Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 22

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu về thực trạng người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện cho thấy tồn tại nhiều vấn đề dưới góc độ ASXH cho người lao động. Từ đó, đặt ra vai trò của các cơ quan ban hành và thực thi chính sách, chính quyền địa phương các cấp, đoàn thể và chính bản thân người lao động.

Về phía cơ quan ban hành chính sách

Để tăng trưởng kinh tế cần tính đến yếu tố thị trường, nhưng để ổn định xã hội và phát triển bền vững thì cần đảm bảo ASXH và HXH. Do đó, cơ quan ban hành chính sách cần có nghiên cứu về các chế độ hưởng phù hợp với nhu cầu của người lao động. Việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về điều kiện hưởng giữa các nhóm đối tượng tham gia HXH; như vậy, nên chăng nghiên cứu triển khai thêm các chế độ ngắn hạn để người lao động thấy rõ lợi ích trước mắt và lâu dài khi tham gia BHXH tự nguyện.

Nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu nhu cầu tham gia, khả năng tham gia và những đánh giá của người lao động về chính sách BHXH tự nguyện để có chính sách phù hợp.

Thiết kế các “gói quyền lợi linh hoạt, có sự kết nối giữa BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình để người dân thuận tiện khi tham gia.

Về phía cơ quan thực thi chính sách

Nghiên cứu thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tham gia HXH tự nguyện theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho người tham gia.

Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách nhằm quản lý khoa học về hồ sơ đối tượng tham gia cũng như cập nhật kịp thời các chích sách mới, tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ cơ quan các cấp, từ

đó phổ biến tới mọi cán bộ và những người làm công tác BHXH và những đối tượng đã và đang tiếp tục quan tâm tới chính sách BHXH tự nguyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tiếp tục phát triển hệ thống đại lý thu tại các phường, có cơ chế ưu đãi nhằm thúc đẩy sự năng nổ của đội ngũ cộng tác viên, tổ chức bồi dưỡng, cung cấp thông tin về chuyên môn HXH cũng như tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, vận động để thu hút được người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Cơ quan HXH cần nâng cao nhận thức của người lao động trong khu vực phi chính thức về BHXH tự nguyện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí triển khai các thông điệp truyền thông đến người lao động. Chú trọng nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý, tổ chức chính trị- xã hội, ban ngành đoàn thể các cấp vì đây vừa là chủ thể thực thi chính sách và cũng là những người có “uy tín trong xã hội, dễ dàng vận động người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng mới như mạng xã hội để đến gần hơn với người dân, xoá bỏ khoảng cách của họ với BHXH tự nguyện.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 22

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc tiếp cận thông tin và tham gia chính sách BHXH tự nguyện của người lao động, không nên quan niệm là việc của cơ quan HXH và người lao động. Bởi ASXH của người lao động được đảm bảo cũng chính là góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Quan tâm đến các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, ổn định ASXH ở quận Tây Hồ nhằm tạo điều kiện cho người dân có việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề tạo thu nhập ổn định.

Đại lý thu BHXH tự nguyện

Cập nhật kịp thời các chính sách mới, tiếp nhận thông tin hướng dẫn từ cơ quan HXH đẻ cung cấp thông tin chính sách, tư vấn cho người lao động tham gia.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn hiệu quả. Trước khi triển khai hội nghị phải lựa chọn địa bàn, rà soát đối tượng tiềm năng căn cứ vào đó để lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp.

Cần chia nhóm người lao động để có hình thức và nội dung truyên truyền phù hợp. Phân loại nhóm người lao động kinh doanh/ buôn bán nhỏ; nhóm người lao động làng nghề truyền thống đào Nhật Tân, quất Tứ Liên... vì thời gian làm việc, mức thu nhập, thời điểm có thu nhập của các nhóm này khác nhau; hơn nữa, người lao động khu vực phi chính thức thường làm việc trong môi trường, điều kiện không cố định, phạm vi thời gian cũng không cố định. Do đó, việc lựa chọn phát triển truyền thông liên cá nhân là rất quan trọng. Những buổi trao đổi trực tiếp đối với người lao động là rất có ý nghĩa, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách cũng như ý thức trách nhiệm bản thân khiến cho việc tiếp cận BHXH tự nguyện trở nên thuận lợi hơn. Đồng thời, đối với nhóm đang tham gia cần có tư vấn thường xuyên để duy trì BHXH liên tục, tránh trường hợp bỏ ngang giữa chừng.

Về phía người lao động

Một trong những yếu tố duy trì việc tham gia BHXH tự nguyện là sự ổn định của thu nhập, do đó, người lao động cần chủ động trong việc tăng cường kỹ năng làm việc, tích cực tham gia lao động hoặc tự tạo việc làm phù hợp.

Người lao động cần có sự chủ động trong tiếp nhận thông tin về các chế độ chính sách của nhà nước để từ đó lựa chọn hình thức tham gia phù hợp.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, C NG TR NH CỦA TÁC GIẢ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2018), “Một số vấn đề trong lĩnh vực ảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động tại Quận Tây Hồ , Tạp chí hoa học Xã hội và Nh n văn, tập 4, (1b), tr. 44-53.

2. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Tuyết Nga (2018), “Thực trạng người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Qua nghiên cứu tại quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, Hà Nội) , Tạp chí Xã hội học, (3) (143), tr 118-128.

3. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Một số vấn đề tồn tại trong triển khai bảo hiểm y tế bắt buộc”, An sinh xã hội và công tác xã hội, Nxb Hồng Đức, tr. 133-148.

4. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Hà Thị Ngọc Thịnh (2015), “Đánh giá của người dân về chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay , An sinh xã hội và công tác xã hội, Nxb Hồng Đức, tr. 149-165.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Andrea Salvini (2013), Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến lược việc làm của Việt Nam, trong “Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển , NX Tri thức, Hà Nội, tr. 491- 512.

