Kết Quả Đánh Giá Của Đối Tượng 02 Về Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai


năng lực chuyên môn tốt” được đánh giá ở mức điểm 4,04; tiêu chí “Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn” được đánh giá ở mức điểm 4,12; tiêu chí “Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” được đánh giá ở mức điểm 4,06. Hiện nay, 100% cán bộ quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có trình độ đại học và sau đại học. Tuy nhiên, còn ít cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản lý nhà nước về du lịch. Đối với công tác quy hoạch, tỉnh Lào Cai rất chú trọng công tác này, Hiện nay, qui hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai và quy hoạch phát triển khu du lịch Sa Pa đều đã được phê duyệt. Các sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai cũng được xây dựng đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. 03 tiêu chí được đánh giá ở mức dưới 4,0 điểm bao gồm: tiêu chí “Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau” được đánh giá ở mức điểm 3,86; tiêu chí “Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch” được đánh giá ở mức điểm 3,72; tiêu chí “Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch” được đánh giá ở mức điểm 3,76. Đối với đối tượng khảo sát 01 thì tiêu chí được đánh giá cao nhất là tiêu chí “Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn” và tiêu chí được đánh giá thấp nhất là tiêu chí “Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch”.

b) Kết quả khảo sát đối tượng 02

Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 309 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và cơ sở lưu trú về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra, khảo sát được tác giả tổng hợp ở bảng số liệu 3.9.

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá của đối tượng 02 về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai




STT


Tiêu chí

Điểm BQ

Mức đánh

giá

1

Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có trình độ chuyên môn

tốt

3,87

Đồng ý

2

Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai

được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn

4,08

Đồng ý


3

Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển

du lịch được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau


3,92


Đồng ý

4

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào

tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch

3,76

Đồng ý


5

Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du

lịch


3,68


Đồng ý

6

Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ

nhu cầu của khách du lịch

4,10

Đồng ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 11

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2020)

Trong 06 tiêu chí được khảo sát thì cả 06 tiêu chí đều được đánh giá ở mức “đồng ý”, trong đó có 02 tiêu chí được đánh giá ở mức trên 4,0 điểm và 04 tiêu chí được đánh giá ở mức dưới 4,0 điểm. 02 tiêu chí được đánh giá ở mức trên 4,0 điểm gồm: tiêu chí “Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn” được đánh giá ở mức điểm 4,08; tiêu chí “Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch” được đánh giá ở mức điểm 4,10. 04 tiêu chí được đánh giá ở mức dưới 4,0 điểm gồm: tiêu chí “Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có trình độ chuyên môn tốt” được đánh giá ở mức điểm 3,87; tiêu chí “Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau” được đánh giá ở mức điểm 3,92; tiêu chí


“Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch” được đánh giá ở mức điểm 3,7; tiêu chí “Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch” được đánh giá ở mức điểm 3,68. Như vậy, đối với đối tượng khảo sát 02 thì tiêu chí được đánh giá cao nhất là tiêu chí “Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch” và tiêu chí được đánh giá thấp nhất là tiêu chí “Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch”.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Lào Cai

3.3.1. Các yếu tố chủ quan

* Nhóm các yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay bao gồm các cán bộ ở phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai; cán bộ ở Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai và các cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch ở thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương, huyện Văn Bàn. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai được phân cấp rõ ràng, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý du lịch

Hiện nay, phòng làm việc của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Lào Cai đã được đầu tư xây dựng khang trang, đủ diện tích m2 làm việc theo quy định của nhà nước đối với diện tích phòng làm việc của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, phòng làm việc được trang bị đầy đủ điện thắp sáng, quạt, điều hòa, tủ đựng tài liệu, hệ thống máy tính có kết nối mạng internet. Đây là


điều kiện tốt để đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch làm việc, nghiên cứu, góp phần phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch

100% cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó: cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 91,7%; cán bộ có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 8,3%. Tuy nhiên chuyên ngành đào tạo của đa số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai không phải quản lý nhà nước về du lịch. Do đó, tính chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực du lịch còn có những hạn chế nhất định. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch và hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.3.2. Các yếu tố khách quan

- Quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã căn cứ vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ liên quan. Đây là các căn cứ pháp lý quan trọng để Lào Cai xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai. Các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ- TTg ngày 21/06/2013; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013; Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng


Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Điều kiện tự nhiên

Địa hình Lào Cai chủ yếu là núi, dọc theo dãy Hoàng Liên, xen kẽ giữa các đỉnh núi cao và thung lũng, tạo ra cảnh quan núi rừng, hang động, thác nước đặc sắc và đa dạng, hệ động thực vật phong phú, những cao nguyên với khí hậu mát mẻ. Lào Cai cũng là nơi sinh sống của 29 nhóm ngành dân tộc với lối sống và văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, hài hòa với thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên và nhân văn đã tạo cho Lào Cai tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi cao bị chia cắt nhiều nên giao thông đi lại khó khăn, suất đầu tư lớn nên cơ sở hạ tầng ở nhiều điểm còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, điều này ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch của địa phương.

