tượng tham gia BHXH tự nguyện, bởi một bộ phận người lao động có sự suy đoán từ tên gọi “ HXH tự nguyện
“Theo tôi, đã gọi là BHXH tự nguyện thì mọi người lao động đều có thể tham gia, không giới hạn ai cả, từ người giúp việc gia đình đến lao động tự do. Cứ ai chưa tham gia BHXH nhà nước thì đều tham gia được hết” (Nữ, 1978, buôn bán, phường Xuân La, quận Tây Hồ).
Về chế độ hưởng BHXH tự nguyện, theo Luật BHXH, người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện đủ thời gian đóng tối thiểu 20 năm sẽ được nhận chế độ hưu trí khi đến tuổi nghỉ hưu và chế độ tử tuất trong trường hợp rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người trả lời biết về chế độ hưu trí (93,5%), tuy nhiên biết về chế độ tử tuất thì chỉ có 42,4%.
“Tôi có tìm hiểu về Luật BHXH, tìm hiểu về BHXH tự nguyện qua các chị ở trên phường và tìm hiểu thêm ở trên mạng về mức đóng, thời gian đóng và mức hưởng như thế nào. Sau đó tôi c n nhắc và quyết định tham gia. Tôi tự kinh doanh thuốc nên thấy cần thiết đóng BHXH tự nguyện để về già có lương hưu, tham gia coi như là một phương thức tiết kiệm, sau này tiếp tục tự kinh doanh thì còn có hưu trí. Tu nhiên, thấy không có chế độ thai sản nên cũng hơi băn khoăn” (Nữ, 1986, đại học, kinh doanh thuốc tây, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ)
Cũng có trường hợp người lao động biết về BHXH tự nguyện và tham gia, tuy nhiên chỉ quan tâm số tiền đóng, số năm đóng và chế độ hưởng lương hưu. Không tìm hiểu Luật BHXH.
“Tôi tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 10/2009, chuyển từ BHXH bắt buộc sang. Tôi đóng 3.696.000đ/6 tháng. hi tham gia tôi không tìm hiểu về các chế độ chính sách BHXH tự nguyện, vì nhà nước qu định chế độ hết rồi, tin tưởng vì là chế độ chính sách của nhà nước. Tôi chỉ quan tâm phải đóng bao nhiêu tiền và đóng trong bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu” (Nữ, 1975, PTTH, cho thuê cửa hàng, phường Xuân La, quận Tây Hồ)
Bên cạnh đó, có một bộ phận người lao động không biết về BHXH tự
nguyện, tham gia BHXH tự nguyện do bố mẹ hay người thân khuyên bảo và đóng hộ.
“Tôi tham gia BHXH tự nguyện trên 5 năm, tham gia mới. Là do vợ đóng cho 1 năm 1 lần, mức đóng bao nhiêu tôi cũng không nắm được. Vợ làm ở UBND phường Quảng An nên hiểu biết về các chính sách của Đảng và Nhà nước. Vợ lo việc này rồi nên tôi cũng không quan tâm lắm, không tìm hiểu về Luật, không biết về mức đóng, hồ sơ tham gia. Nga cả chế độ được hưởng tôi cũng không biết” (Nam, 1979, trung cấp, cắt tóc, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ)
Như vậy, sau 10 năm thực hiện, số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng hiện vẫn ở mức thấp. Nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện của người lao động còn nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ tìm hiểu mức đóng- mức hưởng và những vấn đề trực tiếp của bản thân chứ chưa chủ động tiếp các văn bản chính sách, chưa hiểu được tính ưu việt của chính sách.
4.1.3. Trình độ học vấn
Có thể thấy, trình độ học vấn có mối quan hệ tích cực với nhận thức. Trình độ học vấn của người lao động cao cho phép tăng khả năng tiếp cận và phân tích các nguồn thông tin của người lao động, từ đó có thể nhận biết và lựa chọn hình thức tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với điều kiện bản thân. Số liệu bảng 4.1 cho thấy trình độ học vấn có mối liên hệ với dự định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động
Về dự định tiếp tục tham gia của người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện cũng như dự định tham gia mới của người lao động chưa tham gia, kết quả nghiên cứu cho thấy có 50,6% dự định đóng liên tục đến hết tuổi lao động, 20% dự định đóng đến khi nào không còn khả năng tài chính và 29,4 % phân vân, lưỡng lự. Đối với người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện, 46,4% dự định sẽ tham gia, 43,5% chưa quyết định và 10,1% khẳng định không tham gia.
