rõ ràng; Chủ rừng phải có năng lực để bảo vệ tài nguyên rừng và có quyền chủ động trong kinh doanh rừng; Có cơ chế hiệu quả để ra quyết định và giải quyết các tranh chấp;Có năng lực kiểm soát chất lượng tài nguyên rừng; Tính hiệu quả của các tổ chức cộng đồng;Có cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng, công bằng; Có lao động, công nghệ, thông tin và các đầu vào cần thiết cho quản lý rừng bền vững. Thứ ba, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong phân phối lợi ích cho các thế hệ.
Vai trò xã hội của làng bản đối với quản lý bảo vệ rừng: Trên thực tế có một số loại rừng, như rừng bảo vệ nguồn nước, rừng phòng hộ bản làng, rừng ma, rừng thiêng, đang do cộng đông quản lý và chính quyền địa phương chưa làm thủ tục giao quyền sử dụng lâu dài cho các cộng đông. Tuy nhiên mọi sự tác động của Nhà nước và các tô chức nhà nước vào các loại rừng này đều phải có sự thỏa thuận và đông ý của cộng đông (Trần Văn Con, 2011) [13].
Điều tra đánh giá tác động xã hội là một trong những kết quả đâu vào quan trọng để xây dựng Kế hoạch quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với các chủ rừng quản lý rừng tự nhiên.
b) Thực tiễn sản xuất
Mặc dù đã có một số luật, nghị định quy định các vấn đề liên quan đến cộng đông nhưng đa số các kế hoạch quản lý rừng hiện nay hay phương án điều chế rừng trước đây vấn đề xã hội không được quan tâm đúng mức, cụ thể là: Việc xây dựng Phương án điều chế rừng do chủ rừng tự quyết định, không hoặc rất ích có sự tham vấn ý kiến của cộng động địa phương, việc này sẽ gây ra những mâu thuẩn, bất cập trong tô chức sản xuất kinh doanh của các chủ rừng.
Các quyền của người dân như các quyền thu hái lâm sản, củi và những quyền sở tại khác không được tôn trọng và quan tâm đúng mức, dẫn đến gây ra mâu thuẩn giữa cộng đông và chủ rừng.
Hơn nữa vấn đề hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho cộng đông địa phương
cũng chưa được ưu tiên, việc chia sẽ lợi ích và hỗ trợ cộng đông không thực hiện vì không có trong kế hoạch khi xây dựng phương án điều chế. Điều này dẫn đến mâu thuẩn một số lợi ích với cộng đông như gây ra ô nhiểm nguôn nước sinh hoạt, xói mòn đối với cộng đông địa phương.
Do không được đáp ứng các nhu câu nói trên nên áp lực của động đông địa phương vào rừng là rất lớn, gây ra những hành vi vi phạm pháp luật. Điều đó dẫn đến là rừng không được bảo vệ tốt và không bền vững mà nguyên nhân chính là do chủ rừng chưa xây dựng một kế hoạch quản lý rừng tốt.
1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong kế hoạch quản lý rừng bền vững
Trong khái niệm về quản lý rừng bền vững thì bền vững khía cạnh bền vững về môi trường được đề cập là đảm bảo kinh doanh rừng duy trì khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng đồng thời không gây ra tác hại đối với hệ sinh thác khác.
Mặt khác trong bộ tiêu chuẩn FSC quốc tế thì có 02 nguyên tắc nói đến vấn đề môi trường đó là: Nguyên tắc 6, Chủ rừng phải thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị liên quan, sông suối, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, và duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng và Nguyên tắc 9, Những hoạt động quản lý ở những khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) phải duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những khu rừng đó. Những quyết định liên quan đến rừng có giá trị bảo tồn cao luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở giải pháp phòng ngừa.
a) Các công trình đã nghiên cứu
Ở nước ta, đã có các nghiên cứu về đa dạng sinh học, rừng có giá trị bảo tồn cao nhưng chủ yếu tập trung cho các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn, khu dự trử sinh quyển. Rất ít và hầu như không có những nghiên cứu cho các chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, vì vậy vấn đề lồng ghép yếu tố sản xuất kinh doanh và bảo tồn đa đạng sinh học hầu như chưa được quan tâm trong
các chủ rừng quản lý rừng tự nhiên. Điều này không đáp ứng tiêu chuẩn 6 và 9 của FSC quốc tế.
Về kỹ thuật khai thác: Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), WWF đã có hướng dẫn khai thác gỗ rừng tự nhiên theo phương pháp tác động thấp (RIL). Trong hướng dẫn này các kỹ thuật rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên.
Nguyễn Tấn Hưng đã xác định được hệ số đổ vỡ sau khai thác tác động thấp, trung bình là 3,7%. Sự tác động đến cây tái sinh và môi trường xung quanh được giảm thiểu đáng kể. Tỷ lệ cây tái sinh bị chết hoặc mất tích rất thấp, trung bình cây tái sinh bị chết và mất tích 375 cây/ha, chiếm 8,7% tại Công ty Lâm nghiệp Đak Tô (Nguyễn Tấn Hưng, 2014). [20]
b) Thực tiễn sản xuất
Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của các chủ rừng quản lý rừng tự nhiên vấn đề môi trường được điều chỉnh bỡi các luật, nghị định và thông tư hướng dẫn cụ thể là: Luật đa dạng sinh học (2009), Điều 19 quy định: Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục. Bên cạnh đó Thông tư số: 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ NN & PTNT về việc hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên đã quy định về đối tượng rừng được phép khai thác, về cường độ khai thác và các loài cây được phép khai thác. Ngoài ra thông tư cũng đã quy định việc trừ bỏ những diện tích bảo vệ ven khe suối, không mở đường vận xuất, vận chuyển theo khe suối...Ngoài ra các Luật và văn bản dưới luật như: Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 32, Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh cũng điều chỉnh vấn đề môi trường trong kế hoạch quản lý rừng của các chủ rừng.
Áp dụng những quy định trên, hiện nay đa các chủ rừng thực hiện tuân
thủ theo quy định của luật và chỉ dừng ở mức độ đơn giản. Qua xem xét đánh giá một số Phương án điều chế rừng vấn đề môi trường đa số còn thiếu hẳn những yếu tố cơ bản so với quy định của tiêu chuẩn FSC như sau:
+ Xác định chức năng rừng và phân khu quản lý: Chủ rừng chỉ căn cứ theo quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh để bố trí sản xuất kinh doanh mà không quan tâm đến trên toàn tộ diện tích kể cả diện tích rừng sản xuất để xác định các chức năng khác như bảo tồn đất, bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ nước. để từ đó phân vững quản lý phù hợp đó là : Vùng sản xuất, vùng sản xuất hạn chế và vùng không sản xuất.
+ Điều tra đa dạng sinh học, rừng có giá trị bảo tồn cao: Các chủ rừng hầu như chưa có thực hiện các khảo sát toàn diện về đa dạng động thực vật rừng đê có kế hoạch bảo tồn, phát triên cũng như những biện pháp giảm thiểu những tác động đến đa dạng sinh học trên toàn diện tích quản lý.
+ Đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động sản xuất lâm nghiệp hầu như chưa được thực hiện, từ đó chưa có những biện pháp giảm thiểu và khắc phục đến tác động môi trường.
1.2.3. Những kết quả đã đạt được
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của một số chủ rừng và sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn như SFMI đồng thời với sự tài trợ của các tổ chức Quốc tế như GIZ, JICA, WWF, SNV... thời gian qua, tiến trình Quản lý rừng bền vững cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng bằng trách nhiệm và nỗ lực của mình đã xây dựng phiên bản 9c - Tiêu chuẩn FSC Việt Nam, đây chính là cơ sở để các chủ rừng căn cứ nâng cao năng lực của mình và cũng là cơ sở để các tổ chức Quốc tế vào cấp Chứng chỉ tham khảo trong quá trình đánh giá và ra quyết định. 5 tổ chức Quốc tế gồm SGS, SW/RA, GFA, CU, WM đã mang các bộ tiêu chuẩn tạm thời vào đánh giá và cấp Chứng chỉ ở Việt Nam trong
thời gian qua. Trong thời gian đánh giá, SGS đã tham khảo nguyên tắc 8 và SW đã sử dụng 23 chỉ số của tiêu chuẩn 9c Việt Nam.
