Các Biến Số Nghiên Cứu Cho Pnbd


- Nhận định kết quả: Mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính khi thanh thử xuất hiện vạch tím đỏ (một vạch kiểm tra, một vạch thử nghiệm). Mẫu bệnh phẩm có kết quả âm tính khi thanh thử vạch kiểm tra xuất hiện một vạch tím đỏ.

Xét nghiệm lậu cầu khuẩn bằng nhuộm Gram:

- Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: chủ yếu lấy ở niệu đạo và cổ tử cung.

+ Lấy bệnh phẩm ở niệu đạo: dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào lỗ niệu đạo 1,5cm. Xoay nhẹ tăm bông và lưu tăm bông trong thời gian từ 5-10 giây cho dịch tiết ngấm vào tăm bông.

+ Lấy bệnh phẩm ở cổ tử cung: dùng mỏ vịt đưa sâu vào âm đạo. Xoay mỏ vịt để định vị cổ tử cung. Dùng tăm bông vô trùng lấy bệnh phẩm qua mỏ vịt. Đưa tăm bông vào ống cổ tử cung khoảng 2cm. Xoay nhẹ và lưu tăm bông 5-10 giây. Kéo nhẹ tăm bông ra.

- Làm tiêu bản: dàn bệnh phẩm mỏng và đều với đường kính 10mm lên lam kính sạch đã được đánh số thứ tự hoặc tên tuổi bệnh nhân. Nhuộm Gram và soi trên kính hiển vi.

- Nhận định kết quả: Kết quả thấy song cầu khuẩn Gram (-) hình hạt cà phê nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân đang thoái hóa.

Xét nghiệm tạp khuẩn bằng nhuộm Gram:

- Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: sử dụng tăm bông vô trùng lấy dịch ở cùng

đồ sau.

- Làm tiêu bản: bệnh phẩm được dàn mỏng lên lam kính với đường kính 1cm. Sau đó được nhuộm Gram và soi trên kính hiển vi.

- Nhận định kết quả: trên tiêu bản nhuộm Gram thấy có nhiều trực khuẩn mảnh Gram (-), vi khuẩn này phủ dày trên bề mặt tế bào biểu mô âm đạo, chúng bám dính và phá hủy tế bào, bờ tế bào nham nhở


hoặc bị che lấp không nhận diện được, những tế bào này gọi là tế bào dính hay Clue cells.

Xét nghiệm giang mai

- Phản ứng nhanh TPHA tests tìm sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai, độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu 94,32%.

- Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống thủy tinh (hoặc ống nhựa) không chống đông, để co cục máu tự nhiên hoặc ly tâm để lấy huyết thanh. Huyết thanh phải trong, không nhiễm trùng, không vỡ hồng cầu.

- Tiến hành xét nghiệm: cho dung dịch pha lỗng huyết thanh vào giếng số 1, nhỏ huyết thanh vào giếng số 1 và trộn đều. Lấy huyết thanh được pha lỗng 1/20 nhỏ vào giếng thứ 2 và thứ 3. Sau đĩ nhỏ tế bào khơng gắn kháng nguyên vào giếng 2 và nhỏ tế bào gắn kháng nguyên vào giếng 3; trộn đều và lắc nhẹ. Độ pha lỗng sau khi thêm dung dịch tế bào vào là 1/80. Ủ ở nhiệt độ phịng, trên mặt phẳng khơng cĩ rung động ít nhất 45 phút.

- Nhận định kết quả: ở giếng nhỏ tế bào không gắn kháng nguyên trước (giếng 2) có kết quả âm tính với biểu hiện tế bào lắng tạo thành nút nhỏ ở đáy giếng. Đọc kết quả ở giếng có nhỏ tế bào gắn kháng nguyên (giếng 3): âm tính khi thấy tế bào lắng tạo thành nút nhỏ ở đáy giếng, dương tính mạnh khi tế bào ngưng kết dàn mỏng toàn bộ đáy giếng. Các kết quả dương tính từ hiệu giá 1/80 mới biểu thị sự có mặt của kháng thể giang mai.


