Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 2

DANH MỤC VIẾT TẮT‌


AIDS


AOR


ARV


Acquired Immune Deficiency Syndrome Hội chứng miễn dịch mắc phải

Adjusted Odd Ratio

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tỷ suất chênh hiệu chỉnh Antiretroviral

Thuốc điều trị kháng vi rút

Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 2

BKT Bơm kim tiêm BCS Bao cao su

BTBC Bạn tình bất chợt BTTX Bạn tình thường xuyên CSHQ Chỉ số hiệu quả

Department for International Development

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh

DTTS Dân tộc thiểu số

Human Immunodeficiency Virus

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch

LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục Men who have sex with men

MSM

Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT Nghiện chích ma túy Odd Ratio

OR

Tỷ suất chênh

PNBD Phụ nữ bán dâm QHTD Quan hệ tình dục

QHTDĐG Quan hệ tình dục đồng giới

Sexual Transmitted Infection

STI

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục


SCT Sau can thiệp

Standard Deviation

SD

Độ lệch chuẩn

TCT Trước can thiệp TTN Thanh thiếu niên

TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện

United Nations Programme on HIV/AIDS

UNAIDS


UNESCO


UNFPA


UNICEF


UNODC


VCT


WB


WHO

Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS United Nations Educational, Scientific & Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc United Nations Population Fund

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc United Nations Children’s Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

United Nations Office on Drugs and Crime

Văn phòng Liên Hợp Quốc về tội phạm và ma túy Voluntary Counseling and Testing

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG‌

Bảng 1.1. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Việt Nam 7

Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu tại 2 cuộc điều tra 68

Bảng 3.2. Tiếp cận các phương tiện truyền thông – Điều tra TCT năm 2006 70

Bảng 3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, giang mai theo nhóm tuổi, giới và tình trạng hôn nhân – Điều tra TCT (2006) 71

Bảng 3.4. Tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi và giới – Điều tra TCT (2006) 72

Bảng 3.5. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện nhiễm giang mai năm 2006 73

Bảng 3.6. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, hành vi và tiếp cận dịch vụ dự phòng ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện nhiễm giang mai năm 2006 74

Bảng 3.7. Thực trạng kiến thức phòng lây nhiễm HIV – Điều tra TCT năm 2006..75 Bảng 3.8. Nhận thức được nguy cơ lây nhiễm HIV/STI – Điều tra TCT năm 200676 Bảng 3.9. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS – Điều tra TCT năm 2006 77

Bảng 3.10. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến kiến thức đúng phòng lây nhiễm HIV/STI năm 2006 78

Bảng 3.11. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ dự phòng ảnh hưởng đến kiến thức đúng phòng lây nhiễm HIV/STI năm 2006 79

Bảng 3.12. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS năm 2006 81

Bảng 3.13. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ dự phòng ảnh hưởng đến thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS năm 2006.82 Bảng 3.14. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ nhiễm HIV/STI năm 2006 84

Bảng 3.15. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ dự phòng ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ nhiễm HIV/STI năm 2006 85

Bảng 3.16. Tiếp cận các nguồn thông tin và hỗ trợ trong phòng chống lây nhiễm HIV/STI – Điều tra TCT năm 2006 87

Bảng 3.17. Đặc điểm hành vi QHTD của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính – Điều tra TCT năm 2006 88

Bảng 3.18. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến hành vi luôn dùng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng qua năm 2006 90

Bảng 3.19. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ dự phòng ảnh hưởng đến hành vi luôn dùng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng qua năm 2006 91

Bảng 3.20. Hành vi sử dụng ma túy trong nhóm đối tượng nghiên cứu năm 2006 .92 Bảng 3.21. Kết quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi 94

Bảng 3.22. Kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện 94

Bảng 3.23. Kết quả hoạt động khám và quản lý các nhiễm trùng STI 95

Bảng 3.24. Kết quả hoạt động cấp phát bao cao su 95

Bảng 3.25. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng 96

Bảng 3.26. Nhận được hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua 96 Bảng 3.27. Tiếp cận các dịch vụ trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS 97

Bảng 3.28. Thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV 98

Bảng 3.29. Thay đổi về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS 99

Bảng 3.30. Thay đổi về nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI 100

Bảng 3.31. Thay đổi về đặc điểm hành vi QHTD 101

Bảng 3.32. Thay đổi về đặc điểm hành vi sử dụng ma túy 102

Bảng 3.33. Thay đổi về tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI theo nhóm tuổi và giới tính 103

Bảng 3.34. Thay đổi về chỉ số tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi và giới 104


DANH MỤC BIỂU ĐỒ‌‌


Biểu đồ 1.1 Phân bố các ca nhiễm HIV/AIDS và tử vong (1993 – 2011) 42

Biểu đồ 1.2. Phân bố nhiễm HIV theo giới tính (1999 -2011) 42

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ ca nhiễm HIV theo nhóm tuổi và thời gian (1998–2011) 43

Biểu đồ 1.4. Phân bố mắc các nhiễm trùng STI tại Yên Bái (2002–2007) 60


DANH MỤC HÌNH‌


Hình 1.1. Cây vấn đề về nguy cơ lây nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số

...................................................................................................................................31

Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Văn Chấn, Yên Bái 41

Hình 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu 49

Hình 2.2. Mô hình tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp 51

Hình 2.3. Khung chương trình can thiệp dự phòng giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/STI 56


ĐẶT VẤN ĐỀ‌

Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu. Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), tính đến cuối năm 2012, toàn thế giới có khoảng 35,3 triệu người nhiễm HIV, trong đó 2,3 triệu người nhiễm mới, 1,6 triệu người chết vì AIDS. Mỗi ngày trôi qua, có 14.000 trường hợp nhiễm (trong đó có 2.000 trẻ em) và 95% các trường hợp nhiễm mới xảy ra ở các nước đang phát triển và gần 1% số người nhiễm HIV còn sống nằm trong độ tuổi từ 15-49 [123].

Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, đến tháng 12/2013, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV còn sống được báo cáo trên toàn quốc là

197.335 người (48.720 trường hợp tiến triển thành AIDS còn sống và 52.325 người đã chết vì AIDS). Trong năm 2013, cả nước đã phát hiện 14.125 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 6.432 bệnh nhân AIDS và 2.413 trường hợp tử vong do AIDS [21]. Dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất được phát hiện trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao chính, đó là những người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và nam quan hệ tình dục đồng giới (QHTDĐG). Nguy cơ lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục. Người nhiễm HIV tập trung chủ yếu trong nhóm đối tượng từ 15-49 tuổi, trong đó nhóm 20-39 tuổi chiếm đến 79%. Phần lớn người nhiễm HIV là nam giới (trên 80%). Theo kết quả ước tính dự báo nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2007-2012, tỷ suất nam nữ nhiễm HIV đã giảm từ 3 lần năm 2007 xuống còn 2,6 lần năm 2012 do việc lây nhiễm HIV từ nam giới sang vợ, bạn tình của họ [20]. Cho đến nay dịch đã lan ra với quy mô toàn quốc và đã có mặt ở 63 tỉnh/thành phố, phân bố trên 97% quận/huyện và trên 70% xã/phường [21].

Không giống như trước năm 2000, dịch HIV chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực thành thị và đô thị lớn, hiện nay đại dịch HIV có mặt gần như mọi vùng miền đất nước kể cả những khu vực khó khăn, các thôn bản ở vùng núi cao, vùng sâu vùng xa.Phần lớn các tỉnh có tỷ suất người nhiễm HIV cao tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh biên giới Việt-Lào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số


(DTTS) sinh sống, nơi phần lớn người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy. Đối với những tỉnh này số trường hợp nhiễm HIV phát hiện được hàng năm tăng nhanh từ năm 2005 đến nay trong đối tượng nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và đang có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, đặc biệt vợ con người nghiện chích ma túy và khách làng chơi của phụ nữ bán dâm [21].

Việt Nam hiện có 53 dân tộc thiểu số và vấn đề dân tộc đã được Đảng, nhà nước xác định là “vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” với chủ trương phát triển toàn diện về mọi mặt trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi trong đó có vấn đề về sức khỏe và y tế. Đồng bào dân tộc Dao có dân số đông thứ 8 trong nhóm các dân tộc thiểu số, có phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng riêng và trong đó có những đặc điểm tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe sinh sản và lây truyền các bệnh HIV/STI như phóng khoáng trong quan hệ tình dục qua việc quan hệ tình dục sớm và có nhiều bạn tình, vấn đề tảo hôn khá phổ biến... Sau một thời gian dài các hoạt động phòng chống HIV/AIDS cũng như các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào các nhóm nguy cơ cao tại các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS, hiện nay các hoạt động phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số đã và đang được xác định là một trong các ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Việc tìm hiểu thực trạng các vấn đề nhiễm HIV/STI, một vấn đề y tế công cộng rất cần được quan tâm trong các nhóm dân tộc thiểu số sẽ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà chuyên môn trong việc định hướng, lập kế hoạch, hoạch định chính sách trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước với các nhóm dân tộc thiểu số nói chung và nhóm dân tộc Dao nói riêng.

Với các lý do này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Thực trạng nhiễm HIV/STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012" .

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022