Năm 2006, đơn vị được cấp Chứng chỉ rừng đầu tiên ở Việt Nam là Công ty trồng rừng Quy Nhơn (QPFL) liên doanh với công ty New Oji (Nhật Bản) với tổng diện tích 9.762,61 ha rừng trồng với loài cây chính là Bạc đàn Urophylla. Nguồn kinh phí hoàn toàn do công ty New Ọji và đơn vị cấp chứng chỉ là tổ chức Quốc tế SGS (Thụy Sỹ). Đơn vị đầu tiên dùng 100% kinh phí cũng như tiềm năng tài nguyên của mình làm Chứng chỉ rừng là các Công ty trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) vào năm 2010. Với tổng diện tích được cấp chứng chỉ FSC FM/CoC là 12.201,30 với loài cây chủ yếu là các loài Keo. Đơn vị cấp chứng chỉ là tổ chức Quốc tế SW/RA (Hoa Kỳ), SFMI là đơn vị tư vấn. Hiện nay VINAPACO đã sang giai đoạn chứng chỉ 5 năm lần thứ 2 với chứng chỉ do Tập đoàn tư vấn GFA (CHLB Đức) cấp.
Bảng 1.4. Danh sách các chủ rừng đã được cấp chứng chỉ tại Việt Nam
TT | Chủ rừng | Diện tích (ha) | Rừng TN (ha) | Rừng trồng (ha) | Tổ chức cấp CC |
1 | Công ty trồng rừng Quy Nhơn (QPFL)- New Oji | 9.762,61 | 0 | 9.762,61 | SGS |
2 | Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) | 12.201,30 | 338,9 | 11.862,10 | SW |
3 | Nhóm ND Quảng Trị | 861,83 | 0 | 861,83 | GFA |
4 | Tổng công ty Cao su | 11.784,10 | 0 | 11.784,83 | CU |
5 | Công ty cổ phần XK Lâm sản Quảng Nam | 1.475,46 | 0 | 1.475,46 | WM |
6 | Dự án PT ngành LN | 783,49 | 0 | 783,49 | GFA |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị Rừng thế giới (FSC) tại bản Phon Song huyện Bolikhan tỉnh Bolikham Xay - CHDCND Lào giai đoạn 2018 – 2022 - 1
- Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị Rừng thế giới (FSC) tại bản Phon Song huyện Bolikhan tỉnh Bolikham Xay - CHDCND Lào giai đoạn 2018 – 2022 - 2
- Đề Xuất Một Số Hoạt Động Góp Phần Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Rừng Tự Nhiên Bền Vững
- Phân Loại Và Phân Bố Các Trạng Thái Tại Khu Vực Nghiên Cứu
- Mô Phỏng Phân Bố Số Cây Theo Chiều Cao N/hvn Theo Hàm Weibull
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
7 | Công ty LN Bến Hải | 9.463,00 | 0 | 9.463,00 | GFA |
8 | Công ty TNHH Bình Nam, Quảng Nam | 2.969.19 | 0 | 2.969,19 | WM |
9 | Tổng công ty LN Việt Nam (VINAFOR) | 38.185,73 | 17.549,00 | 20.636,67 | WM |
10 | Công ty LN Đắk Tô (Kon Tum) | 15.755,40 | 15.755,40 | 0 | GFA |
11 | Công ty LN Trường Sơn (Quảng Bình) | 33.149,20 | 31.813,50 | 1.336,7 | GFA |
Tổng | 136.706,00 | 33.304,00 | 103.088,30 |
(Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/)
Chứng chỉ CoC: 374 giấy chứng nhận trên toàn quốc
Mặc dù kết quả còn hết sức khiêm tốn, nhưng cũng đã có thể thấy rõ đã có sự chuyển biến tích cực về hoạt động Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam.
1.3. Tại CHDCND Lào
1.3.1. Quản lý rừng bền vững tại CHDCND Lào
Tại nước Lào trong những năm qua do dân số tăng, nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Trong khi đó, nạn khai thác gỗ ngày càng tăng, khai thác không đúng quy trình, khai thác quá mức đã và đang diễn ra là những tồn tại lớn nhất trong nền lâm nghiệp nước Lào. Trước tình hình đó Chính phủ nước Lào đã ban hành nhiều văn bản và luật có liên quan đến quy hoạch sản xuất và quản lý rừng như sau:
- Chính sách đầu tiên là Nghị định 74/QĐ-TTg, ngày 19/01/1979 về việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, trong nghị định này đã quy định, quyền sở hữu của Nhà nước về tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên, khai thác gỗ, cấm các hành động chặt phá rừng làm nương rẫy các khu vực đầu nguồn, sử dụng tài nguyên rừng theo phong tục tập quán và việc khuyến khích trồng
rừng. Sau nghị định đã ban hành, và đã được thực hiện trong toàn quốc song trong việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn và rất hạn chế do thiếu vốn, thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hạn chế.
- Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ Nhất của ngành lâm nghiệp (1989) đã đề ra là:
+ Tăng cường và phát triển giá trị về môi trường sinh thái của rừng bằng cách hoàn thiện và bổ sung hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện có.
+ Kinh doanh lợi dụng rừng phải đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của tài nguyên rừng.
+ Phải tiến hành công tác phục hồi rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đi đôi với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân miền núi vùng sâu vùng xa.
- Tháng 10/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 117/CT.HĐBT. Về việc quản lý, sử dụng đất và tài nguyên rừng. Nghị định đã nhận định phải bắt đầu thử nghiệm và tiến hành giao đất khoán rừng, với hình thức giao là:
1) Giao rừng và đất rừng cho hội gia đình quản lý, sử dụng và sản suất lâu dài từ 2-5 ha và giao khoán rừng cho cộng đồng (Thôn bản) quản lý, sử dụng và bảo vệ từ 100-500 ha.
2) Cho phép nhân dân quản lý và sử dụng rừng đã giao vì mục đích kinh tế nếu trữ lượng và chất lượng rừng đã giao tăng lên.
3) Cho phép dân có quyền thừa kế, chuyển đổi rừng và đất rừng đã giao.
4) Chấp nhận quyền quản lý, sử dụng của tập thể, hộ gia đình, cá nhân đã trồng, phục hồi rừng hoặc sản xuất nông lâm nghiệp khác trên diện tích rừng nghèo, đồi núi trọc, bằng lao động và nguồn vốn của họ. Về thực tế Nghị định này đã được thử nghiệm đầu tiên ở một số tỉnh miền Bắc và được tiến hành thực hiện chính thức năm 1994.
- Tháng 10/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/NĐ-TTg về việc giao đất lâm nghiệp quản lý sử dụng sản xuất lâu dài và khoán rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và sử dụng. Nghị định này làm cơ
sở cho việc khuyến khích cho người dân trồng rừng, và được phép miễn thuế với hộ gia đình có diện tích rừng trồng từ 1 ha trở lên tương ứng với 1.100 cây/ha và có quyền khai thác, sử dụng, bán và kế thừa. Nghị định này đã bảo đảm cho việc đầu tư trồng rừng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Cùng với sự ra đời của Luật lâm nghiệp số 01/96 ngày 11/11/1996; Luật đất đai số 01/97, ngày 19/04/1997. Hai Luật này đã quy định: Rừng và đất rừng là tài sản Quốc gia thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do Nhà nước quản lý và giao cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân sử dụng hợp lý (Điều 5 của Luật lâm nghiệp), giao khoán và cho các doanh nghiệp quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác (Luật lâm nghiệp điều 48, 54), tập thể, hộ gia đình, cá nhân mà nhà nước đã giao cho quản lý, bảo vệ được hưởng lợi dùng gỗ và lâm sản (Luật lâm nghiệp điều 7); luật đất đai (điều 17) Nhà nước cho phép sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo quy hoạch và đúng mục đích và lâu dài.