Bảng 4.1. Tương quan giữa tr nh độ học vấn với dự định tham gia của người lao động
Tr nh độ học vấn | Tổng | ||||
Dưới THCS | PTTH | Trung cấp/ Cao đẳng | Đại học/ Trên Đại học | ||
Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện | |||||
Đóng liên tục đến hết tuổi lao động | 28,6 | 47,5 | 54,5 | 57,5 | 50,6 |
Đóng đến khi không còn khả năng tài chính | 21,4 | 18,0 | 23,6 | 17,5 | 20,0 |
Phân vân, lưỡng lự | 50,0 | 34,5 | 21,9 | 25,0 | 29,4 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
N= 170 Sig <0,05 | |||||
Người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện | |||||
Dự định tham gia | 40,0 | 48,5 | 43,8 | 48,7 | 46,4 |
Phân vân, chưa quyết định | 46,7 | 37,9 | 47,9 | 46,2 | 43,5 |
Không tham gia | 13,3 | 13,6 | 8,3 | 5,1 | 10,1 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
N= 168 Sig <0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Đ Từng Hưởng Các Chế Độ Ảo Hiểm X Hội Tự Nguyện
- Nhận Thức, Nhu Cầu Và Khả Năng Tham Gia Ảo Hiểm Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động Chưa Tham Gia
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động
- Yếu Tố Thuộc Về Chế Độ, Ch Nh Sách
- Hình Thức Tuyên Truyền Bhxh Tự Nguyện
- Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 22
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.1 cho thấy như sau:
Đối với người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện, người lao động có trình độ học vấn cao có dự định đóng BHXH tự nguyện liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất, với 57,5% người lao động có trình độ Đại học/Trên ĐH, 54,5% Trung cấp/ Cao đẳng. Nhóm trình độ học vấn thấp nhất (THCS) có tỷ lệ phân vân/ lưỡng lự tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất, 50%.
Đối với người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện, nhóm người lao động có trình độ học vấn cao có dự định tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ cao nhất 48,7%. Tương tự, nhóm người lao động khẳng định không tham gia BHXH tự nguyện tập trung cao nhất ở nhóm THCS (13,3%).
Như vậy, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp cận thông tin và qua đó ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Không những vậy, trình độ học vấn thấp còn ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập ổn định của người lao động, trong khi đây một trong những điều kiện quan trọng để tham gia BHXH tự nguyện.
4.1.4. Yếu tố kinh tế
Tham gia BHXH tự nguyện đòi hỏi thời gian đóng phí kéo dài (20 năm đối với người tham gia mới), vì vậy điều kiện kinh tế của người lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia HXH tự nguyện. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 170 người lao động tham gia BHXH tự nguyện có 5 hộ nghèo, cận nghèo. Như vậy, tỷ lệ lớn người lao động tham gia BHXH tự nguyện trong mẫu nghiên cứu có điều kiện kinh tế trung bình trở lên.
Bảng 4.2. Tương quan giữa mức thu nhập với tham gia BHXH
tự nguyện của người lao động
Mức thu nhập | Tổng | ||||
Dưới 3 triệu | Từ 3- ưới 5 triệu | Từ 5 triệu trở lên | Không có thu nhập | ||
Mức đóng | |||||
Từ 154- <500 nghìn đồng | 35,5 | 33,3 | 33,3 | 0,0 | 32,9 |
Từ 500 nghìn- < 1 triệu | 41,9 | 41,2 | 38,1 | 100,0 | 41,2 |
Từ 1 triệu trở lên | 22,6 | 25,5 | 28,6 | 0,0 | 25,9 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Phương thức đóng | |||||
Đóng hàng tháng | 22,6 | 25,5 | 19,0 | 0 | 21,2 |
3 tháng 1 lần | 19,4 | 39,2 | 42,9 | 25,0 | 37,1 |
6 tháng 1 lần | 38,7 | 33,3 | 27,4 | 25,0 | 31,2 |
12 tháng 1 lần | 12,9 | 2,0 | 9,5 | 50,0 | 8,8 |
Đóng 1 lần cho số năm còn thiếu | 6,4 | 0 | 1,2 | 0 | 1,8 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy người lao động trong nhóm thu nhập cao (từ 5 triệu trở lên) lựa chọn mức đóng từ 1 triệu trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (28,6%), trong khi chỉ có 22,6% số người được hỏi trong nhóm thu nhập thấp nhất (từ 1- dưới 3 triệu) lựa chọn đóng mức này.
Về phương thức đóng, nhóm thu nhập cao cũng là nhóm có tỷ lệ đóng 3 tháng/1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%) trong khi tỷ lệ này ở nhóm thu
nhập thấp nhất là 19,4%. Đây cũng là nhóm có phương thức đóng 3 tháng/1 lần thấp nhất trong 3 nhóm thu nhập. Điều này cho thấy điều kiện kinh tế khác nhau là yếu tố quan trọng dẫn tới sự chênh lệch về mức đóng, phương thức đóng HXH tự nguyện của người lao động. Mức thu nhập là một trong những yếu tố quyết định người lao động tham gia BHXH tự nguyện và lựa chọn mức đóng.
Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2006-2020, theo tiêu chí thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực thành thị là 900.000đ/người/tháng. Có thể thấy, điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người lao động đang tìm việc/ nội trợ mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện nhưng nhóm này thể hiện đặc điểm của lao động phi chính thức, đó là việc làm và thu nhập không ổn định, có thể hôm nay có việc làm và thu nhập nhưng ngày mai lại phải tìm việc. Trong trường hợp này, người lao động vẫn tham gia BHXH tự nguyện và số tiền đóng do được người thân (bố/mẹ/ vợ/chồng) hỗ trợ, tiền tích lũy của bản thân hoặc từ tiền vay mượn. Thậm chí có trường hợp dừng đóng do không có tiền.
“Tôi tham gia BHXH tự nguyện đóng 3 tháng/1 lần, mức đóng 900.000đ/tháng. Hiện nay tôi làm grab bike thu nhập khoảng 2-3 triệu, vợ là giáo viên dạ văn cấp 2 tại Tứ Liên, lương tháng 3 triệu. Hiện vợ chồng tôi có 2 con gái sinh đôi, 6 tuổi, sống cùng mẹ đẻ và gia đình em trai trong cùng một ngôi nhà, ăn chung. Chi phí trong gia đình chủ yếu chi cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngà và đóng tiền học cho 2 con. Hiện nay, do kinh tế khó khăn nên tôi có ý định dừng đóng BHXH tự nguyện, vì không có đủ tiền để đóng”. (Nam, 33 tuổi, grab bike, phường Tứ Liên).
Khả năng tài chính và mức ổn định kinh tế quyết định rất lớn đến việc
người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Thu nhập càng ổn định người lao động càng có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện. Khác với tham gia BHYT tự nguyện, nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện không phụ thuộc vào sự ổn định của thu nhập, thậm chí những người thu nhập bấp bênh lại có nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện cao hơn những người thu nhập ổn định. Đối với người lao động khu vực phi chính thức, BHYT lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi nhu cầu bảo hiểm hưu trí là dài hạn trong khi nhu cầu khám chữa bệnh khi ốm đau là cấp thiết.
Việc lựa chọn mức đóng phí HXH tự nguyện phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của người lao động. Thu nhập thấp và không ổn định là trở ngại lớn nhất trong việc quyết định tham gia và lựa chọn mức đóng của người lao động. Bởi ngay cả trong trường hợp có thu nhập ổn định thì đời sống của người lao động khu vực phi chính thức tại đô thị cũng gặp nhiều thách thức. Giá cả thực phẩm đắt đỏ cùng với những khoản chi phí sinh hoạt, tiền điện nước, tiền học phí của con cái...khiến cho việc cân đối thu chi hàng tháng là một bài toán khó dẫn tới ít có khả năng tích lũy.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giữa nhu cầu và khả năng tham gia có khoảng cách rất lớn. Nhiều người muốn đóng cao để khi về già được hưởng mức lương cao nhưng khả năng đóng góp hiện tại lại rất hạn chế. Đặc biệt, đối với người lao động đang chờ việc hoặc ở nhà không có thu nhập, kinh tế phụ thuộc vào người thân trong gia đình thì việc tự chủ tài chính để tham gia BHXH tự nguyện là rất khó.
Năm na tôi chưa đóng, tôi đang định dừng. Vì thời gian chờ đợi để hưởng lương hưu là quá l u, đóng từ giờ đến lúc được hưởng lương hưu là 20 năm nữa, mà hiện giờ tôi không có thu nhập, hàng ngày cả nhà chi tiêu từ tiền chồng đi làm. Tôi ở nhà không dùng gì đến tiền, đến hạn đóng tiền BHXH tự nguyện thì bảo chồng đưa cho. Hiện đang phải cố đóng vì nhà nuôi ba con ăn học tốn kém. (Nữ, 1977, THPT, đang chờ việc, phường Xuân La, quận Tây Hồ).
Bảng 4.3. Tương quan giữa mức thu nhập hàng tháng với dự định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động
Mức thu nhập | Tổng | ||||
Dưới 3 triệu | Từ 3- ưới 5 triệu | Từ 5 triệu trở lên | Không có thu nhập | ||
Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện | |||||
Đóng liên tục đến hết tuổi lao động | 51,6 | 43,1 | 55,9 | 25,0 | 50,6 |
Đóng đến khi không còn khả năng tài chính | 9,7 | 33,3 | 14,3 | 50,0 | 20,0 |
Phân vân, lưỡng lự | 38,7 | 23,6 | 29,8 | 25,0 | 29,4 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
N= 170 Sig < 0,05 | |||||
Người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện | |||||
Dự định tham gia | 47,8 | 52,7 | 42,2 | 0 | 46,4 |
Phân vân, chưa quyết định | 30,4 | 36,4 | 51,1 | 0 | 43,5 |
Không tham gia | 21,7 | 10,9 | 6,7 | 0 | 10,1 |
N= 168 Sig < 0,05 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo bảng 4.3, đối với người lao động đang tham gia HXH tự nguyện, người lao động có mức thu nhập cao có dự định đóng HXH tự nguyện liên tục chiếm tỷ lệ cao. 55,9% người lao động có thu nhập từ 5 triệu trở lên lựa chọn đóng liên tục; trong khi ở nhóm chưa tham gia có tới 21,7%