tiêu chính và quan trọng nhất là đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động khi hết tuổi lao động thông qua chế độ hưu trí. Tuy vậy, vẫn có một bộ phận người lao động hoặc người thân trong gia đình họ nhận chế độ BHXH một lần. Điều này đặt ra thách thức cho việc đảm bảo ASXH cho người lao động.
Đối với người lao động hoặc thành viên gia đình đã được hưởng chế độ, đánh giá mức độ hài lòng về chế độ được hưởng được thể hiện qua biểu dưới đây.
Biểu 3.8. Mức độ hài lòng về các chế độ mà người lao động hoặc người th n trong gia đ nh đư c nhận
78.8
80
80
75
70
60
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Tham Gia Đóng Bhxh Tự Nguyện Của Người Lao Động
- Quá Tr Nh Tiếp Cận Ảo Hiểm Hội Tự Nguyện Và Đánh Giá Của Người Lao Động Về Chế Độ, Ch Nh Sách Ảo Hiểm Hội Tự Nguyện
- Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Đ Từng Hưởng Các Chế Độ Ảo Hiểm X Hội Tự Nguyện
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động
- Tương Quan Giữa Tr Nh Độ Học Vấn Với Dự Định Tham Gia Của Người Lao Động
- Yếu Tố Thuộc Về Chế Độ, Ch Nh Sách
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
50
40
30
20
20
15.2
12.5 12.5
10
6
0
0
Chế độ hưu trí
Chế độ tử tuất
Chế độ một lần
Hài lòng Không hài lòng Không ý kiến
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Nhìn vào biểu trên cho thấy người lao động đánh giá cao về các chế độ mà người lao động hoặc người thân trong gia đình đã được nhận. Đối với chế độ hưu trí, người lao động đánh giá hài lòng với tỷ lệ cao (78,8%); chế độ tử tuất 75% hài lòng và chế độ một lần có tỷ lệ hài lòng 80%.
“Trước đ tôi tham gia đóng BHXH ở quận, trong việc giải quyết giấy tờ sổ sách được các anh chị ở BHXH quận giải thích rất cặn kẽ, nhiệt tình. Tôi rất hài lòng về thái độ làm việc của cán bộ ( Nữ, 1974, phục vụ phòng họp, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ)
Bên cạnh những nhận xét tích cực, người lao động cũng thể hiện sự chưa hài lòng ở một số yếu tố
“Tôi không phàn nàn gì về thái độ phục vụ của cán bộ cũng như chế độ chính sách. Tôi tham gia BHXH tự nguyện với hình thức đóng bù số năm còn thiếu để hưởng lương hưu . Đóng xong tôi được nhận lương nga tháng sau, rất phấn khởi. Chỉ có điều là địa điểm trả lương hơi chật chội, đông người đến nhận mà chỉ có hai bàn phát lương nên phải chờ đợi cả buổi. (Nữ, 1963, phường ưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).
“Thủ tục nhận chế độ hưu trí còn phức tạp và phải chờ đợi lâu. Bố tôi già rồi nên làm giấy ủy quyền cho tôi đi lấ lương hàng tháng nhưng giấy tờ ủy quyền phải làm mới hàng năm rất mất thời gian và tốn kém .Nam, 1976, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Hiện nay, trên địa bàn quận có hai hình thức chi trả lương hưu, một là qua hệ thống bưu điện và hai là hình thức chi trả qua thẻ ATM. Đối với việc chi trả lương hưu qua bưu điện, ngay từ đầu năm bưu điện đã có lịch phát lương hưu hàng tháng tuy vậy, trên thực tế cũng có sự thay đổi.
Tôi nhận lương hưu ở bưu điện. Cứ 5 hàng tháng là ra nhà văn hóa phường nhận lương hưu do cán bộ bưu điện phát. Nhưng có hôm bưu điện đổi ngà nhưng chỉ dán thông báo ở trụ sở phường, nhiều người không biết đến lĩnh lương lại mất công quay về” (Nam, 1955, phường ưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vẫn còn một số điểm bất cập gây phiền hà cho người dân trong công tác chi trả chế độ hưu trí như đã phân tích.