Ngoài ra còn có Luật bảo vệ động vật và các loại cá, số 100/QH, ngày 24/12/2007. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng các loại cá và bảo vệ các động vật hoang dã.
- Những chính sách trên của Nhà nước đã đảm bảo bình đẳng quyền và nghĩa vụ, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của người được giao. Vì vậy đã khuyến khích nông dân nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh tế trong gia đình. Công tác giao đất khoán rừng đến nay đã được truyển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh trong toàn Quốc.
- Ngày 21/03/1997 Bộ trưởng, Bộ Nông - Lâm nghiệp ra quyết định số 0185/BT.NL về Quy chế bảo vệ và quản lý động vật, thu lại các vũ khí săn bắn động vật quý hiếm, quyết định ngày thả cá, thả động vật và cấm săn bắn động vật quốc gia, đó là ngày 13 tháng 7 hàng năm.
- Ngày 13/10/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế số 0221/TTg. CP về vệc quản lý khai thác rừng và các lâm sản ngoài gỗ.
- Ngày 22/05/2002 Phó Thủ tướng ban hành nghị định số 59/QĐ-TTg về quản lý bền vững rừng sản xuất.
- Ngày 03/10/2003 Bộ trưởng, bộ Nông-lâm nghiệp ra quyết định số 0204/BT-NL về quy chế quản lý rừng sản xuất, phân chia lợi nhuận và đồng thời ra quy chế thành lập rừng sản xuất như sau:
+ Diện tích rừng sản xuất phải lớn hơn 5.000 ha trở lên.
+ Diện tích rừng sản xuất phải có độ che phủ lớn hơn 40 % trở lên, có trữ lượng 80 mét khối trên ha và có đường kính (DBH1,30) lớn hơn 30 cm.
+ Diện tích rừng sản xuất không được trùng với diện tích rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng.
- Ở nước Lào trong tháng 1 năm 2006, các doanh nghiệp quản lý rừng sản xuất của Nhà nước Lào đã được cấp chứng chỉ FSC về QLRBV cho doanh nghiệp rừng tự nhiên tại tỉnh Savannakhệt với diện tích là 39.000 ha và tỉnh Khămmuộn với diện tích là 10.000 ha.
- Nghiên cứu và phân loại rừng ở Lào đã được thực hiện từ những năm 1958. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu phân loại rừng. Quá trình nghiên cứu đã phân loại theo hệ thống phân loại như sau:
+ Năm 1958, Vidal là người đầu tiên nghiên cứu về phân loại rừng, kết quả nghiên cứu đã chia tài nguyên rừng Lào thành 12 loại: 7 loại hình rừng ở vùng thấp và 5 loại hình rừng ở vùng cao.
+ Năm (1982 - 1992), Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông - Lâm nghiệp Lào tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên rừng quốc gia cũng chia rừng nước Lào thành 3 loại rừng như: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ngoài ra con phân kiểu rừng thành 7 kiểu rừng chính như: (1). Kiểu Rừng thường xanh; (2). Rừng thường xanh vùng thấp; (3). Rừng thường xanh vùng cao; (4). Rừng thường xanh khô; (5). Rừng thường xanh khô vùng thấp; (6). Rừng nửa rụng lá; (7). Rừng nửa rụng lá vùng thấp.
- Khamleck Xaydala (2004), Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái một số đại diện họ Dẻ (Fagaceae) ở Lào. Tác giả đã mô tả đặc trưng cấu trúc tầng thứ đại diện cho họ Dẻ. Họ Dẻ có 5 đặc trưng tầng thứ, việc phân tầng thứ cho họ Dẻ được định lượng rõ ràng và rất cần thiết để đề ra các giải
pháp quản lý và phát trển họ Dẻ nói chung ở Lào. Đây mới chỉ là phân chia tầng thứ cho riêng đại diện họ Dẻ của tác giả. Quá trình phân chia tầng thứ chung cho rừng ở Lào còn yếu và đặc biệt ở tỉnh BOLYKHAMXAY.
