Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 13


và quốc tế.

+ Xây dựng, in ấn, phát hành các video clip, tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch và các ấn phẩm quảng bá khác bằng ngôn ngữ Anh, Pháp; tổ chức hoạt động trình diễn văn hóa giới thiệu du lịch Lào Cai, khu du lịch quốc gia Sa Pa.

+ Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu Fansipan – Sa Pa

- Thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá qua nhiều hình thức khác

nhau:

+ Xúc tiến, quảng bá tại các thị trường mục tiêu, quan trọng: hàng năm

thực hiện xúc tiến, quảng bá trực tiếp ít nhất 01 lần tại thị trường Châu Âu; 01 lần tại thị trường Đông Bắc Á; 01 lần tại thị trường Đông Nam Á; 03 lần tại thị trường nội địa (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng…) thông qua tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, quốc gia uy tín hoặc các chương trình hợp tác phát triển du lịch do tỉnh Lào Cai ký kết.

+ Xúc tiến, quảng bá du lịch qua phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí uy tín về du lịch, một số báo, tạp chí quốc gia; internet, mạng xã hội.

+ Thực hiện quảng bá du lịch Lào Cai, khu du lịch quốc gia Sa Pa trên kênh VTV1, VTV3 01 lần/tháng/clip (từ 15 – 60 giây hoặc theo quy định của VTV), đồng thời quảng bá hàng ngày trong thời gian ít nhất 1 tuần khi có sự kiện du lịch quy mô cấp tỉnh trở lên; trên các tạp chí uy tín về du lịch (như: Haritage, Lonely Planet, Travel & Leisure…) ít nhất 01 lần/quý/bài viết; chủ động đăng bài giới thiệu về du lịch Lào Cai trên các báo, tạp chí quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

+ Quảng bá thường xuyên trên cổng thông tin du lịch tỉnh Lào Cai (dulichlaocai.vn), Cổng du lịch thông minh tỉnh Lào Cai (laocaitourism.vn), trang thông tin du lịch Tây Bắc (dulichtaybac.vn), trang trông tin du lịch dành cho thị trường nước ngoài (sapa-tourism.com) và fanpage dulichlaocai; trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Twiter, Instagram, Tiktok.

- Quảng bá trên hệ thống biển quảng cáo:

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 13

+ Đầu tư xây dựng ít nhất 01 cụm biển quảng cáo tấm lớn trên cao tốc


Nội Bài – Lào Cai.

+ Đầu tư xây dựng ít nhất 01 biển quảng cáo tấm lớn giới thiệu về Khu du lịch quốc gia Sa Pa tại Thị xã Sa Pa.

+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống biển quảng cáo hiện có trên địa bàn thành phố Lào Cai và các huyện; xây dựng biểu trưng Khu du lịch quốc gia Sa Pa trên tuyến đường Lào Cai – Sa Pa – Lào Cai; 07 biển quảng cáo tại 07 phân khu du lịch thuộc Khu du lịch quốc gia Sa Pa.

4.2.2.2. Đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch

- Khai thác tối đa lợi thế tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội

– Hải Phòng - Quảng Ninh để kết nối du lịch núi với du lịch biển. Mở rộng liên kết với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Ninh… để liên kết và khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng núi cao cấp, du lịch biển; tiếp tục chương trình hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Giang - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình khai thác tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc; liên kết với thành phố Luang Prabang – Lào, Chiềng Mai – Thái Lan để phát triển các sản phẩm du lịch chuyên biệt. Hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn lớn, nhà đầu tư chiến lược phát để phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cao cấp, du lịch nông nghiệp.

- Hợp tác với Vietnam Airline, Vietjet air...trong phát triển du lịch và kích cầu giảm giá các chương trình du lịch.

- Thực hiện hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Phối hợp, khai thác có hiệu quả sản phẩm Tour du lịch kiểu mẫu “hai quốc gia, sáu điểm đến Côn Minh - Sa Pa (Lào Cai) – Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh và Giải đua xe đạp quốc tế “Một đường đua – 02 quốc gia”. Phát triển tuyến du lịch ruộng bậc thang liên quốc gia (Mù Cang Chải (Yên Bái) – Sa Pa (Lào Cai)

– Nguyên Dương (Trung Quốc).