2.4.5. Biến số nghiên cứu

2.4.5.1. Phụ nữ bán dâm

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu cho PNBD


Biến số nghiên cứu

Chỉ số

Đặc trưng cá nhân của PNBD

Tuổi

Tỷ lệ % PNBD theo nhóm tuổi, tuổi trung bình

Trình độ học vấn

Tỷ lệ % PNBD theo cấp học

Tình trạng hôn nhân

Tỷ lệ % PNBD theo tình trạng hôn nhân

Nơi ở

Tỷ lệ % PNBD theo nơi ở

Nghề trước khi bán dâm

Tỷ lệ % PNBD theo nghề nghiệp

Nơi hành nghề

Tỷ lệ % PNBD theo địa điểm hành nghề

Hành vi nguy cơ PNBD

Tuổi QHTD lần đầu

Tuổi trung bình và tỷ lệ % PNBD theo nhóm

tuổi

Loại hình PNBD

Tỷ lệ % PNBD theo loại hình PNBD

Kiến thức về NTĐSDD

Tỷ lệ % PNBD theo hiểu biết về NTĐSDD

Hành vi về NTĐSDD

Tỷ lệ % PNBD theo hành vi về NTĐSDD

Số lượng khách mua dâm

Số lượng khách mua dâm trung bình

Sử dụng bao cao su

Tỷ lệ % PNBD sử dụng bao cao su

Tiêm chích ma tuý

Tỷ lệ % PNBD có tiêm chích ma túy

Đi khám bệnh tự nguyện

Tỷ lệ % PNBD khám bệnh tự nguyện

Đi xét nghiệm tự nguyện

Tỷ lệ % PNBD đi xét nghiệm tự nguyện

Tỷ lệ hiện NTĐSDD của PNBD

NTĐSDD chung

Tỷ lệ % PNBD mắc bệnh NTĐSDD chung

Lậu

Tỷ lệ % PNBD mắc lậu

Giang mai giai đoạn 1

Tỷ lệ % PNBD mắc giang mai giai đoạn 1

Trichomonas

Tỷ lệ % PNBD mắc Trichomonas

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 8


Chlamydia (làm xét

nghiệm 30 mẫu ban đầu)

Tỷ lệ % PNBD mắc Chlamydia

Nấm

Tỷ lệ % PNBD mắc nấm

HPV (làm xét nghiệm 30

mẫu ban đầu)

Tỷ lệ % PNBD mắc HPV

HSV (làm xét nghiệm 30

mẫu ban đầu)

Tỷ lệ % PNBD mắc HSV

Tạp khuẩn

Tỷ lệ % PNBD mắc tạp khuẩn

Hiệu quả can thiệp

Thay đổi kiến thức và thực hành về lây nhiễm và dự

phòng NTĐSDD

Tỷ lệ % PNBD thay đổi kiến thức và thực hành về lây nhiễm và dự phòng NTĐSDD

Thay đổi thái độ và thực hành về lây nhiễm và dự

phòng NTĐSDD

Tỷ lệ % PNBD thay đổi thái độ và thực hành về lây nhiễm và dự phòng NTĐSDD

Thay đổi kiến thức sử dụng

bao cao su

Tỷ lệ % PNBD thay đổi kiến thức sử dụng bao

cao su

Thay đổi kiến thức đi khám

bệnh tự nguyện

Tỷ lệ % PNBD thay đổi kiến thức đi khám

bệnh tự nguyện

Thay đổi kiến thức đi xét

nghiệm tự nguyện

Tỷ lệ % PNBD thay đổi kiến thức đi xét

nghiệm tự nguyện


2.4.5.2. Cán bộ y tế


Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu cho cán bộ y tế


Biến số nghiên cứu

Chỉ số

Tuổi

Tỷ lệ % CBYT theo nhóm tuổi

Giới

Tỷ lệ % CBYT theo giới tính

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ % CBYT theo trình độ chuyên môn

Nơi đào tạo

Tỷ lệ % CBYT theo nơi đào tạo

Thời gian đào tạo

Tỷ lệ % CBYT theo thời gian đào tạo

Đào tạo về NTĐSDD

Tỷ lệ % CBYT được đào tạo về NTĐSDD

Đào tạo lại

Tỷ lệ % CBYT được đào tạo lại

Thời gian đào tạo lại

Tỷ lệ % CBYT theo thời gian đào tạo lại

Kiến thức và kỹ năng khám chữa bệnh (phỏng vấn, quan sát khám chữa bệnh và tư

vấn cho PNBD)

Tỷ lệ % CBYT có kiến thức và kỹ năng khám chữa bệnh (phỏng vấn, quan sát khám chữa bệnh và tư vấn cho PNBD)

Kiến thức và kỹ năng xét

nghiệm (phỏng vấn và quan sát)

Tỷ lệ % CBYT có kiến thức và kỹ năng xét

nghiệm (phỏng vấn và quan sát)

Hiệu quả can thiệp

Thay đổi kiến thức khám

chữa bệnh (phỏng vấn).

Tỷ lệ % CBYT thay đổi kiến thức khám

chữa bệnh (phỏng vấn)

Thay đổi kiến thức xét

nghiệm (phỏng vấn)

Tỷ lệ % CBYT thay đổi kiến thức xét

nghiệm (phỏng vấn)


Một số định nghĩa chính:

- Một số bệnh NTĐSDD được nghiên cứu trong luận án này (theo

định nghĩa của TCYTTG) bao gồm:

o Lậu


o Giang mai

o Trichomonas

o Chlamydia

o HPV

o HSV

o Nấm âm đạo (Candida)

o Tạp khuẩn

- Kiến thức và kỹ năng quản lý hồ sơ sức khỏe, khỏm chữa bệnh, tư

vấn và xét nghiệm được chia thành:

o Biết

o Không biết

2.4.6. Nội dung và qui trình can thiệp

Các hoạt động can thiệp chính đối với PNBD:

- Khám chữa bệnh cho PNBD mắc các bệnh NTĐSDD và theo dõi trên lâm sàng và xét nghiệm. Tất cả PNBD khi nhập Trung tâm đều được khám lâm sàng, xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh NTĐSDD. Đối với những PNBD mắc bệnh NTĐSDD được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu trong vòng 2 tuần, sau đó được khám lâm sàng lại và xét nghiệm lại. Công tác khám lâm sàng và xét nghiệm được các cán bộ y tế của Bệnh viện Da liễu Hà Nội, trường Đại học Y Hà Nội và Phòng Y tế Trung tâm thực hiện. Sau đó các cán bộ y tế của Phòng Y tế Trung tâm tiếp tục theo dõi về lâm sàng cho đến khi khỏi bệnh. Kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng cũng như điều trị được ghi lại vào phiếu khám chữa bệnh kèm theo hồ sơ sức khỏe của từng PNBD. Các kết quả khám và chữa bệnh được nghiên cứu sinh trực tiếp xem xét định kỳ 3 tháng/ lần và điều chỉnh chế độ điều trị cho phù hợp.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe tập trung phổ biến vào phòng


chống các bệnh LTQĐTD bằng nhiều hình thức hiện đang tiến hành tại Trung tâm bao gồm: truyền thông trực tiếp thông qua các lớp học, phát tài liệu truyền thông, chiếu phim, truyền hình, tư vấn trực tiếp. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được các cán bộ y tế của Phòng Y tế, Trung tâm thực hiện thường xuyên. Các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe như tờ rơi, poster, đĩa hình của Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Chương trình phòng chống các bệnh LTQĐTD - Bộ Y tế sản xuất và được cán bộ y tế Trung tâm phát trực tiếp tới PNBD. Các bài truyền thông giáo dục sức khỏe được phát thanh vào các buổi tối sau giờ ăn 2 lần/ tuần. Công tác tư vấn trực tiếp được thực hiện thông qua các buổi khám bệnh thường kỳ hoặc thông qua các buổi khám bệnh cho từng PNBD đến khám tại Phòng Y tế. Các hoạt động này do các cán bộ y tế Trung tâm thực hiện. Nghiên cứu sinh cùng các bác sỹ của trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Da liễu Trung ương thực hiện giám sát hỗ trợ thường xuyên. Sau mỗi đợt truyền thông giáo dục sức khỏe nghiên cứu sinh trực tiếp xem xét kết quả và điều chỉnh loại hình truyền thông giáo dục sức khỏe cho phù hợp.

- Đào tạo cho cán bộ y tế về thực hiện sàng lọc, khám và chữa bệnh cho PNBD mắc các bệnh LTQĐTD và bệnh NTĐSDD. Trong giai đoạn 2011-2013 đã tổ chức được 2 lớp đào tạo về khám chữa bệnh và xét nghiệm NTĐSDD đồng thời tổ chức các cuộc giám sát hỗ trợ theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng khám bệnh và xét nghiệm cho 15 cán bộ y tế của Trung tâm. Tài liệu tập huấn về bệnh NTĐSDD và các bệnh LTQĐTD được sử dụng trong lớp học là các tài liệu từ “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” (Ban hành theo Quyết


định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), các tài liệu tập huấn của Bệnh viện Da liễu Trung ương và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Tham gia giảng dạy trong các lớp tập huấn cho cán bộ Phòng Y tế, Trung tâm và nghiên cứu sinh, cán bộ y tế của Bệnh viện Da liễu Hà Nội và trường Đại học Y Hà Nội. Trước mỗi lớp tập huấn đều có tiến hành đánh giá (pre-test) và sau mỗi lớp tập huấn đều có lượng giá cuối (post-test). Đánh giá trước và sau lớp tập huấn được phân tích để đánh giá hiệu quả. Các bài học kinh nghiệm sau mỗi lớp tập huấn đều được sử dụng để thiết kế cho lớp tập huấn sau. Mỗi lớp tập huấn kéo dài từ 1 - 2 ngày tùy nội dung cần tập huấn. Tổ xét nghiệm của Trung tâm cũng đã thực hiện được các xét nghiệm thông thường như soi tươi các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng từ dịch âm đạo cũng như thực hiện được các test nhanh phát hiện HIV, ma túy và từ đó gửi lên tuyến trên xác định chắc chắn.


2.4.7. Phân tích số liệu

Số liệu được nhập trên phần mềm Epi Data 3.1. Chế độ kiểm tra chặt chẽ được thiết lập để tránh sai số do nhập số liệu. Toàn bộ số liệu sau khi nhập xong sẽ chuyển sang SPSS 16.0 để quản lý và phân tích.

Số liệu được phân tích và trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ %.

Test χ2 và giá trị p được sử dụng để biểu thị sự khác biệt giữa các biến số

độc lập và biến số phụ thuộc. Trong trường hợp cỏc tần số xuất hiện với số lượng nhỏ pyates (p điều chỉnh cho cỡ mẫu nhỏ) được sử dụng. Test ước lượng khoảng sử dụng tỷ suất chênh (OR) và 95% CI được sử dụng để xem xét mối liên quan giữa các tỷ lệ mắc các bệnh NTĐSDD và các yếu tố đặc trưng cá nhân cũng như hành vi nguy cơ của PNBD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023