- Báo cáo của tác giả Tizard et al (1997) vào giữa thế kỷ 19 khi Lào vẫn đang bị thực dân pháp cai trị. Tác giả mô tả cấu trúc rừng quốc gia và một số đặc điểm tái sinh rừng nguyên sinh. Những mô tả về cấu trúc rừng và tái sinh rừng nguyên sinh chỉ qua điều tra đa dạng hệ sinh học. Đây mới chỉ là mô tả định tính, chưa có nghiên cứu định lượng cụ thể nào của tác giả được báo cáo.
- Trong năm 2001 với Dự án bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng các quốc gia, pha II với chức năng chính là tuần tra, giám sát tài nguyên để quản lý tốt tài nguyên rừng. Đồng tác giả Johnson và Phirasack đã có những nghiên cứu sơ bộ về cấu trúc và tái sinh rừng tập trung chính vào các vườn quốc gia, đặc biệt khu bảo tồn nghiêm ngặt trong vườn. Đây là một nội dung nhỏ của Dự án, nên các tác giả mới chỉ tập trung vào tầng thứ tầng cây cao, và bước đầu có nghiên cứu định lượng như sử dụng một số hàm toán học để tính toán trữ lượng, và tăng trưởng tầng cây cao, lập được một số biểu sảm phẩm, thương phẩm cho việc xuất khẩu gỗ.
1.3.2. Chứng chỉ rừng tại CHDCND Lào
Đối với CHDCND Lào, về chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn Quốc tế đã bắt đầu từ năm 2005, Cục lâm nghiệp là cơ quan có trách nhiệm làm chủ trì về chứng chỉ rừng, trong đó đã giao cho phòng Tiêu chuẩn và kỹ thuật là bộ phận phối hợp và trực tiếp làm việc với Chi cục lâm nghiệp, Hạt lâm nghiệp và các đơn vị có nhiệm vụ quản lý trực tiếp với rừng (khu vực, vùng, bản…). Việc thực hiện chứng chỉ rừng, bộ phận chủ trì có nhiệm vụ thúc đẩy, theo dõi, tập huấn về mặt kỹ thuật chuyên môn, quản lý, lưu chữ hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc quản lý và quy hoạch rừng, việc khai thác gỗ, vẩn chuyền và mua bán gỗ theo nguyên tắc và quy định của Nhà nước và phải tuân theo hội đồng quản lý rừng/Liên minh Rainforest (Forest Stewardship Council/Rainforest Alliance). Chứng chỉ rừng theo chuẩn Quốc tế đã bắt đầu
từ năm 2005, đến nay đã có hệ thống quản lý và chứng nhận tiêu chuẩn rừng đã có báo cáo từng năm (Smartwood/RA.Cert). Việc thực hiện chứng chỉ rừng tại CHDCND Lào đã chia thành nhiều loại khác nhau như sau : Chứng chỉ rừng và song mây theo vùng quy hoạch (FSC 100 %), chứng nhận gỗ có kiểm soát (FSC-Controlled Wood) và chứng chỉ rừng trồng cây Tếch (FSC- SLIMF). Đối chứng chỉ rừng và song mây theo vùng quy hoạch là cơ quan chủ trì (Cục lâm nghiệp) là bộ phận giữ chứng chỉ (Certificate), phần chứng nhận gỗ có kiểm soát và chứng chỉ rừng trồng cây Tếch là bộ phận Chi cục lâm nghiệp giữ chứng chỉ và có giá chị là 5 năm, trong trường hợp bộ phận quản lý rừng đó muốn thiếp tục nhận chứng chỉ thì bộ phận chứng nhận tiêu chuẩn rừng sẽ tiến hành đánh giá giám sát quá trình thực hiện trong năm thứ 5, sau đó bộ phận chứng nhận tiêu chuẩn rừng thông qua hội đồng chứng nhận tiêu chuẩn quản lý rừng sẽ gia hạn chứng chỉ thêm 5 năm.
Qua quá trình thực hiện hệ thống chứng chỉ rừng tại Lào từ năm 2005 đến nay đã cho thấy các vùng đã có chứng chỉ là có xu hướng phát triển tốt, ngoài chứng nhận gỗ có kiểm soát còn có chứng chỉ song mây và chứng chỉ rừng trồng Tếch, có con số thống kê theo bảng sau:
Bảng 1.5. Danh sách các khu vực đã được cấp chứng chỉ
Tỉnh/PFA Huyện/FMA | Vùng quản lý SFMA/FMU | Diện tích (Ha) | Loại chứng chỉ | Năm | Chứng chỉ | ||
FSC - 100 % | FSC - CW | FSC- SLIM F | |||||
Khammuôn/Đồng Phu Soi Huyện Sêbangphay | Som - Sopbo | 12.452 | - | 2005 | gỗ | ||
Savănnaket/ Huyện Tha Pangtong | Kathong Nuen | 26.422 | - | 2005 | gỗ | ||
Thapy | 12.368 | - | 2005 | gỗ |
Tỉnh/PFA Huyện/FMA | Vùng quản lý SFMA/FMU | Diện tích (Ha) | Loại chứng chỉ | Năm | Chứng chỉ | ||
FSC - 100 % | FSC - CW | FSC- SLIM F | |||||
Tổng diện tích năm 2005 | 51.242 | gỗ | |||||
Tỉnh kham muôn/Naka tỉnh/huyện Mahaxay | Na pa keo | 10.741 | - | 2010 | gỗ | ||
Tỉnh Savănnakêt | Nongkan | 8.346 | - | 2010 | gỗ | ||
None chan | 11.289 | - | 2010 | gỗ | |||
Tổng diện tích năm 2010 | 30.376 | ||||||
Tỉnh Bolikhamxay/Huyện Kham keut | Bản Soppouan | 349 | - | 2011 | song mây | ||
Bản phonetong | 376 | - | 2011 | song mây | |||
Bản Donesard | 207 | - | 2011 | song mây | |||
Bản Poungpatao | 210 | - | 2011 | song mây | |||
Tỉnh Bolikhamxay/Huyện Bolikhan | Bản Xiêngxian | 6,159.2 | - | 2017 | song mây | ||
Bản Xiêng lue | 4,789.7 | - | 2017 | song mây | |||
Tổng diện tích song mây | 12,090.9 | ||||||
Tỉnh Savanaket/dongkapok/Hu yện Pin và Palanxay/Sonbouly, | 6 Vùng quản lý | 51.652 | - | 2011 | gỗ | ||
Tỉnh Savannaket/Dồng sy toun/Huyện Sonhkhone | 3 Vùng quản lý | 49.199 | - | 2011 | gỗ |
Tỉnh/PFA Huyện/FMA | Vùng quản lý SFMA/FMU | Diện tích (Ha) | Loại chứng chỉ | Năm | Chứng chỉ | ||
FSC - 100 % | FSC - CW | FSC- SLIM F | |||||
Tỉnh Salavan/Poutalava/Huyện Salavan,Tounlan, Ta ouy | 6 Vùng quản lý | 69.319 | - | 2011 | gỗ | ||
Tỉnh Salavan/LaoNgam/Huyện Salavan,LaoNgam,Vapy,K hông Se Done | 9 Vùng quản lý | 72.825 | - | 2011 | gỗ | ||
Tổng diện tích (FSC-CW) | 242.995 | ||||||
TỉnhLuangphabang/ Huyện Luangphabang | Bản Kop Nuen | 81,552 | - | 2011 | cây Tếch | ||
Bản Lak10 | 27,30 | - | 2012 | cây Tếch | |||
Bản Ane | 32,816 | - | 2012 | cây Tếch | |||
Bản Xiênglue | 77,395 | - | 2014 | cây Tếch | |||
Tổng diện tích cây Tếch | 219,065 |
1.3.3. Nhận xét, đánh giá chung
* Về các chính sách, chủ trương
Dù đã đưa ra được những chủ trương và chính quan trọng trong quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Tuy nhiên để thực hiện quản lý rừng bền vững được dể dàng và thuận lợi hơn cần có thêm những nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu như đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, khai thác động thấp, rừng có giá trị bảo tồn cao…Mặt khác cần xây dựng bộ tiêu chuẩn FSC quốc gia được quốc tế công nhận để
thực quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đồng bộ trên toàn quốc.
* Các công trình đã nghiên cứu
Đã có nhiều công trình, nghiên cứu có liên quan đến quản lý rừng bền vững nhưng đa số các nghiên cứu này chỉ tập trung chuyên sâu vào từng khía cạnh, từng chủ đề cụ thể mà chưa có nghiên cứu thống nhất, xuyên suốt việc quản lý rừng tự nhiên bền vững như một công cụ hướng dẫn cho các chủ rừng áp dụng trong thực tiễn sản xuất. Chính vì vậy việc nghiên cứu tiêu chuẩn FSC áp dụng vào thực tiễn sản xuất từ khâu xây dựng, thực hiện, đánh giá cấp chứng chỉ để rút ra quy trình hay sổ tay hướng dẫn quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC là rất cần thiết.
* Xây dựng Kế hoạch quản lý rừng
Trước đây cũng như hiện nay, việc xây dựng Kế hoạch quản lý rừng hay Phương án điều chế rừng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của quốc tế, cụ thể là: Phương án điều chế được xây dựng chưa có các điều tra toàn diện và đầy đủ về hiện trạng tài nguyên rừng như trữ lượng rừng, tỷ lệ tăng trưởng, các giá trị đa dạng sinh học, rừng có giá trị tồn cao. Quá trình xây dựng kế hoạch chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế, các yếu tố lâm sinh, môi trường và xã hội chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Mặt khác việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều theo chủ quan mà không căn cứ vào năng lực sản xuất thực tế của vốn rừng, ví dụ sản lượng khai thác rừng tự nhiên hàng năm thực hiện theo chỉ tiêu của nhà nước giao…Tất cả những yếu tố này chung quy lại chưa đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn FSC và chứng chỉ rừng. Vậy muốn thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý rừng đáp ứng được tất cả các nội dung quy định tại Tiêu chuẩn 7 của bộ tiêu chuẩn FSC, cụ thể được tóm tắt như sau:
Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý phải phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, phải được xây dựng, thực hiện và thường xuyên cập nhật. Các mục tiêu quản lý dài hạn, các biện pháp để đạt được mục tiêu phải
được xác định rõ ràng. Kế hoạch quản lý rừng được lồng ghép vào quá trình lập kế hoạch sử dụng đất tổng thể và dựa trên kết quả điều tra rừng định kỳ.
* Trình độ quản lý và kiến thức về quản lý rừng bền vững
Trình độ quản lý rừng tại Lào đang nằm ở mức thấp so với tiêu chuẩn QLRBV quốc tế. Việc cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn cần phải có nguồn lực và thời gian dài. Mặt khác sự hiểu biết về QLRBV và CCR còn rất hạn chế cả ở cấp trung ương và địa phương, đa số các chủ rừng vẫn chưa hiểu biết thấu đáo về tiêu chuẩn QLRBV, mục tiêu và lợi ích của quá trình của CCR. Vì vậy cần có những nghiên cứu, đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ ngành cấp trung ương, địa phương và đặc biệt là các chủ rừng.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản Phon Song, huyện Bolikhan, tỉnh Bolikhamxay, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2018 - 2022” nhằm giải quyết hai vấn đề chính sau:
Về khoa học: cung cấp cơ sở khoa học cho quản lý rừng tự nhiên bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho Bản Phon Song.
Về thực tiễn: Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng, xác định chức năng rừng và phân khu quản lý, xác định rừng có giá trị bảo tồn cao. Kế hoạch quản lý rừng tự nhiên bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại khu vực nghiên cứu.