3.5. Nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia ảo hiểm hội tự nguyện của người lao động chưa tham gia
Đối với nhóm người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện, mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện là vấn đề rất đáng lưu tâm. Tỷ lệ
không biết có chính sách BHXH tự nguyện chiếm 32,3%. Khi được hỏi về BHXH tự nguyện, có trường hợp không biết, không quan tâm hoặc nhầm lẫn với các hình thức bảo hiểm thương mại.
Tôi không biết BHXH tự nguyện gì, chỉ lo kiếm tiền thôi. ( Nữ, 1982, buôn bán, phường Xuân La, quận Tây Hồ); Tôi có tham gia BHXH tự nguyện, được 3 năm rồi, cứ 3 năm hợp đồng một lần nhưng chưa thấ được hưởng chế độ gì. Tôi tham gia của hãng Prudential (Nữ, 1978, THCS, rửa xe, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Số khác lại nhầm lẫn BHXH tự nguyện với BHYT tự nguyện “Tôi mua được 3 năm nay rồi, khi đi bệnh viện được nhà nước h trợ chi phí nên cũng đỡ tốn kém.
Trường hợp anh Nguyễn Văn H minh họa cho thực tế này
Anh Nguyễn Văn H sinh năm 1977, trình độ học vấn phổ thông trung học. Anh H đã kết hôn. 2 vợ chồng và 2 con (14 tuổi và 12 tuổi) sống ở ngôi nhà 3 tầng, tiện nghi sinh hoạt đầ đủ. Anh H làm đầu bếp ở một nhà hàng, thu nhập 8 triệu 1 tháng. Thu nhập của anh chi chủ yếu cho vật dụng gia đình, điện nước và đi du lịch còn vợ anh chi phí tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và việc học tập của các con. Anh có một khoản tiền tiết kiệm là 50 triệu để trong thẻ ATM, không gửi tiết kiệm, không mua bảo hiểm nhân thọ.
Anh H có nghe nói về BHXH tự nguyện, qua chính quyền, gia đình/họ hàng và phương tiện truyền thông đại chúng. Anh cho rằng BHXH tự nguyện mới có 2-3 năm na , và ai cũng có thể có BHXH chứ không phải chỉ người nhà nước mới có. Hiện nay nhiều người không biết có BHXH tự nguyện. Theo anh, việc tham gia BHXH tự nguyện là cần thiết, tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu, nếu không đủ điều kiện hoặc không thích đóng tiếp thì được lấy về một lần, không bị mất. Hiện anh chưa tham gia BHXH tự nguyện vì không rõ về lợi ích cụ thể của việc tham gia, mới chỉ biết là có lương hưu khi về già có thu nhập, hơn nữa thời gian 20 năm là quá lâu, không biết về sau thế nào, đến bao giờ mới được hưởng. Tu nhiên, anh cũng
dự định sẽ tham gia BHXH tự nguyện để về già có lương hưu, mức đóng 1.300.000đ/tháng, bằng đúng mức đóng BHXH bắt buộc hồi còn đi làm. Theo anh, BHXH tự nguyện như hình thức gửi tiết kiệm, sau về già có lương. Ở công t cũ anh đóng được 3-4 năm rồi, bây giờ bỏ đi thì phí. Hiện anh chuẩn bị làm hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp vì nghỉ việc ở công t cũ. hi nào có việc làm mới được đóng BHXH bắt buộc thì anh lại chuyển sang.
Theo anh, vận động một người mới đóng BHXH tự nguyện là rất khó. Để tăng cường người lao động tham gia BHXH tự nguyện Cơ quan BHXH cần đẩy mạnh truyền thông về BHXH tự nguyện, lồng ghép tuyên truyền qua sinh hoạt các đoàn thể, họp khu d n cư và đẩy mạnh truyền thông qua báo đài, tờ rơi, pano, áp phích. Về nội dung truyền thông cần chú trọng lợi ích cá nhân khi tham gia BHXH tự nguyện được hưởng gì, dừng đóng thì sẽ thế nào, nhiều người không biết nếu dừng đóng được nhận chế độ 1 lần, họ sợ không có để đóng tiếp thì bị hủ như bảo hiểm nhân thọ. Anh cho rằng đối tượng tuyên truyền nên hướng đến lao động trẻ và đến các Đảng viên. Đảng viên nói thì người trong gia đình tin tưởng và nghe theo. Việc truyền thông phường cũng làm nhưng chưa thường xuyên, nhiều Đảng viên còn chưa biết có chính sách BHXH tự nguyện.
