Các Dân Tộc Thiểu Số Đông Dân Nhất Ở Việt Nam [76]


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU‌

1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở người dân tộc Dao 15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái năm 2006

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm HIV/STI ở người dân tộc Dao 15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2006-2012


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU‌‌‌

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦNG TỘC VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1.1. Khái niệm chủng tộc

Theo định nghĩa về nhân chủng học: một chủng tộc là một quần thể dân cư từ bẩm sinh đã có đầy đủ những yếu tố di truyền tổng hợp và biểu lộ thành đặc điểm cơ thể [88] [83].

Mỗi con người chỉ thuộc một chủng tộc và những người có chung một chủng tộc được xét dựa trên những đặc tính sinh học chủ yếu hay những đặc điểm chung tương đồng. Trong ý nghĩa này, chúng ta căn cứ theo tính tương đồng về sinh học để phân biệt các nòi giống, chủng tộc trong nhân loại [88] [83].

Chủng tộc được hình thành theo yếu tố địa lý là một quần thể nhân loại sinh sống trong một khu vực lục địa hay một dãy quần đảo, trong một thời gian dài đủ để phát triển một tổng hợp di truyền của riêng mình và khác biệt với những yếu tố di truyền của các quần thể dân cư các lục địa khác [84] [113] [128] [89].

Khi nói về chủng tộc, theo ý nghĩa thông thường nhất chúng ta thường nghĩ đến một quần thể dân cư bao gồm một tập hợp những người đã sinh sống với nhau từ xưa đến nay, trong một phạm vi lớn hơn ở một lục địa nào đó hay một khu vực rộng lớn của lục địa. Những quần thể như vậy thường có khuynh hướng sống biệt lập, vì vậy họ thường chỉ có một nguồn gốc tổ tiên chung và chỉ giữa họ với nhau chứ không chia sẻ nguồn gốc với bất kỳ quần thể nào của các lục địa khác. Ngược lại, sẽ không có gì đặc thù trong tổng hợp di truyền để họ được xem là một chủng tộc riêng biệt. Tuy nhiên, dù có những biến động di trú lớn xảy ra với các dân tộc, vẫn có các quần thể dân cư giữ được nguồn gốc gen của mình (tổng hợp di truyền). Vì vậy chúng ta dễ dàng nhận ra nguồn gốc chủng tộc Caucasoid của những dân tộc hiện nay ở khắp Bắc Phi, Úc và New Zealand, dù họ đã từng định cư ở những nơi này từ năm 1960 và phát triển thành những quần thể khác nhau. Tương tự các dân tộc chủng Negro vùng sa mạc Sahara ở Nam Phi được nhận dạng và phân loại từ lâu


vì yếu tố địa lý đặc biệt của họ. Và chủng tộc Mông Cổ của châu Á cũng vậy, rõ ràng chỉ có sự kết hợp theo tính cách cục bộ lục địa [84] [113] [128] [89].‌

1.1.2. Dân tộc, tộc người và dân tộc thiểu số

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, các khái niệm dân tộc và tộc người đều đã, đang và sẽ đồng thời tồn tại. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ Dân tộc Việt Nam (tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế, dân tộc cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Kinh,…Như vậy trong thực tiễn Việt Nam, dân tộc có hai nội hàm: chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia - dân tộc Việt Nam và chỉ cộng đồng tộc người cụ thể - dân tộc Dao...[49] [23] [33] [25].

Thuật ngữ Dân tộc xuất hiện, bắt nguồn từ tiếng Latinh: Natio là cộng đồng người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, được điều khiển bởi một nhà nước. Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh thổ riêng, với một nền kinh tế thống nhất, với các đặc trưng văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ thống nhất và được chỉ đạo bởi một nhà nước [40] [39] [53].

Thuật ngữ tộc người xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ban đầu nó được dùng để chỉ các nhóm tộc người (groupe ethnie), hay đơn vị tộc người (unité Ethnie). Trong dân tộc học, khi đó Ethnie tương ứng như ethnic, ethnos, ethikum, ethnea,…Cho đến khoảng những năm sáu mươi của thế kỷ XX, thuật ngữ Ethnie mới được sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, trong thực tiễn cũng như khoa học dân tộc và tộc người không thể là một, mà là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong khi dân tộc phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm cư dân của một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp thống nhất,…thì tộc người là cộng đồng cùng văn hóa, phong tục tập quán, không nhất thiết phải cư trú trên một cùng lãnh thổ, một nhà nước hay dưới sự quản lý điều hành của một chính phủ với những đạo luật chung thống nhất [40] [53].

Với nhận thức trên, trong thế giới hiện đại của chúng ta ngày nay, đang tồn tại các loại hình cộng đồng dân tộc và cộng đồng tộc người... Trên thế giới, đa số


các quốc gia đều là đa dân tộc, tức là cộng đồng cư dân ở đó gồm nhiều tộc người. Tuy vậy cũng có quốc gia chỉ có một tộc người (Triều Tiên,…), trong trường hợp này dân tộc được hiểu là tộc người cũng không sai [24].‌

Tại Việt Nam, tiêu chí xác định dân tộc bắt đầu được đề cập từ 1960 và năm 1973 tại Hà Nội đã tiến hành hai cuộc Hội thảo khoa học (vào tháng 6 và tháng 11). Các hội thảo đã thống nhất lấy dân tộc/tộc người làm đơn vị cơ bản trong xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam. Ba tiêu chí để xác định dân tộc/tộc người, được thống nhất sử dụng: có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ); có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng văn hóa), có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc. Với các tiêu chí này, thành phần dân tộc tại Việt Nam khi đó được xác định bao gồm 59 dân tộc (ở miền Bắc có 36 dân tộc và ở miền Nam có 23 dân tộc) [24] [60] [33].

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người [17] [59].

Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các DTTS cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ đất nước. Đối với vùng DTTS phía Bắc có 132/140 đơn vị cấp huyện, thị có cộng đồng DTTS với số lượng 10.000 người trở lên (trừ 03 huyện của Bắc Giang và 05 huyện của Phú Thọ), chiếm 94,16% đơn vị hành chính và 98% diện tích toàn vùng. Tại khu vực nông thôn, miền núi, có 110/140 huyện có từ 10.000 người DTTS trở lên với tổng số người DTTS là 5.704.903 người chiếm 67,6% [17] [59].

1.1.3. Các nhóm dân tộc thiểu số và đặc điểm dân tộc Dao tại Việt Nam

Tính đến năm 2009, Việt Nam hiện có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ đông nhất (85,7%). Như vậy, các nhóm DTTS chỉ chiếm 14,5% dân số cả nước và các nhóm DTTS đông dân nhất bao gồm Tày, Thái, Mường, Khmer và H’mong. Các nhóm DTTS này sống tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các khu vực miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Mê Kông [66].



Bảng 1.1. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Việt Nam [76]


Nhóm DTTS


Dân số


Tỷ lệ

Nhóm DTTS


Dân số


Tỷ lệ

Tày

1.626.392

1,9%

Nùng

968.800

1,1%

Thái

1.550.423

1,8%

Hoa

823.071

1,0%

Mường

1.268.963

1,5%

Dao

751.067

0,9%

Khmer

1.260.640

1,5%

Giarai

411.275

0,5%

H’mông

1.068.189

1,2%

Eđê

331.194

0,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 3

Các nhóm DTTS tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong kinh tế, giáo dục và y tế. Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo năm 2011, người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn với khoảng 90%, tập trung chính tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ và người DTTS chiếm gần 50% số người nghèo trong cả nước [19]. Về giáo dục, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trong các dân tộc ít người đặc biệt là các em gái còn quá thấp. Theo thống kê năm 2010, số người không biết đọc, biết viết chiếm 19% của cả nước và chiếm 39% trong nhóm các DTTS. Về y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng trẻ em với 32% số trẻ em không đủ cân nặng cần thiết. Các nhóm DTTS không những phải đối mặt với một số căn bệnh thường gặp mà còn cả những căn bệnh nghiêm trọng như HIV/AIDS [19] [18] [71].