- Ký kết, thực hiện hợp tác phát triển du lịch với vùng Novelle Aquitaine


– Cộng hòa Pháp trong quy hoạch đô thị du lịch, quy hoạch du lịch Vườn Quốc gia Hoàng Liên; đào tạo nhân lực và tư vấn phát huy giá trị các di tích, thiết chế: Dinh Hoàng A Tưởng, Bảo tàng tỉnh Lào Cai…

- Ký kết với các trường đại học hợp tác phát triển du lịch, nhất là trong công tác nghiên cứu các đề tài du lịch và đào tạo nhân lực du lịch.

4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, cần coi trọng vấn đề nguồn lực con người (cả số lượng và chất lượng) là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

- Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ lao động ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng và căn cứ yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp và có hiệu quả.

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực du lịch. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực tại địa phương (người dân bản địa) phục vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm trong khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo.

- Thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao từ các địa phương khác về làm việc tại tỉnh Lào Cai. Giai đoạn 2021-2025 đào tạo mới; đào tạo, bồi dưỡng lại cho nhân lực du lịch khoảng 15.500 lượt, chia theo trình độ, trong đó: trình độ cao đẳng khoảng 2.500 người, trung cấp khoảng 5.000 người, sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 8.000 người; chia theo ngành nghề, nhóm nghề du lịch - dịch vụ là 10.000 lao động, chủ yếu là quản lý cơ sở lưu trú; lễ tân; phục vụ buồng; bàn, bar; kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật chế biến đồ uống...

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Mở các lớp đào


tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý du lịch tại địa phương, tập huấn cho cộng đồng, hướng dẫn viên tại điểm, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề du lịch.

- Có chính sách đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, kết hợp với đào tạo mới cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Ưu tiên gửi những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo ở các tỉnh, thành phố trong nước có ngành du lịch phát triển để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, áp dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình, địa phương mình.

4.2.4. Đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch

- Đối với đô thị du lịch Sa Pa:

+ Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có như: nâng cấp hệ thống các khách sạn từ 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn Việt Nam đạt chuẩn ASEAN.

+ Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án lớn: Công viên văn hóa Mường Hoa; Công viên văn hóa Sa Pa; Sân Golf Bát Xát; Khu quần thể du lịch, vui chơi giải trí ga đi Cáp treo; Dự án du lịch sinh thái Biển Mây Bát Xát; …

+ Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư lớn về vui chơi giải trí, trung tâm thương mại - dịch vụ, hệ thống nhà hàng ẩm thực, casino tại khu vực Sườn đồi Con Gái; dự án du lịch cao cấp kết hợp sinh thái nông nghiệp, hệ thống reort đẳng cấp quốc tế tại khu vực thung lũng Mường Hoa – Lao Chải – Hầu Thào; dự án nghỉ dưỡng tại khu vực Sâu Chua.

+ Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng viễn thông, điện, nước, dịch vụ tài chính phục vụ khách du lịch; cải thiện, nâng cấp dịch vụ vệ sinh môi trường.

+ Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn du lịch; xây dựng từ 7- 10 nhà vệ sinh công cộng theo Tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng ASEAN.


+ Nâng cấp Nhà du lịch Sa Pa trở thành Nhà du lịch cấp vùng theo tư vấn của chuyên gia vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp); đầu tư để trưng bày, xây dựng chương trình nghệ thuật đặc sắc để phục vụ khách du lịch có thu phí.

- Đối với các phân khu du lịch:

+ Thu hút các dự án đầu tư lớn về du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại Tả Phìn; du lịch cộng đồng, sinh thái nông nghiệp, thể thao mạo hiểm tại Bản Khoang – Tả Giàng Phình (xã Ngũ Chỉ Sơn mới); du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng tại Tả Van – Séo Mý Tỷ; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng tại Thanh Kim (Xã Thanh Bình mới); du lịch cộng đồng, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại tại Mường Hum; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, sinh thái nông nghiệp, khám phá, nghỉ dưỡng tại Ý Tý; vui chơi giải trí, thể thao cao cấp tại Bản Qua (sân Golf).

+ Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn du lịch; đầu tư xây dựng ít nhất 7 nhà vệ sinh công cộng theo Tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng ASEAN, 7 điểm dừng chân ngắm cảnh tại 7 phân khu du lịch.

+ Đầu tư xây dựng 04 Nhà du lịch vệ tinh thuộc Nhà du lịch cấp vùng tại 04 phân khu du lịch: Tả Van, Thanh Kim (Xã Thanh Bình mới), Tả Phìn (TX. Sa Pa); Mường Hum (H. Bát Xát)

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ du lịch

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý du lịch cấp tỉnh. Tiếp tục tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu trú du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy phép lữ hành nội địa.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, thống kê khách du lịch, đảm bảo cập nhật và có tính khoa học cao.

- Hướng dẫn Hiệp hội du lịch tổ chức đại hội Hiệp hội du lịch và thực hiện các thủ tục liên quan đến tổ chức Hiệp Hội du lịch sau khi hợp nhất.


- Tiếp tục thực hiện tổng hợp số liệu tích hợp vào mục cổng thông tin điện tử của ngành.

- Tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các huyện, tổ chức đẩy mạnh công tác thẩm định đánh giá cơ sở lưu trú du lịch, tuyên truyền hướng dẫn, kiểm tra các cơ cơ sở lưu trú du lịch chấp hành các quy định về quản lý lưu trú và các quy định liên quan.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Lữ hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Tiếp tục hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh và phòng văn hóa thông tin các huyện, thành phố thực hiện chế độ báo cáo thống kế theo Thông tư 26/2014/TT-BVHTTDL và thông tư 27/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.


KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành quan tâm, bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư các dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất du lịch và có cơ chế đặc thù cho Khu du lịch quốc gia Sa Pa theo Quyết định 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Trước mắt, cho phép thành lập Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Sa Pa theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (đơn vị cấp tỉnh) trong khi chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể của Chính phủ.

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng 06 làng du lịch văn hóa - cộng đồng tại Sa Pa, Bát Xát nhằm phát triển và trải nghiệm các loại hình văn hóa, trình diễn nghệ thuật dân gian, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán, tinh hoa ẩm thực, trang phục, kiến trúc, lối sống của 06 dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó (Sa Pa) và Hà Nhì (Bát Xát).

- Đồng ý về chủ trương và bố trí nguồn lực xây dựng công trình Nhà biểu diễn nghệ thuật truyền thống tỉnh Lào Cai (thuộc đối tượng của Chương trình mục tiêu văn hóa).

- Cho phép bố trí vốn từ Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016–2020 đối với 03 Dự án đường du lịch thuộc đối tượng của Chương trình, gồm: Đường du lịch Hòa Sử Pán 2 (xã Mường Hoa) - Lếch Mông

- Lếch Dao (xã Thanh Bình), thị xã Sa Pa; Đường du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) - Ý Lình Hồ - San II (Phường Cầu Mây), thị xã Sa Pa; Đường du lịch Trung Chải - Tả Phìn, thị xã Sa Pa;

- Xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn 2030, trong đó chú trọng nội dung xúc tiến du lịch khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm thông qua


việc hỗ trợ kỹ thuật, kêu gọi tài trợ của nước ngoài trong việc đầu tư và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Tỉnh.

- Cung cấp thông tin, điều phối và phối hợp với các tỉnh trong đó có Lào Cai trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền, phát triển du lịch.

- Nghiên cứu những chính sách đặc thù cho các tỉnh biên giới, đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn trong đó có Lào Cai. Một trong những chính sách đó là các điều kiện kinh doanh, điều kiện hành nghề như giảm bớt hoặc thay thế những điều kiện cấp thẻ cho hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số (không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp mà thay vào đó là điều kiện qua các lớp bồi dưỡng bắt buộc).

3. Kiến nghị với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực để xây dựng sản phẩm du lịch mới, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch để phục hồi, duy trì ổn định và phát triển du lịch của tỉnh khi dịch Covid được khống chế.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí