính sách trả thưởng, chính sách lợi ích đi kèm như du lịch, nhà cửa…đối với các phân phối viên, chính sách đào tạo phân phối viên các kỹ năng cần thiết…

3. Nguyên nhân của những hạn chế

 

3.1. Từ góc độ quản lý Nhà nước3.2. Từ góc độ doanh nghiệp3.3. Từ góc độ người tiêu dùng

3.1. Từ góc độ quản lý Nhà nước

Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 8 năm qua nhưng cách đây 3 năm vẫn chưa có khung pháp lý cho hình thức kinh doanh này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Nhiều công ty đã lợi dụng kẽ hở này để sử dụng maketing đa cấp vào những hình thức bất chính, gây thiệt hại cho người tham gia, người tiêu dùng cũng như cho cả xã hội.

Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 10

Mặt khác, việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, chưa phát hiệnvà xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi marketing đa cấp không trung thực. Do đó, các hành vi vi phạm như quảng cáo gian dối, đẩy giá sản phẩm lên cao, trốn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập…ở một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đã trở nên phổ biến gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến người tham gia, người tiêu dùng và cả những doanh nghiệp đang làm ăn chân chính.

3.2. Từ góc độ doanh nghiệp

Marketing đa cấp có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay một số doanh nghiệp lợi dụng nó để thu lợi bất chính, lợi dụng sự hạn chế về nhận thức để lừa đảo người tham gia, người tiêu dùng, tác động xấu đến xã hội và cả các doanh nghiệp marketing đa cấp khác. Trong thời gian qua, bản thân doanh nghiệp không có ý thức tự giác thực hiện những chính sách nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tham gia và người tiêu dùng, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước…. Ngoài ra, hoạt động marketing đa cấp đang diễn ra ở thị trường Việt Nam một cách ồ ạt, các doanh nghiệp chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý hệ thống phân phối viên đã dẫn đến hiện tượng có quá nhiều người tham gia vào mạng lưới, có sự chồng chéo gây hỗn loạn, khó kiểm soát.

Mặt khác, trình độ phân phối viên trong mạng lưới của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp còn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp chỉ quy định trình độ tuổi được phép tham gia kinh doanh là 18 tuổi trở lên chứ không


có quy định rõ ràng về trình độ của người muốn tham gia. Phân phối viên có trình độ thấp sẽ hạn chế khả năng nhận thức về mô hình kinh doanh, về sản phẩm dẫn đến việc tuyên truyền sai sự thật gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, gây tâm lý e ngại của mọi người trong xã hội đối với maketing đa cấp. Hơn nữa, phần lớn người tham gia maketing đa cấp ở Việt Nam coi đây chỉ là việc làm thêm, không có tính chất ổn định nên nhiều khi chỉ hoạt động như một người bán lẻ thông thường mà không tâm huyết với công việc đó. Do vậy, ngành marketing đa cấp ở Việt Nam chưa được phát triển đúng hướng, chưa phát huy được tác dụng tích cực của nó với xã hội.

3.3. Từ góc độ người tiêu dùng

Đối với thị trường Việt Nam, phương thức marketing đa cấp còn quá mới mẻ. Khái niệm marketing đa cấp còn chưa được hiểu rõ ràng ở rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Chính sự hạn chế về nhận thức đó đã tạo điều kiện cho một số công ty kinh doanh đa cấp lợi dụng phương thức kinh doanh này để trục lợi, gây tổn hại cho xã hội, bị dư luận lên án làm mất lòng tin của xã hội vào marketing đa cấp. Một số doanh nghiệp muốn hoạt động marketing đa cấp một cách chân chính nhưng do phải áp dụng dập khuôn mô hình của nước ngoài mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể về tâm lý, mức sống của người Việt Nam dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty đó chứa nhiều rủi ro cho người tham gia và kết quả là cũng bị báo chí lên án.

Tuy những phản ánh trên các phương tiên thông tin đại chúng có nhiều phản ánh xác thực nhưng cũng có không ít phản ánh thiếu tính khách quan nên đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động marketing đa cấp chân chính. Ngoài ra, ngay cả những tổ chức, các nhân có


ảnh hưởng lớn đối với xã hội như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà kinh tế, chính trị, … thậm chí cả những người tham gia cũng chưa hiẻu đúng về hoạt động marketing đa cấp, về sự khác nhau giữa marketing đa cấp chân chính và bất chính. Vậy mà, họ đã đưa ra nhiều bình luận, thông tin sai lệch về phương thức kinh doanh này khiến phần lớn công chúng không hiểu hoặc hiểu sai về Maketing đa cấp, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho người tham gia đồng thời hạn chế sự tồn tại của phương thức maketing này.

Vậy là ở chương này chúng ta đã có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng hoạt động marketing đa cấp tại Việt Nam, xác định những thành quả đã đạt được và một số hạn chế cần khắc phục. Vậy xu hướng phát triển của loại hình này ở Việt Nam ra sao và giải pháp đưa ra nhằm cải thiện những hạn chế đã nêu ra như thế nào, chúng ta sẽ được biết ở chương tiếp theo của khóa luận này.


CHƯƠNG III: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM‌

 

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAMII. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC2. Kiểm soát tốt quy trình, thủ tục đăng ký và quá trình tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp của Doanh nghiệp3. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạmIII. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật3. Chính sách sản phẩm4. Xây dựng chính sách trả thưởng hợp lý5. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp marketing đa cấp Việt NamIV. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG2. Tìm hiểu kỹ các văn bản pháp luật3. Cân nhắc khi lựa chọn tham gia vào một công ty marketing đa cấp

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM

Các nhà quản lý của Việt Nam ngày nay đã quan tâm hơn tới ngành nghề khá mới mẻ này ở Việt Nam, không chỉ bởi nó gây ra dư luận cả tốt lẫn không tốt mà hơn hết là bởi doanh thu nó đem lại cho đất nước ngày càng gia tăng. Sau khi Nghị định 110 và Thông tư 19 được ban hành cuối năm 2005, cơ quan quản lý các hoạt động marketing đa cấp - Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cực triển khai thực thi các quy định về quản lý hoạt động marketing đa cấp. Nhận thức được tính chất phức tạp của hoạt động marketing đa cấp, Cục đã tăng cường phối hợp với các Sở Thương mại, Sở Thương mại du lịch tại các địa phương thông qua nhiều hình thức như văn bản, điện thoại, email … để theo dõi cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp thống nhất trên toàn quốc, phổ biến kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trọng điểm… nâng cao hiệu quả quản lý.

Một số các hoạt động cụ thể về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Cục thực hiện trong được như sau:

- Cùng với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp BHĐC kinh doanh thực phẩm chức năng

- Kết hợp với Cục Quản lý thị trường xây dựng nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHĐC trong khuôn khổ Nghị định sửa


đổi Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;

- Tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ về quản lý hoạt động BHĐC cho các Sở TM, TMDL.

- Xuất bản một số tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, Cục tổ chức một loạt các buổi tập huấn, đơn cử như Tập huấn về quản lý bán hàng đa cấp tại đồng bằng sông Cửu Long do Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang tổ chức khóa Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp cho cán bộ thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại Thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Tham gia buổi tập huấn có đông đảo đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long; đại diện lãnh đạo Chi Cục Quản lý thị trường và đội trưởng, đội phó các đội Quản lý thị trường địa phương. Về phía Cục Quản lý cạnh tranh, Phó Cục trưởng Trần Anh Sơn và các chuyên viên trong Ban Điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã thực hiện các bài giảng.

Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, công tác quản lý được phân cấp cho các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch địa phương. Đây là lĩnh vực mới và diễn biến phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm theo dõi, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý. Tại khoá đào tạo, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh đã trình bày các nội dung về Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán hàng đa cấp, Các quy định pháp luật của Việt nam về Bán hàng đa cấp, và Quản lý nhà nước về


bán hàng đa cấp. Bên cạnh các bài trình bày là phần hỏi đáp, trao đổi kinh nghiệm giữa Cục Quản lý cạnh tranh và các Sở về các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của địa phương.

Bên cạnh đó, vào năm 2008 một số hội nghị, hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng tổ chức cho loại hình này trong thời gian tới. Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía Bắc và phía Nam Ngày 19/9 tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía bắc. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích tổng kết 03 năm thực thi công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo Luật Cạnh tranh và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ và đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này.

Sau khi hệ thống các quy định về quản lý bán hàng đa cấp được ban hành cuối năm 2005 và được phân cấp quản lý về các địa phương, hoạt động bán hàng đa cấp đã đi vào quy củ, ổn định hơn so với trước đây. Các cơ quan chức năng đã có cơ sở để quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong kinh doanh đa cấp; nhiều doanh nghiệp đã tự giác chấp hành các thủ tục về đăng ký, bổ sung đăng ký tổ chức BHĐC tại các Sở Công Thương và thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoạt động khi có yêu cầu. Hiện nay trên toàn quốc đã có 37 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, trong đó có 33 doanh nghiệp đang hoạt động.

Tại Hội nghị, đại diện của các Sở đã báo cáo tình hình quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương giai đoạn 2005-2008, những bất cập còn tồn tại trong hoạt động cuả các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; những khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý và một số giải pháp nhằm


nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nêu lên một số thực trạng của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam: những thuận lợi và khó khăn, về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tổ chức bán hàng đa cấp đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với xu hướng ngày càng nhiều công ty, tập đoàn bán hàng đa cấp lớn trên thế giới thành lập công ty trực thuộc tại Việt Nam, hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là một sự kiện quan trọng để nhìn nhận đánh giá một số thực tiễn, qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý BHĐC tại Việt Nam, góp phần hạn chế những mặt trái tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tiếp theo hội nghị ngày 19/9 tại Hà Nội, ngày 25/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía nam.

Tham dự hội nghị có đại diện của các Sở Công Thương khu vực phía nam, Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.

Hiện nay, nhiều địa phương tại miền Nam có các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động, trong đó có TP.HCM với 19 đăng ký tổ chức BHĐC (trong đó có 5 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trong năm 2008), Đồng Nai với 2 doanh nghiệp đăng ký và Bình Dương với 1 doanh nghiệp. Nhiều địa phương khác cũng đã tiếp nhận thông báo mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp.

Tại Hội nghị, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Công Thương TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An, Bình Định… đã có báo cáo về công tác quản lý bán hàng đa cấp tại trung ương và địa phương. Hội nghị


cũng lắng nghe ý kiến phản hồi từ một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý lĩnh vực này.‌

Tất cả những hoạt động trên chứng tỏ Nhà nước đang rất quan tâm chú trọng đào tạo và hướng ngành nghề phát triển theo đúng hướng và đem lại nguồn lợi lớn hơn cho nền kinh tế đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024