Tính đến năm 2009, nhóm đồng bào dân tộc Dao hiện đang đứng thứ 8 trong nhóm những DTTS đông dân nhất tại Việt Nam với 751.067 người (0,9%). Người dân tộc Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu hết các tỉnh miền núi miền Bắc. Một số nhóm Dao Quần trắng sống ở thung lũng, còn Dao Đỏ sống trên núi cao. Người Dao có nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các đặc điểm về trang phục, phong tục tập quán,… như Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Đỏ, Dao Lô Gang, Dao


Áo Dài,…Thực tế, người Dao là một dân tộc có chung nguồn gốc, truyền thuyết thờ Bản Vương và chung ngôn ngữ [72] [76].

Số lượng người Dao tăng lên nhanh chóng qua 2 cuộc tổng điều tra 1979 và 1989, bình quân mỗi năm tăng 3,3%. Đó là do mức sinh bình quân cho một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao (1980-1985: 7 con). Số con đã sinh bình quân của phụ nữ Dao là 2,42 con (trong đó người Kinh là 1,68), Số con hiện còn sống bình quân ở mức 2,27 con (người Kinh là 1,62), tổng tỷ suất sinh giảm từ 6,90 năm 1989 xuống còn 3,62 vào năm 1999 [76].

Tại Yên Bái, nhóm đồng bào dân tộc Dao có khoảng 83.342 người, chiếm khoảng 11% dân số toàn tỉnh Yên Bái và phần lớn sống tại huyện Văn Chấn. Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng quế và từ lâu đã có sự giao lưu rộng rãi với các đối tượng buôn bán quế, gia súc, gia cầm.

Đồng bào dân tộc Dao ở Văn Chấn có lịch sử lâu đời về việc trồng cây thuốc phiện. Cùng với người Mông, người Dao là một trong hai dân tộc duy nhất ở khu vực Đông Dương trong quá khứ đã từng được phép trồng thuốc phiện cho tiêu dùng trong nước do đó thuốc phiện xâm nhập vào cuộc sống kinh tế và xã hội của hai nhóm DTTS trên. Tuy nhiên, do sự gia tăng sử dụng ma tuý bất hợp pháp nên năm 1995, Chính phủ đã triển khai một chiến dịch rộng lớn liên tục cấm trồng cây thuốc phiện [55] [69].

Một tập tục khác của nhóm DTTS nói chung và dân tộc Dao nói riêng có ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của cộng đồng là tập tục kết hôn sớm vẫn phổ biến. Nữ thanh niên dân tộc Dao thường thôi học vào lớp 7, lớp 8 để chuẩn bị kết hôn. Tuổi kết hôn trung bình là từ 16-18 tuổi, đôi khi ít hơn. Đặc biệt, quan điểm quan hệ tình dục rộng rãi được coi là rất bình thường với người dân tộc Dao. Một người nam giới hay một người phụ nữ thường có nhiều bạn tình, chỉ đơn thuần là thích nhau. Sau khi đã lập gia đình thì ngoại tình thường vẫn xảy ra kín đáo và tương đối phổ biến ở người Dao. Các phong tục trong hôn nhân nêu trên của của dân tộc Dao tiềm ẩn những nguy cơ về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên, đặc biệt là dẫn tới hành vi


QHTD không an toàn và nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng qua đường tình dục [69] [101] [115] [94].‌‌‌

1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

1.2.1. Trên thế giới

1.2.1.1. Tình hình nhiễm HIV

Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu và các hệ thống giám sát trên thế giới đã cho thấy có sự ảnh hưởng lớn của dịch HIV/AIDS/STI đến các nhóm dân tộc khác nhau. Nghiên cứu của Mark Cichoki và cộng sự được thực hiện tại Mỹ năm 2008 về ảnh hưởng của HIV/AIDS lên các nhóm chủng tộc và DTTS cho kết quả là chủng tộc và DTTS chiếm 71% các trường hợp mắc AIDS mới và đại diện cho 64% những người hiện đang sống chung với AIDS. Tại Mỹ, có khoảng 2% người Mỹ gốc Phi nhiễm HIV dương tính. Tỷ lệ này cao hơn nhiều lần so với các nhóm chủng tộc khác. Số lượng các trường hợp AIDS trên 100.000 dân trong nhóm người Mỹ gốc Phi cao hơn 9 lần so với người da trắng. Người Mỹ gốc Phi chiếm 55% các ca tử vong do AIDS. Những người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ sống sót sau khi chẩn đoán AIDS thấp hơn so với các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc khác. AIDS là nguyên nhân thứ 4 gây ra tử vong ở nam giới người Mỹ gốc Phi và là nguyên nhân thứ 3 gây ra tử vong ở phụ nữ Mỹ gốc Phi. Xếp hạng này là cao hơn so với bất kỳ nhóm chủng tộc hoặc dân tộc khác. Cũng trong nghiên cứu của Mark Cichocki, phụ nữ da màu chiếm 79% của tất cả các ca nhiễm mới ở độ tuổi từ 13 đến 19 tuổi và 75% ở phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi. Trong tất cả những người từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, hơn một nửa (52%) là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nam giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 49% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nữ giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 70% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Số lượng các trường hợp nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng trong cộng đồng da màu [111].

Tại Trung Quốc, HIV/AIDS bắt đầu có tỷ lệ nhiễm HIV đáng báo động ở tỉnh miền núi Vân Nam với số lượng lớn các ca nhiễm mới. Cũng như với các quốc


gia khác trong cùng khu vực, DTTS là một trong các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong các nhóm quần thể. Đặc biệt, các nhóm DTTS sống ở khu vực biên giới có nguy cơ cao tiếp xúc dễ dàng với sự sẵn có của ma túy. Tính đến tháng 9 năm 2006, tỉnh Vân Nam có 47.314 người sống chung với HIV/AIDS. Con số này chiếm gần 25% tổng số quốc gia. Giám sát trọng điểm ở tỉnh Vân Nam bắt đầu vào năm 1992 với năm nhóm là người sử dụng ma túy, người khám các bệnh LTQĐTD, PNBD, phụ nữ mang thai và các nhóm quần thể khác. Năm 1990, tỷ lệ nam giới nhiễm HIV trên nữ giới ở mức 40:1 và năm 2000 là 6:1. Khoảng 95% những người bị nhiễm HIV có độ tuổi dưới 30. Năm 1990, những người từ các cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm 81% của tất cả các trường hợp nhiễm HIV nhưng đến năm 2000, nó chiếm chỉ có 11% cho thấy sự gia tăng nhanh chóng lây nhiễm trong dân số đô thị. Tổng cộng có 7.973 ca nhiễm HIV được báo cáo từ 1988 đến 2000 ở Vân Nam chiếm 50% tổng số báo cáo nhiễm HIV ở Trung Quốc [82] [81].

Trong những năm của thập kỷ 1990, tại tỉnh miền núi Chiang Rai, Thái Lan đã có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất tại Thái Lan trong giám sát trọng điểm với các nhóm PNBD trực tiếp, nam giới khám các bệnh STI. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm đã được giảm ở Thái Lan trong những năm gần đây, thì tại các nước láng giềng vẫn có một số lượng lớn những người bị nhiễm HIV tính đến thời điểm hiện tại. Dịch tễ học HIV/AIDS ở Thái Lan được biết đến với xu hướng lây nhiễm và tử vong được ghi nhận và phân tích như các mô hình cho việc so sánh với xu hướng của các nước khác trong khu vực. Dịch tễ học HIV/AIDS tại Thái Lan đã được bổ sung một phần quan trọng là hình ảnh chi tiết tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm DTTS. Khoảng 1 triệu người tại Thái Lan đã bị nhiễm kể từ khi đại dịch được phát hiện đầu tiên vào cuối những năm 1980 và gần 300.000 người đã chết vì AIDS. Trong số này, các tỉnh miền núi phía Bắc đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tỷ lệ tử vong cao đáng kể làm giảm tuổi thọ ở khu vực này. Mặc dù số liệu cụ thể cho các nhóm DTTS chưa được tổng hợp từ kết quả giám sát trọng điểm, tuy nhiên một số điểm nghiên cứu có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao là ở các làng DTTS. Theo số liệu của một cuộc giám sát dịch tễ học được tiến hành bởi Trung tâm Điều trị Ma túy khu vực phía Bắc vào

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí