Tình Hình Đồng Nhiễm Hiv Và Bệnh Lao Tỉnh Đắk Lắk


nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở châu Á [61]. Dịch HIV tiếp tục gia tăng ở châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, tiềm tàng của dịch đồng nhiễm HIV/lao có thể được xem như là một thảm họa ngày càng rõ ràng đối với người dân châu Á. Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo chi phí điều trị HIV và bệnh lao là rất tốn kém bao gồm cả việc giải quyết các thách thức lớn trong điều trị bệnh lao kháng thuốc (MDR-TB). Điều này có thể được coi là sự cảnh báo đối với các quốc gia có thu nhập thấp ở Châu Á cần sự hỗ trợ của các nước phát triển để có thể giúp giảm bớt gánh nặng tổng thể của bệnh lao và bảo vệ ngay cả những nước giàu hơn. Sự xuất hiện tiềm năng, thực tế của lao kháng đa thuốc như đã xảy ra ở Nam Phi [61].

1.3.2. Tình hình HIV/lao ở Việt Nam

Tại một số địa phương xu hướng tăng số lượng bênh nhân HIV/lao hàng năm, số lượng bênh nhân HIV/lao tăng sẽ làm tăng gánh nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người HIV(+) khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong trong số BN HIV/lao cao hơn [6]. Số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS cho thấy tỷ lệ HIV(+) trong số BN lao năm 2002 trên cả nước khoảng 3,2%, trong đó có 10 tỉnh có tỷ lệ lớn hơn 3% (TP. HCM: 9,4% và An Giang: 4,8%). Người nhiễm HIV và BN AIDS bị suy giảm hệ thống miễn dịch, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào dẫn tới nguy cơ bị mắc nhiều loại nhiễm trùng cơ hội khác nhau, trong đó đồng nhiễm HIV/lao là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe BN cũng như gây không ít khó khăn trong hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS [103]. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao thay đổi khác nhau tùy địa phương, điều kiện vệ sinh môi trường, tình hình phát triển kinh tế xã hội và hoạt động phòng, chống HIV/lao được triển khai, tỷ lệ này thay đổi từ 10% - 40%. Việc chẩn đoán lao ở người nhiễm HIV thường khó khăn hơn ở người không nhiễm, do triệu chứng không điển hình và có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều loại nhiễm trùng cơ hội khác xảy ra đồng thời với lao. Ở người nhiễm HIV thì ngoài lao phổi còn gặp nhiều thể bệnh lao ngoài phổi khác như: lao não, lao màng não, lao hạch, lao da, lao xương, lao thận, lao tinh


hoàn, … mà những thể lao này cũng gây không ít khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, nhất là ở những cơ sở còn thiếu thốn về máy móc, trang thiết bị để xác định căn nguyên vi sinh gây bệnh. Những BN lao phổi nhiễm HIV có suy giảm miễn dịch nặng thì có tỷ lệ cao AFB (-) trong đờm [40], [66], [105].

Theo giám sát trọng điểm của Chương trình Phòng chống HIV/AIDS quốc gia, tỷ lệ người nhiễm HIV có mắc bệnh lao ngày một gia tăng nhanh chóng (từ 0,5% năm 1996 lên 4,8% năm 2004. Một nghiên cứu năm 2005 tại 6 tỉnh điều tra cũng cho thấy tỷ lệ những người nhiễm HIV có bệnh lao là 4,7%. Đặc biệt tại tỉnh An Giang trong năm 2006, số BN lao được chẩn đoán ở người nhiễm HIV có tỷ lệ khá cao: 18,7% (146/780). Bên cạnh đó, giám sát phát hiện người nhiễm HIV trong những BN lao tại 30 tỉnh cho thấy: năm 2004, trong tổng số 20.610 BN lao đã có 3.242 có HIV (+), chiếm tỷ lệ 15,7% và năm 2005 tỷ lệ này là 11,7%. Một điều tra cắt ngang tại Khánh Hoà, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Thái Bình trong năm 2005 cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao: chung tại 4 tỉnh là 6,4%, trong đó lứa tuổi 20-30 chiếm tỷ lệ 42,1%, và nam giới chiếm tới 96,8% [18]. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới, năm 2003, chỉ ra tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao năm 2002 ở Việt Nam là 3,2%, trong đó có trên 10 tỉnh có tỷ lệ trên 3%, và TP. HCM là 9,4%. Một điều tra khác ở những BN lao phổi AFB (+) tại 6 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Phòng, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ thì tỷ lệ là 8,2%, trong số này nam giới chiếm tỷ lệ tới 94% [40], [103].

Tình hình tử vong HIV/lao vẫn chưa có số liệu chính xác. Một cuộc điều tra tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ này là 34,1% BN lao đồng nhiễm HIV bị chết trước khi kết thúc phác đồ điều trị. Cũng tại nghiên cứu này, tỷ lệ tử vong của những BN lao phổi AFB (+) nhiễm HIV là 26% so với 2% trong những người HIV (-). Như vậy, những trường hợp tử vong có thể còn cao hơn ở những trường hợp lao phổi AFB (-) hoặc lao ngoài phổi, và có thể các trường hợp này bỏ trị hoặc chết trong quá trình chuyển tuyến chẩn đoán mà không được báo cáo [71], [103].


Để hướng tiếp cận này trở nên thành công, cần phối hợp đồng bộ của Chương trình phòng chống lao và HIV và phù hợp với khả năng của người bệnh. Do đó, người bệnh và cộng đồng cần tham gia tích cực vào việc phát triển Chương trình điều trị và chăm sóc của cả hai Chương trình lao và HIV. WHO tại Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam và Chương trình lao Quốc gia nhằm xây dựng các ủy ban phối hợp về HIV/Lao ở cấp quốc gia, tỉnh/thành và quận/huyện. Đồng thời WHO cũng tham gia tích cực vào việc thúc đẩy các hoạt động phối hợp phòng, chống HIV/lao trong một phần kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về sáng kiến cứu trợ AIDS (PEPFAR). Một bản dự thảo việc xây dựng Ủy ban quốc gia về HIV/lao và dự thảo về việc thông qua một Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/lao đã được xây dựng và phê duyệt cấp vốn tài trợ bởi PEPFAR. Ngày 8/11/2005, WHO đã tổ chức một cuộc tư vấn không chính thức với các chương trình thuộc Cục phòng, chống HIV/AIDS và Chương trình lao, cùng UNAIDS, CDC, USAID, PATH và FHI nhằm đánh giá tình hình hiện nay của 2 dịch bệnh này cũng như khuôn khổ chương trình HIV/lao do WHO đề xướng và triển khai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

1.3.3. Tình hình đồng nhiễm HIV và bệnh lao tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh thuộc miền núi cao nguyên trung phần với diện tích tự nhiên là 13.139 km2 với dân số là 1.728.380 gồm 34 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh 57%, E Đê 30%, số còn lại phân bổ bởi các dân tộc khác). Tỉnh chia thành 15 đơn vị hành chính huyện và 184 xã/phường. Từ 05 trường hợp phát hiện nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1993 đến ngày 15 tháng 12 năm 2010 ghi nhận 1.520 người nhiễm HIV còn sống được báo cáo, 623 người nhiễm HIV đã chuyển thành BN AIDS và đã có 351 người tử vong do AIDS được ghi nhận. Tỷ lệ nhiễm được tính trên 100.000 dân là 87,9. Nhiễm HIV ở nhóm NCMT chiếm 43,55%, BN lao là 3,1%. Theo địa dư hành chính:

Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 3

Có 15/15 huyện/TP/TX ghi nhận có người nhiễm HIV/AIDS và 141/184 xã/phường đã phát hiện có người nhiễm HIV. Thành phố Buôn Ma Thuột ghi nhận số người nhiễm HIV cao nhất (642/1.520), chiếm 42,2% [15], [26].


Từ 2006 đến 2010, số phát hiện nhiễm HIV 612 trường hợp, số chuyển thành AIDS là 325 trường hợp và số đã tử vong do AIDS là 107 trường hợp. Dịch HIV/AIDS tại tỉnh Đắk Lắk đang ở trong giai đoạn dịch tập trung, số người nhiễm HIV/100.000 dân thấp so với số liệu của toàn quốc. Số nhiễm HIV mới phát hiện có giảm theo thời gian. Năm 2011 phát hiện 170 trường hợp, giảm xuống 137 trường hợp năm 2012. Số người nhiễm HIV chuyển sang AIDS cũng giảm, từ 95 trường hợp (2011) xuống 65 trường hợp (2012).

Dù dịch đang trong giai đoạn dịch tập trung nhưng sự hiện diện của người nhiễm HIV theo địa danh hành chính của tỉnh Đắk Lắk không thay đổi thể hiện nguy cơ tiềm tàng có thể tác động đến sức khỏe cộng đồng của cả hai tình trạng nhiễm HIV và bệnh lao.

2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới nhiễm HIV và bệnh lao

2.1. Một số yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường sống

Các yếu tố của môi trường mà cộng đồng đang sống như các chuẩn mực xã hội, các điều kiện kinh tế xã hội, đói nghèo, không được học tập, thiếu việc làm, bạo lực, bất bình đẳng về giới tính …. có ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm HIV và bệnh lao của cộng đồng, đặc biệt trong nhóm nguy cơ cao.

Chuẩn mực xã hội, có thể được khái quát: là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức đô, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội. Một số chuẩn mực xã hội có thể làm tăng hoặc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân – quả mà chủ thể có thể không biết, hoặc biết nhưng vẫn cứ thực hiện như việc nghiện hút, sử dụng ma túy là một hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật, nguy cơ cao nhiễm HIV [40].

Yếu tố nguy cơ ở cộng đồng có sự khác nhau giữa các vùng, các khu vực. Nghiên cứu về tình hình bệnh lao ở New York, Hoa kỳ, khi so sánh tỷ lệ


lưu hành bệnh lao trong các cộng đồng dân cư khác nhau Alland và cộng sự đã nhận ra các yếu tố nguy cơ nhiễm lao là tuổi trẻ, sinh tại Mỹ, dân thiểu số có nguồn gốc từ Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha và nhiễm HIV [41]. Nghiên cứu nhóm thợ mỏ ở Nam Phi lại thấy nhiễm HIV không phải là yếu tố nguy cơ [70]. Điều kiện kinh tế, xã hội, hay dân tộc cũng có sự khác nhau giữa các khu vực, vùng miền. Tác động làm ảnh hưởng đến lây truyền của các yếu tố này cũng khó có thể giống nhau, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu và nhóm đối tượng đưa vào nghiên cứu … Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiễm HIV đến lây nhiễm lao tại thành phố New York Mỹ, tác giả Muray và Alland sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, đã xác định lại tỷ số nguy cơ mắc lao đối với người nhiễm HIV là 23,6. Trong khi đó tỷ số này chỉ là 2,7 ở kết quả ban đầu [92].

2.2. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm HIV

2.2.1. Kiến thức, thái độ và hành vi

Thiếu kiến thức, thái độ thiếu tích cực và hành vi không an toàn cũng là một trong nhũng yếu tố có thể làm gia tăng nhiễm HIV. Hiểu biết đầy đủ, toàn diện về HIV sẽ giúp cho tình trạng sức khỏe cộng động chủ động hơn việc thực hiện các hành vi an toàn về nhiễm HIV, trong đó có nhóm nghiện chích ma túy. Theo quy đinh của UNGASS hay dựa trên phương pháp thu thập trong khung đánh giá, theo dõi chương trình phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia, người có kiến thức đầy đủ, toàn diện về HIV/AIDS là người biết tác nhân gây bệnh do vi rút HIV và trả lời chính xác các câu hỏi về biện pháp lây truyền HIV qua đường tình dục, chung thủy một vợ, một chồng, dùng bao cao su khi QHTD. Trong vấn đề này có thể xảy ra tình huống cho rằng một người khỏe mạnh, người đó không bị nhiễm HIV, quan niệm sai lầm đó dễ dẫn đến QHTD không bảo vệ với người bị nhiễm HIV hoặc muỗi cắn bị lây nhiễm HIV hoặc ăn chung với người nhiễm HIV cũng bị lây. Việc phản đối các quan niêm sai lầm là một thái độ tốt nhằm tăng động lực phòng chống hoặc giảm kỳ thị với người nhiễm HIV [8]. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ở tỉnh Khánh Hòa năm 2008 trên 450 đối tượng NCMT cho thấy 100% biết về HIV,


nhưng 12,9% QHTD không dùng BCS, không sống chung với người nhiễm HIV/AIDS là 9,3% [93]. Hành vi không an toàn đã và đang là những yếu tố quan trọng để HIV phát triển và lan truyền ra cộng đồng. Theo cơ chế lây truyền của HIV thì các quần thể nguy cơ cao là nhóm người TCMT, PNMD và nhóm QHTD đồng giới nam (MSM). Ở Việt Nam, quần thể người TCMT là quần thể có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất. Trong số nhiễm HIV của nhóm có hành vi nguy cơ cao, nhóm TCMT chiếm 55% [54], [55], [82]. Sự lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT và lây lan ra cộng đồng là do các hành vi không an toàn như dùng chung BKT trong TCMT là yếu tố nguy cơ chính làm lây nhiễm HIV. Nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy đối tượng chưa bao giờ dùng chung kim tiêm và có trình độ học vấn cao ít có nguy cơ bị nhiễm HIV hơn so với các đối tác của họ. Đối tượng NCMT tại tỉnh Gia Lai có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 5 lần so với những người sống ở các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên [4]. Yếu tố nguy cơ nhiễm HIV là có sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ như sử dụng chung BKT và QHTD không an toàn. Người TCMT có các hành vi QHTD với nhiều bạn tình khác nhau, trong đó khoảng 30% người TCMT có QHTD với PNMD và có khoảng 50% trong số này không sử dụng BCS. Bên cạnh đó tỷ lệ PNMD sử dụng ma túy ngày càng gia tăng [7], [9], [14], [29].

2.2.2. Nhóm người sử dụng ma túy

Người sử dụng ma túy ở khu vực châu Á hiện nay đang là những quần thể có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất - do dùng chung BKT và QHTD không an toàn. Dùng chung BKT là con đường lây truyền HIV dễ dàng nhất, nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại. Trên thế giới, hai biện pháp giảm hại đã được chứng minh là hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV ở những người TCMT là phân phát BKT sạch để tránh tiêm chích chung dụng cụ và điều trị bằng thuốc Methadone đường uống để giảm và tiến tới cắt đường TCMT [43], [59], [107]. Tuy nhiên, nhiều người nhiễm HIV có sử dụng ma túy không thể khẳng định mình bị lây nhiễm qua tiêm chích hay qua QHTD. Một số người TCMT có QHTD không an toàn và với nhiều người,


hành vi này làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cho bản thân người TCMT và cả bạn tình của họ, đây cũng chính là con đường lây truyền HIV ra cộng đồng dân cư nói chung. Do vậy, luôn luôn sử dụng bao cao su trong QHTD chính là biện pháp để người sử dụng ma túy (NSDMT) bảo vệ bản thân, bạn tình và cộng đồng [7], [9], [14]. Các nghiên cứu và báo cáo cho thấy quần thể nghiện chích ma túy (NCMT) tại Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS, chủ yếu là do hành vi tiêm chích và tình dục của họ. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong quần thể NCMT từ 20-46%, tùy thuộc vào địa điểm khảo sát và phương pháp lấy mẫu. Một số nghiên cứu ở cộng đồng người NCMT tại khu vực biên giới và các khu vực vùng cao cho thấy tỷ lệ nhiễm cao hơn vì đây là các khu vực tập trung sử dụng và buôn bán ma túy, nơi mà dịch vụ y tế còn hạn chế [12], [13].

2.2.3. Nhóm phụ nữ mại dâm

Phụ nữ mại dâm chiếm một tỷ lệ cao trong nhóm dân số dễ tổn thương và phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, không ổn định về kinh tế, kỳ thị của xã hội và các vấn đề gia đình [59]. Nhóm PNMD được chú trọng hơn khi trở thành một trong 3 nhóm dân số có nguy cơ cao nhất về lây nhiễm HIV tại Việt Nam, cùng với nhóm TCMT và nam giới có quan hệ đồng tính (MSM). Khảo sát năm 2009 tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV trong số những PNMD khác nhau nhiều theo khu vực địa lý, khoảng từ 0,3% tại Đà Nẵng đến 6% tại Hà Nội và tỷ lệ này lên tới 23% trong nhóm PNMD đường phố ở Hải Phòng [9], [20], [77]. Hơn nữa, những báo cáo gần đây chỉ ra rằng PNMD bán dâm để có tiền phục vụ cho việc TCMT do đó nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này tăng lên gấp đôi. PNMD và người TCMT như là cầu nối, với phương thức bắc cầu tới nhóm dân số nói chung, làm tăng sự phát triển của đại dịch HIV tại Việt Nam, đặc biệt trong nhóm có QHTD dị giới. Phụ nữ mại dâm ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, họ còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Họ bị kỳ thị và gạt ra khỏi xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các công việc khác thay thế, giáo dục, các dịch vụ hỗ trợ xã hội, và dịch vụ y tế. Vấn đề này trầm trọng hơn do họ sợ bị các lực lượng


chức năng bắt giam và sự hiểu biết thấp về các nhà lập chính sách. Những yếu tố này kết hợp và đan xen với nhau tạo ra một động lực lớn để phát triển các nghề thay thế cho PNMD và các bằng chứng chỉ ra rằng trong nhóm PNMD có mong muốn tìm một nghề khác để kiếm thu nhập ngoài việc bán dâm [29].

2.2.4. Nhóm nam tình dục đồng giới

QHTD đồng giới nam xảy ra ở mọi nền văn hóa và xã hội, ước tính tỷ lệ ít nhất một lần đã từng QHTD đồng giới nam khác nhau giữa từng khu vực từ 3% tới 20% . Hiện nay tình dục đồng giới nam là phương thức lây truyền HIV chính ở hầu hết các nước ở Châu Mỹ La Tinh [47], [110].

Số liệu của UNAIDS (2008) cho thấy nhóm MSM ở Việt Nam có nguy cơ nhiễm HIV cao, với tỷ lệ hiện nhiễm cao hơn gấp đôi nhóm nữ mại dâm (PNMD) [77]. Nhóm MSM chịu ảnh hưởng thiếu chính xác của các phương tiện truyền thông, cách suy nghĩ theo thói quen, và các thống kê thiếu tính khoa học, nhiều định kiến, quan niệm sai lầm về MSM khá phổ biến trong công chúng. Tuy nhiên, MSM cũng là một nhóm được quan tâm đáng kể với số nghiên cứu và bài báo ngày càng tăng, minh chứng nhóm MSM đóng vai trò bắc cầu, tác động làm gia tăng lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác giữa bản thân họ và những người QHTD khác giới thông qua hoạt động tình dục với phụ nữ, cả bạn tình và các đối tác QHTD lâu dài như vợ và bạn gái [13], [77].

2.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm bênh lao

Mức độ trầm trọng của nguy cơ nhiễm lao, có thể thay đổi tùy theo mức độ phơi nhiễm với từng nhóm nguy cơ riêng biệt hoặc môi trường sống hoặc điều kiện kinh tế, xã hội, cơ địa và lối sống.

Sử dụng các chất kích thích: Lạm dụng các chất kích thích được coi là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với BN nhiễm lao tại Hoa Kỳ [46], bao gồm các loại chất kích thích sau đây: Sử dụng ma tuý: Các yếu tố liên quan tới nhóm người nghiện ma túy (ví dụ: vô gia cư, ngồi tù) làm tăng khả năng nhiễm bệnh lao ở quần thể người sử dụng ma túy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022