- Điều kiện kinh tế xã hội

Lào Cai có tiềm năng, lợi thế khá toàn diện để phát triển kinh tế không phải địa phương nào cũng có được và tỉnh đang phát huy hiệu quả thế mạnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển biến tích cực, hợp lý với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm trên 90% tổng GRDP. Lào Cai hiện đã có cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho việc khai thác cơ hội phát triển với vai trò là “cầu nối” trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh rất nhiều tiềm năng, có thể phát triển trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch sôi động hơn trong tương lai giữa thị trường Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, Lào Cai có môi trường an ninh - chính trị ổn định, tạo điều kiện phát triển hoạt động du lịch, có sức thu hút đối với du khách vì họ có cảm giác an toàn trong các chuyến du lịch của mình.

- Chính sách của địa phương cho phát triển du lịch

Tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Đó là chính sách về tập trung đầu tư nguồn lực cho xây dựng,


phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; chính sách phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý du lịch và nguồn nhân lực phục vụ du lịch; chính sách quảng bá du lịch, liên kết với các địa phương khác trong phát triển du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.

- Nhu cầu của du khách về du lịch

Nhu cầu của du khách về du lịch hiện nay rất đa dạng và phong phú, ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng phục vụ và sự đa dạng trong sản phẩm du lịch. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng những hạn chế nhất định về cơ sở hạ tầng (chưa thực sự đồng bộ) và sản phẩm du lịch hiện nay (một số sản phẩm du lịch đang được xây dựng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách) đang tạo ra những cản trở nhất định cho hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.

- Đặc trưng sản phẩm du lịch địa phương

Mặc dù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của du khách về sản phẩm du lịch nhưng nhìn chung, sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai tương đối đa dạng, phong phú, gồm: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch chợ phiên, sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa ruộng bậc thang, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, giải Marathone leo núi quốc tế; giải đua xe đạp quốc tế một vòng đua hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc...Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.

3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường đảm bảo đồng bộ và hiệu quả, môi trường du lịch được cải thiện, nhận thức về du lịch được đổi mới có chuyển biến tích cực, từng bước tạo được sự đồng thuận trong xã hội; quy hoạch du lịch tỉnh, quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch đô thị du lịch được xây dựng theo hướng


phân vùng các điểm du lịch trọng điểm, chú trọng và hướng đến du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch đi bộ dã ngoại, tham quan bản làng, du lịch biên giới, du lịch tâm linh và du lịch mua sắm thương mại. Tỉnh Lào Cai đã thu hút trên 30 dự án đầu tư quy mô lớn vào hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của các tập đoàn, tổng công ty lớn đầu tư vào Lào Cai, với tổng nguồn vốn thu hút đầu tư toàn xã hội về du lịch đạt gần 30.000 tỷ đồng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư và cải thiện đáng kể. Tỉnh đã chú trọng trong công tác đầu tư phát triển du lịch bằng cách thu hút các nhà đầu tư, tiếp nhận các dự án tài trợ nước ngoài. Thu hút được số vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của các tập đoàn, tổng công ty lớn đầu tư vào Lào Cai. Trong đó điển hình nhất là dự án xây dựng cáp treo Fansipan với vốn đầu tư là 4.400 tỉ đồng của tập đoàn Sun Group. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đến nay, toàn tỉnh có 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 02 doanh nghiệp nội địa, 1.330 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 15.000 phòng. Hệ thống nhà hàng Âu, Á, dịch vụ ẩm thực dân tộc phát triển đa dạng, phong phú. Hàng loạt khu vui chơi giải trí đã và đang được hình thành như: Cáp treo Fansipan; Khu du lịch sinh thái Thanh Kim, Hàm Rồng, Cát Cát (Sa Pa); Hồ Na Cồ (Bắc Hà), công viên Nhạc Sơn; các khu tổ hợp dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí, tắm thuốc dân tộc, casino, dịch vụ mua bán hàng thổ cẩm… đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết, phát triển sản phẩm du lịch diễn ra sôi động, các sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức thường xuyên. Các hình thức quảng bá du lịch được thực hiện phong phú, từ in và xuất bản bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch đến phát hành đĩa DVD giới thiệu về du lịch của tỉnh, quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình... Lào Cai cũng


là tỉnh đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch với hàng ngàn trang thông tin du lịch và mạng xã hội, tổ chức tham gia các hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, các đoàn khảo sát du lịch cho các hãng lữ hành, bước đầu tạo hình ảnh điểm đến và định vị thương hiệu sản phẩm du lịch Lào Cai trong mối liên kết với vùng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Các sản phẩm du lịch hiện nay bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch chợ phiên, sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai đã xây dựng được một số sản phẩm du lịch thành “thương hiệu” nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như: Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà; Giải Marathone leo núi quốc tế (VMM); Giải đua xe đạp quốc tế một vòng đua hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc; Giải đua xe đạp vượt núi quốc tế theo cung đường thành phố Lào Cai - Bát Xát - Y Tý - Bản Khoang - Sa Pa.

- Tổng lượt khách du lịch và tổng doanh thu từ du lịch có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, tổng lượt khách du lịch đến với Lào Cai là 3.499.370 lượt, tổng doanh thu từ khách du lịch là 9.442,5 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến với Lào Cai là 5.106.851 lượt, tổng doanh thu từ khách du lịch là 19.203,0 tỷ đồng.

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Một số hạn chế

- Công tác quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách quốc tế còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt động xúc tiến để quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách trọng điểm, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa hiệu quả. Công tác xúc tiến quảng bá chưa hiệu quả, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao, nhất là về đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023