2. Đặng Nguyên Anh (2016), “Vai trò của Bảo hiểm xã hội trong nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam , Tạp chí Xã hội học (2) (134), tr. 10-17.

3. Phạm Minh Anh (2016), Lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu tôn giáo,

Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (6)(103), tr. 112-118.

4. Mai Ngọc Anh (2006), “Một số vấn đề về chính sách an sinh xã hội trong nông thôn Việt Nam , Tạp chí nghiên cứu kinh tế (339), tr.33-43.

5. Mạc Tiến Anh (2008), “Một số vấn đề về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ,

Tạp chí Bảo hiểm xã hội (10), tr. 26-28.

6. Hoàng Chí Bảo (1993), Cơ cấu xã hội và chính sách xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.

9. Quốc hội (2014), Bộ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.

10. Chính phủ (2007b), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 về việc hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

11. Chính phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện

12. Chính phủ (2018), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2017, số 166/BC-CP ngày 10/5/2018.

13. Bùi Thế Cường (1986), “Xã hội học và chính sách xã hội , Tạp chí Xã hội học (4), tr. 41-45.

14. Mai Ngọc Cường (2010), Bảo đảm an sinh xã hội chăm lo phát triển con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Hùng Cường (2008a), “Nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội tự nguyện , Tạp chí Bảo hiểm xã hội (8), tr. 28.

17. Nguyễn Hùng Cường (2008b), “Nội dung cơ bản về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện , Tạp chí Bảo hiểm xã hội (7), tr.19-20. 28.

18. Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An , Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 30 (1), tr. 36-45.

19. Nguyễn Văn Chiểu (2013), Bảo hiểm xã hội Thụy Điển và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội số 11, tr. 52.

20. Nuno Meira Simoesda Cunha, (2017) tại “Hội thảo quốc tế về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam .

21. Lê Đăng Doanh, Lê Minh Tú (1999), Khung chính sách xã hội trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam). NXB Thống kê, Hà Nội.

22. Phạm Tất Dong – Nguyễn Thị Kim Hoa (Đồng chủ biên) (2015), An sinh xã hội và công tác xã hội, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

23. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2003), Xã hội học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Thái Dương (2014a), “Sự cần thiết mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội (kỳ 01, 9/2014), tr. 26-27.32.

25. Thái Dương (2017), Để lao động phi chính thức tiếp cận chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01/11.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (2013), Những thách thức và giải pháp đối với chính sách an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và Đức, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

27. Vũ Cao Đàm (2007) Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

NXB giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Định (2007), Bảo hiểm nông nghiệp, NX Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Định, (2008), “An sinh xã hội . NX , ĐHKTQD. Tr. 26-32

30. Nguyễn Văn Định (2009), “Để quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu quả , Tạp chí Lao động và Xã hội (356), tr. 18-19.

31. Lê Công Minh Đức (2013), “Vấn đề thực hiện BHXH, BHYT cho lao động giúp việc gia đình, Tạp chí Bảo hiểm xã hội (02).

32. Nguyễn Ngọc Hà (2012), “Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện an sinh xã hội cho người lao động , Tạp chí Lý luận chính trị (7), tr.12-16.

33. Lê Thị Thanh Hà (2002), “Cải cách Bảo hiểm xã hội ở một số nước,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (1), tr.14-19.

34. Nguyễn Thị Hồng Hải (2018), Bảo đảm sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước, Tạp chí quản lý nhà nước (272), tr. 19-23.

35. Mai Tuyết Hạnh (2012), Một vài nét về an sinh xã hội của người cao tuổi ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.258-269.

36. Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường, Tô Thị Hồng (2017), Các nhân tố ảnh hưởng việc tham gia HXH của người lao động phi chính thức, Tạp trí Bảo hiểm xã hội (số 3b), tháng 12/2017.

37. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và Lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Lê Ngọc Hùng (2016), “Đặc điểm của khoa học chính sách xã hội , Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (10), tr. 36-45.

39. Lê Ngọc Hùng (2014), “Vai trò an sinh xã hội của tổ chức xã hội dân sự, Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi cấu trúc xã hội và phân hóa xã hội ở Việt Nam . Sách kỷ yếu hội thảo quốc tế Quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của hai nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam và Cuba”. NXB Thế giới, Hà Nội, tr.100 - 130.

40. Lê Ngọc Hùng (2014),“Lý thuyết về phân hóa xã hội: Từ Emile Durkheim đến Peter lau”, Tạp chí Xã hội học (1), tr.95.

41. Hồ Đức Hùng, Nguyễn Duy Tâm, Mai Thị Nghĩa (2012), “Từ việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đến việc làm phi chính thức ở Việt Nam , Tạp chí phát triển và hội nhập ( 3), tr. 65-70.

42. Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí (dịch giả) (2007), Sổ ta điều tra việc làm phi chính thức và khu vực phi chính thức, Tổ chức Lao động Quốc tế (IL0)

43. Phạm Thị Huyển (2013), “Giải pháp thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân , Tạp chí Bảo hiểm xã hội (02).

44. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

45. Tổng cục Thống kê, ILO (2016), Báo cáo Lao động phi chính thức năm 2016, NXB Hồng Đức.

46. ILO, ộ Lao động- Thương binh và xã hội (2018), Tài liệu Hội thảo xây dựng chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngà 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội.

47. Javier Herrera, Nancy Hidalgo (2013), Động thái của các cơ sở phi chính thức nhỏ và tình trạng nghèo đói ở Peru: một cách tiếp cận dữ liệu đa chiều, tr. 405- 437, trong “Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển , NX Tri thức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023