Qua trường hợp của anh Nguyễn Văn H cho thấy rất nhiều khía cạnh đáng quan tâm.
Thứ nhất là hiểu biết của người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện về chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế. BHXH tự nguyện được triển khai năm 2008, trong khi anh H mới nghe 2-3 năm nay và trên thực tế rất nhiều người lao động không biết có chính sách này.
Thứ hai, anh H có nhu cầu tham gia BHHX tự nguyện. Anh H dự định tham gia BHXH tự nguyện để về già có lương hưu, vì hiện tại đã tham gia BHXH bắt buộc 4 năm ở công ty cũ. Với tâm lý chuyển sang đóng HXH tự nguyện để coi như có một khoản tiền tiết kiệm khi về già. Mặc dù vậy anh H
không rõ lợi ích cụ thể của việc tham gia. Hơn nữa, với thời gian đóng 20 năm là quá lâu dẫn đến những băn khoăn lo ngại.
Như vậy có thể thấy mức độ hiểu biết của người lao động tham gia BHXH tự nguyện và người lao động chưa tham gia về chính sách BHXH tự nguyện còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện. Phần lớn người lao động có mức sống tương đối khá và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện. Vấn đề đặt ra là tính hiệu quả của công tác truyền thông và cần thiết điều chỉnh, bổ sung chế độ hưởng phù hợp với mong muốn của đa số người lao động
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ 67,7% người lao động chưa tham gia biết về chính sách BHXH tự nguyện, nhưng thực chất mức độ hiểu biết cũng rất hạn chế. Nguyên nhân của việc người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện có thể lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau, thể hiện qua biểu 3.9.
Biểu 3.9. Nguyên nh n người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện
34.7
35
30
27.5
25
20
15
10
5
0
16.8
15
9
6.6
6
Không
biết về chính sách
Không biết nơi đăng ký đóng
Thủ tục đăng ký phức tạp
Mức Chế độ Không có Không cần
đóng cao hưởng khả năng
không tham gia đầy đủ
thiết
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Trong các lý do nêu ở trên, lý do được nhiều người lao động lựa chọn nhiều nhất để giải thích cho việc bản thân không tham gia HXH tự nguyện là “không biết về chính sách HXH tự nguyện (34,7 %), tiếp đến là không có khả năng
tham gia (27,5%), 16,8% cho rằng chế độ hưởng không đầy đủ, 9% không biết nơi đăng ký đóng, 6,6% không tham gia vì thủ tục đăng ký phức tạp, 6% đánh giá mức đóng cao. Đặc biệt 15% người lao động cho rằng tham gia HXH tự nguyện là không cần thiết.
Sự đa dạng các lý do không tham gia HXH tự nguyện của người lao động là rất đáng chú ý với các nhà quản lý. Có 3 lý do phổ biến nhất có thể rút ra những hàm ý về mặt chính sách về công tác truyền thông HXH tự nguyện đến với người lao động. Đặc biệt, 16,8% người lao động không tham gia do chế độ hưởng không đầy đủ, điều này gợi ý rằng hệ thống chính sách phải được cải tiến mạnh mẽ hơn.
Từ kết quả trên dẫn đến một số vấn đề đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, một lần nữa có thể khẳng định một bộ phận rất lớn người lao động không biết có chính sách HXH tự nguyện, không hiểu các chế độ được hưởng từ HXH tự nguyện, về mức đóng, thủ tục đăng ký cũng như tính ưu việt của chính sách từ đó cho rằng không cần thiết phải tham gia.
“Vì làm nghề tự do nên tôi cũng muốn có một khoản tiết kiệm để lo cho bản thân lúc về già khi không còn khả năng lao động. Nhưng về HXH tự nguyện thì tôi không nắm được thông tin về mức đóng, thời gian đóng và quyền lợi hưởng như thế nào, bởi vậy tôi không tham gia . ( Nam, 1967, TH T, sửa xe má , phường ên hụ)
Thực trạng này phổ biến không chỉ ở địa bàn khảo sát. Nghiên cứu của tác giả Mai Thị Dung (2016) cũng khẳng định chỉ có 5,37% người lao động trong mẫu khảo sát hiểu biết tương đối đầy đủ về chính sách HXH tự nguyện, 22,5% biết không đầy đủ và 72,1% người lao động không biết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia HXH tự nguyện của người lao động.
Thứ hai, bên cạnh chế độ dài hạn (hưu trí), người lao động đặt mối quan tâm rất lớn đến các chế độ ngắn hạn (chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ ốm đau và trợ cấp thất nghiệp) do đó không tham gia vì các chế độ hưởng của HXH tự nguyện hiện nay chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Như đã phân tích, việc người lao động tham gia BHXH tự nguyện hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện, có tới 71,4% người lao động cho rằng việc tham gia BHXH tự nguyện là cần thiết với lý do chủ yếu là để có thu nhập khi hết tuổi lao động.
Tôi dự định sẽ tham gia BHXH tự nguyện để về già có lương hưu, mức đóng 1.300.000đ/tháng, bằng đúng mức đóng BHXH bắt buộc hồi còn đi làm. BHXH tự nguyện như hình thức gửi tiết kiệm, sau về già có lương. Ở công t cũ được đóng 3-4 năm rồi, bây giờ bỏ đi thì phí. (Nam, 1977, đã từng đóng HXH bắt buộc, phường Tứ Liên).
Bên cạnh đó, 15,5% đánh giá việc tham gia không cần thiết và 13,1% chưa xác định được cần thiết hay không. Điều này cho thấy có một sự sai lầm trong nhận thức của một bộ phận người lao động, dưới góc độ cá nhân và cả xã hội. Trong số các ý kiến cho rằng tham gia BHXH tự nguyện là không cần thiết, có tới 48,1% với lý do bản thân tự lo khi về già, chỉ có 7,4% trông đợi vào sự hỗ trợ của con cháu, đặc biệt là 51,9% cho rằng chưa thấy có lợi ích gì khi tham gia BHXH tự nguyện.
Biểu 3.10. Khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia
43.5
46.4
10.1
Dự định tham gia
Không tham gia
Chưa quyết định
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Biểu trên cho thấy, 46,4% người lao động sẽ dự định tham gia BHXH tự nguyện, 10,1% không tham gia và 43,5% do dự, chưa quyết định. Trong số các lý do người lao động đưa ra về việc chưa quyết định tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là do chưa biết về BHXH tự nguyện, cần tìm hiểu thêm (75%). Một tỷ lệ nhỏ do không đủ kinh tế vì còn nuôi con ăn học.
Với các trường hợp dự định tham gia BHXH tự nguyện, có 61,5% dự định đóng từ 100- 500 nghìn đồng/ tháng. Từ >500- 1 triệu đồng/ tháng có 29,5% và trên 1 triệu đồng/ tháng có 9,0%. Mức đóng dự kiến trung bình của nhóm này là 806.280 nghìn đồng/ tháng.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều lý do khiến người lao động không tham gia HXH tự nguyện, đặc biệt các kết quả nghiên cứu khác nhau đều phản ánh chung rằng nhận thức của người lao động về chính sách HXH tự nguyện còn hạn chế. Nguyên nhân khiến chính sách ưu việt nhưng không thể bao phủ là do người lao động thiếu thông tin, nhận thức và niềm tin vào chính sách. Người lao động trong diện tham gia HXH tự nguyện làm những công việc khác nhau, mức thu nhập, chi phí sinh hoạt khác nhau cho nên yêu cầu đối với mức đóng - hưởng
HXH tự nguyện cũng khác nhau. Việc thiếu thông tin khiến họ cho rằng, chính sách không phù hợp với nhu cầu nên không ưu tiên tham gia. Ngay cả những người tham gia HXH tự nguyện cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của
HXH tự nguyện, chưa nhận thức được ý nghĩa của chính sách HXH tự nguyện là chia sẻ rủi ro với cộng đồng xã hội và một bộ phận người lao động vì mưu sinh trước mắt mà ít quan tâm đến lợi ích lâu dài. Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu bổ sung các chế độ phù hợp thì việc truyền thông về ý nghĩa, tính ưu việt của chính sách HXH tự nguyện là hết sức cần thiết. Việc từng bước mở rộng diện bao phủ số người tham gia HXH tự nguyện là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay, nhằm bảo đảm quyền được tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho mọi người lao động.