Hình Thức Tuyên Truyền Bhxh Tự Nguyện

Những trải nghiệm của người lao động về chương trình HXH bắt buộc từ chính công việc trước đó của người lao động (với nhóm lao động đã từng tham gia

HXH bắt buộc) hoặc nguồn thông tin từ những người quen biết (với nhóm lao động tham gia lần đầu) cũng làm tăng khả năng tham gia HXH tự nguyện.

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, người dân có nhiều ý kiến đề xuất về phương thức tuyên truyền HXH tự nguyện.

Bảng 4.4. Hình thức tuyên truyền BHXH tự nguyện


STT

Nội dung

Tỷ lệ

(%)

1

Lồng ghép tuyên truyền qua sinh hoạt của các tổ chức

61,4

2

Phương tiện truyền thông đại chúng

62,9

3

Tờ rơi, pano, áp phích

41,4

4

Cơ quan HXH tổ chức hội nghị tư vấn cho người lao

động

70,0

5

Đại lý thu gặp trực tiếp người lao động

38,6

6

Khác

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 21

( Nguồn: ết quả nghiên cứu của đề tài)

ảng trên cho thấy hình thức áp dụng để tuyên truyền HXH tự nguyện khá đa dạng. Phương án được lựa chọn nhiều nhất là “Cơ quan HXH tổ chức hội nghị tư vấn cho người lao động (70%), tiếp đó là các phương án “Phương tiện truyền thông đại chúng và “Lồng ghép tuyên truyền qua sinh hoạt của các tổ chức với hơn 60% số người được hỏi lựa chọn, phương án ít được lựa chọn nhất là phương án “đại lý thu gặp trực tiếp người lao động (38.6%). Theo ý kiến của người lao động, việc tổ hội nghị tập trung tư vấn về HXH tự nguyện phát huy được hiệu quả cao, người lao động có thể đăng ký tham gia ngay tại các hội nghị nếu họ có nhu cầu. Các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo đài, internet đặc biệt là mạng xã hội

là những kênh thông tin có tần suất tiếp cận rất cao với nhiều tầng lớp và lứa tuổi, vì vậy việc tích cực phổ biển thông tin về HXH tự nguyện trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ giúp thông tin đến với người dân một cách nhanh nhất. Như vậy, việc lựa chọn các phương pháp, hình thức truyền thông cần phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp, lứa tuổi của người lao động và phải với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa bàn.

“Nếu những thông tin về chính sách và qu ền lợi của BHXH được tu ên tru ền trên các phương tiện như tivi, mạng xã hội thì có thể sẽ đến với người d n nhanh và hiệu quả hơn.” (Nam, TH T, phường Tứ Liên).

Liên quan đến chế độ, chính sách HXH tự nguyện có nhiều nội dung khác nhau mà người dân mong muốn được tìm hiểu. Phương án được lựa chọn nhiều nhất là “tính ưu việt, lợi ích của HXH tự nguyện (90%), tiếp theo là “Mức hưởng , “Mức đóng (trên 60%) và phương án được lựa chọn ít nhất là “thời điểm đóng (35,7%) và “thủ tục đăng kí (45,7%) ( ảng 4.7).

Bảng 4.5. Nội dung truyền thông về BHXH tự nguyện


STT

Nội dung

Tỷ lệ

(%)

1

Tính ưu việt, lợi ích của BHXH tự nguyện

90,0

2

Quy trình tham gia BHXH tự nguyện

50,0

3

Mức đóng

61,4

4

Phương thức đóng

52,9

5

Thời điểm đóng

35,7

6

Mức hưởng

64,3

7

Thủ tục đăng ký

45,7

8

Địa điểm đóng

47,1

( Nguồn: ết quả nghiên cứu của đề tài)

Nếu lấy kinh tế là yếu tố quyết định chính tác động đến tiếp cận HXH tự

nguyện của người lao động thì có thể khẳng định một bộ phận khá lớn người lao động có khả năng kinh tế, có khả năng tham gia HXH tự nguyện. Các số liệu thu thập riêng lẻ ở từng phường cho thấy khách hàng “tiềm năng của HXH tự nguyện là rất lớn.

“Toàn quận có 3 phường Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân không còn hộ nghèo. Nhật Tân có nghề trồng đào, Quảng An cho thuê nhà, kinh doanh dịch vụ. Quảng An giàu nhất, tỷ lệ đóng thuế 1/3 ngân sách quận. Theo đánh giá, Tứ Liên đứng 6/8 phường về kinh tế, người dân không giàu nhưng ổn định. Tứ Liên có làng nghề quất cảnh, cây cảnh nghệ thuật, quất bonsai. Những người nà là lao động tự do, đang trong độ tuổi lao động, ngoài 40 tuổi, họ kiếm được tiền, mình tích cực vận động là họ tham gia. Các gia đình bình thường 200-300 cây quất nhưng điển hình có thanh niên trẻ có 5000 cây, bán trung bình 800 ngàn -1 triệu/1 cây, thu về rất nhiều tiền”. (Nam, Đại học, Phó Chủ tịch U ND phường Tứ Liên).

Câu hỏi đặt ra đối với nhóm người lao động nêu trên là họ có biết về chính sách BHXH tự nguyện hay không? Nếu biết, nguyên nhân tại sao họ không tham gia BHXH tự nguyện? Nếu không, tại sao truyền thông lại chưa đến được với nhóm đối tượng này.

“Công tác tuyên truyền chưa s u, bài phát thanh tu ên tru ền qua loa đài người dân không nắm bắt được hết. Có những người quan t m đến việc mua BHXH tự nguyện nhưng lại không nắm được thông tin. Cũng có người năm được mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, muốn mua nhưng không biết hỏi ai. Chưa nói là nhiều người chưa biết có BHXH tự nguyện, làm sao để họ mua được. (Nữ, Đại học, Phó Chủ tịch U ND phường Thụy Khuê

“Chính qu ền địa phương, các hội đoàn thể tại địa phương là đơn vị hành chính cuối cùng, sát với người d n, nắm rõ nhất thông tin, nhu cầu của người d n trên địa bàn. Vì vậ , công tác tu ên tru ền thông qua chính qu ền địa phương và các hội đoàn thể tại địa phương sẽ đem lại hiệu quả trực tiếp, tích cực” ( Nam, PGĐ HXH Thành phố Hà Nội)

Như vậy, để thu hút được đông đảo người lao động tham gia HXH tự nguyện, cơ quan HXH cần làm rõ ở 3 chiều cạnh: nội dung truyền thông, hình thức truyền thông và bộ máy cán bộ làm công tác truyền thông. Từ đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động để người dân hiểu biết rõ hơn về chính sách HXH tự nguyện thông qua những hội nghị tư vấn tập trung và các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là mạng xã hội để thu hút người lao động tham gia HXH tự nguyện. Khác với hình thức HXH bắt buộc triển khai đến các cơ quan, đơn vị, HXH tự nguyện tiếp cận tới từng người lao động nên hình thức triển khai, cách thức tiếp cận và nội dung tuyên truyền cần phải được nghiên cứu, thiết kế phù hợp theo đặc thù nghề nghiệp của người lao động, cần có kế hoạch đi sâu tiếp cận từng đối tượng cụ thể để vận động, tuyên truyền để đảm bảo hướng đến các đối tượng đích của HXH tự nguyện.


Tiểu kết chương 4

Từ những phân tích ở trên cho thấy để phát triển BHXH tự nguyện ở nhóm người lao động phi chính thức là điều không dễ dàng. Nhìn một cách tổng thể, có nhiều yếu tố tác động đến việc tham gia BHXH bắt buộc của người lao động, có những yếu tố mang tính khách quan, chủ quan; có những yếu tố cản trở đối với người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện.

Có thể thấy, ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, nhận thức đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Trước tiên, để người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì họ cần được biết về chính sách, ý nghĩa của chính sách, quyền lợi của họ khi tham gia BHXH (chính sách lương hưu, mức đóng, phương thức đóng...), trong khi hiểu biết của người lao động về chính sách còn nhiều hạn chế, đó là một trong những rào cản lớn đối với việc phát triển đối tượng tham gia. Trình độ học vấn thấp có thể hạn chế người lao động tiếp nhận, nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó khó có thể đưa ra quyết định đúng cho tương lai.

Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế không ổn định, thu nhập không cao trong khi chi phí sinh hoạt lớn cũng làm giảm khả năng tham gia đóng góp của người lao động, đặc biệt là lao động tự do và lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Mặc dù được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng nhưng việc tham gia và duy trì BHXH tự nguyện còn là một thách thức lớn đối với những người lao động này.

Bên cạnh các yếu tố chủ quan từ phía người lao động, các yếu tố khách quan từ phía cơ chế, chính sách, công tác truyền thông cũng đặt ra nhiều thách thức.

Về chế độ, chính sách BHXH tự nguyện. So với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014 đã đánh dấu một bước tiến trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật về BHXH nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, trong đó có những thay đổi về BHXH tự nguyện tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, trở ngại còn khá lớn do chế độ hưởng vẫn chỉ giới hạn ở hai chế độ hưu trí và tử tuất.

Về công tác truyền thông. Việc tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện thông qua hội nghị tư vấn tập trung và các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những yếu tố được người lao động đánh giá cao. Tuy nhiên, truyền thông chưa tạo ra được hình ảnh rõ nét về ý nghĩa của chính sách; hình thức, nội dung truyền thông còn nhiều hạn chế; Có thể thấy, khác với hình thức BHXH bắt buộc triển khai đến các cơ quan, đơn vị, đối tượng của BHXH tự nguyện là người lao động phi chính thức nên hình thức triển khai, cách thức tiếp cận và nội dung tuyên truyền cần phải được nghiên cứu, thiết kế phù hợp theo đặc thù nghề nghiệp của người lao động.

KẾT LUẬN


BHXH là trụ cột chính của hệ thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Chính sách HXH đã từng bước đáp ứng nguyên tắc đảm bảo quan hệ hợp lý giữa mức đóng và mức hưởng; hệ thống chính sách HXH được thực hiện đồng bộ giữa lĩnh vực BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; chính sách BHXH tự nguyện góp phần củng cố, duy trì cấu trúc xã hội, giảm bất bình đẳng trong xã hội.

Qua các kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra các nhận định sau:

Thứ nhất, người lao động khu vực kinh tế phi chính thức là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của cấu trúc xã hội. Lao động phi chính thức chiếm một tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần lấp đầy khoảng trống thiếu hụt việc làm và thu nhập. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của những người lao động này là việc làm thiếu ổn định, thời gian làm việc dài, không được hưởng các quyền lợi cơ bản như HXH, HYT. Người lao động phi chính thức gồm nhiều đối tượng có vị thế việc làm khác nhau như: chủ cơ sở kinh doanh, lao động gia đình, lao động tự làm và thường có thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khu vực phi chính thức bao gồm những nhóm người không đồng nhất, một bộ phận có thu nhập và tải sản khá giả.

Thứ hai, số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện còn ở mức thấp, chủ yếu rơi vào nhóm người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ việc còn thiếu thời gian đóng HXH nên tham gia tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu; số người tham gia đóng mới chiếm tỷ lệ thấp. Mục đích tham gia chủ yếu để có lương hưu khi về già, tính chia sẻ cộng đồng và trách

nhiệm xã hội ít được đề cập đến. Nhìn chung, người lao động đánh giá cao về chính sách, đặc biệt là sự linh hoạt của địa điểm, mức đóng, phương thức đóng. Tuy nhiên, về chế độ hưởng hạn chế ở hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất, thời gian đóng dài nên chưa thu hút được người tham gia.

Thứ ba, NLĐ khu vực phi chính thức chưa tham gia HXH tự nguyện nhận thức chưa tốt về chính sách. Mặc dù có nhu cầu và khả năng tham gia nhưng do thiếu thông tin nên việc tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện trong thực tế còn là khoảng cách khá lớn. NLĐ có thu nhập cao và điều kiện sinh hoạt tiện nghi có xu hướng quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện cao hơn so với NLĐ có thu nhập không ổn định.

Thứ tư, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, có những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.

Trước hết là nhóm yếu tố từ phía người lao động: tâm lý, nhận thức của người lao động, trình độ học vấn, thu nhập và chi tiêu ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Trình độ học vấn thấp là một trong những rào cản trong việc người lao động tiếp cận và chọn lọc các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, từ đó hạn chế đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Bên cạnh đó, yếu tố thu nhập cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định tham gia, mức đóng và phương thức đóng của người lao động.

Tiếp đến là nhóm yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách và hiệu quả của truyền thông.

Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa có những giải pháp đột phá trong tiếp cận, vận động đối tượng do chưa có cơ chế trích lại hấp dẫn đối với các đại lý thu BHXH so với sản phẩm bảo hiểm thương mại; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH mặc dù đã có nhưng bước tiến nhưng vẫn

chưa thực sự tạo thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận thông tin về BHXH.

Giai đoạn từ năm 2008-2015, mức đóng HXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của người lao động và trước năm 2018 chưa có sự hỗ trợ của nhà nước. Từ ngày 1/1/2018, người lao động tham gia được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng nhưng theo đánh giá của người lao động mức hỗ trợ còn thấp trong khi một bộ phận người lao động có thu nhập không ổn định, chi phí sinh hoạt ở đô thị cao. Vì vậy, chưa đủ lực hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Yếu tố truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Mặc dù BHXH quận, các đại lý thu và cơ quan truyền thông đại chúng có các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức, vận động người lao động tham gia nhưng chưa thay đổi được nhận thức, hành vi tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHXH tự nguyện chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. Đến nay, nhiều người lao động vẫn chưa hiểu đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện, thậm chí một bộ phận người dân không biết có chính sách này.

Có thể nói, việc quy định và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là một chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đời sống người lao động. Nhu cầu được chăm lo cuộc sống khi hết tuổi lao động là cần thiết và chính đáng đối với tất cả mọi người dân không phân biệt giới tính, trình độ học vấn, dân tộc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người lao động có mức thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đạt so với mục tiêu chính sách đặt ra.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí