- OR=1: Không có mối liên quan giữa hành vi nguy cơ và bệnh.
- OR>1: Có mối liên quan giữa hành vi nguy cơ và bệnh.
- OR<1: Không có mối liên quan giữa hành vi nguy cơ và bệnh.
Khoảng tin cậy của OR với mức tin cậy 95% cũng được tính để xem xét mức ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố đặc trưng cá nhân cũng như hành vi nguy cơ của PNBD.
Phân tích hồi qui đa biến cũng được sử dụng để loại trừ các sai số
nhiễu cho mối liên quan giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc.
Chỉ số hiệu quả (CSHQ) cũng được tính để xem xét hiệu quả can thiệp.
Ví dụ: CSHQ can thiệp đối với một bệnh NTĐSDD được tính như sau:
Tỷ lệ mắc bệnh đó sau can thiệp - Tỷ lệ mắc bệnh đó trước can thiệp
CSHQ = --------------------------------------------------------------------------- x 100
Tỷ lệ mắc bệnh đó trước can thiệp
Hoặc CSHQ can thiệp nâng cao thái độ tự đánh giá nguy cơ mắc NTĐSDD ở PNBD được tính như sau:
(Tỷ lệ PNBD tự đánh giá nguy cơ mắc NTĐSDD sau can thiệp - Tỷ lệ PNBD tự đánh giá nguy cơ mắc NTĐSDD trước can thiệp)
CSHQ = --------------------------------------------------------------------------- x 100
Tỷ lệ PNBD tự đánh giá nguy cơ mắc NTĐSDD trước can thiệp
2.4.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Hội đồng chấm thi đề cương nghiên cứu sinh của Viện thông qua nhằm đảm bảo tính đạo đức, khoa học và khả thi của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu đã được thông báo về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Giữ hoàn toàn bí mật thông tin của những người tham gia thông qua việc mã hóa các thông tin và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Người nghiên cứu không được cung cấp hoặc sử dụng bất cứ dịch vụ bất hợp pháp nào trong quá trình nghiên cứu (ma tuý, mại dâm hoặc rượu bia...).
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc trưng cá nhân của PNBD và CBYT
3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân của PNBD
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của phụ nữ bán dâm
Số lượng | Tỷ lệ % | |
≤ 20tuổi | 36 | 8,8 |
20-29 tuổi | 254 | 62,4 |
≥30 tuổi | 117 | 28,8 |
Tổng số | 407 | 100,0 |
Tuổi trung bình | 26,8 ± 6,29 tuổi |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 6
- Đối Tượng, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu
- Các Biến Số Nghiên Cứu Cho Pnbd
- Đào Tạ O Ban Đầu Về Điều Trị Cá C Bệnh Ntđs Dd Của Cbyt
- Liên Quan Giữa Tuổi Quan Hệ Tình Dục Lần Đầu Tiên Và Ntđsdd
- Hiệu Quả Can Thiệp Của Các Biện Pháp Can Thiệp Phòng Chống Nhiễm
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy trong số 407 PNBD được nghiên cứu, người ít tuổi nhất là 15 tuổi và cao nhất là 40 tuổi. Tuổi trung bình là 26,8 ± 6,29 tuổi, thấp nhất 15 và cao nhất là 40 tuổi. Tỷ lệ PNBD cao nhất ở độ tuổi 20-29 (62,4%), tiếp theo là độ tuổi từ 30 tuổi trở lên (28,8%) và độ tuổi từ 20 tuổi trở xuống (8,8%).
Kinh
Khác
41%
59%
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo dân tộc của phụ nữ bán dâm
Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy đa số PNBD hiện đang tập trung học tập tại trung tâm là người Kinh, chiếm 59%) và còn có 41% PNBD là người dân tộc, chủ yếu là người Mường, Thái, Tày.
6,6%
Thành thị
Nông thôn
93,4%
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nơi ở của phụ nữ trước khi bán dâm
Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ PNBD sống ở nông thôn trước khi bán dâm là rất cao, chiếm 93,4% và chỉ có 6,6% PNBD sống ở thành thị trước khi bán dâm.
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp của phụ nữ trước khi bán dâm
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Làm ruộng | 259 | 63,6 |
Học sinh, sinh viên | 3 | 0,7 |
Nghề tự do | 57 | 14,0 |
Không có nghề nghiệp | 58 | 14,3 |
Khác | 30 | 7,4 |
Tổng số | 407 | 100,0 |
Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy phần lớn PNBD trước khi bán dâm làm nghề nông nghiệp (63,6%), tiếp theo là không có nghề nghiệp và nghề tự do
(14,3% và 14%). Đặc biệt có 3 người là học sinh chiếm 0,7%.
12,5%
14%
Mù chữ Tiểu học THCS
PTTH
28%
45,5%
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn của PNBD
Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy nhìn chung trình độ học vấn của PNBD là thấp, trung bình là 6 ± 3,8 năm. Tỷ lệ PNBD mù chữ là 14%, tiểu học là 28%, trung học cơ sở là 45,5% và chỉ có 12,5% có trình độ trung học phổ thông.
Bảng 3.3. Phân bố theo tình trạng hôn nhân của PNBD
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Chưa lập gia đình | 240 | 59,0 |
Đang có chồng | 41 | 10,1 |
Đã ly dị | 58 | 14,3 |
Đã ly thân | 48 | 11,8 |
Góa chồng | 20 | 4,9 |
Tổng số | 407 | 100,0 |
Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy phần lớn PNBD tại thời điểm trước khi vào trung tâm là không có hôn nhân, bao gồm chưa lập gia đình (59%), đã ly
dị (14,3%), ly thân (11,8%), góa chồng (4,9%). Chỉ có 10,1% PNBD là hiện
đang có chồng.
3.1.2. Một số đặc trưng cá nhân của CBYT
Bảng 3.4. Phân bố nhóm tuổi trong CBYT
Số lượng | Tỷ lệ % | |
≤30 tuỉi | 9 | 60,0 |
31 - 40 tuỉi | 5 | 33,3 |
41 - 50 tuỉi | 1 | 6,7 |
Tỉng sè | 15 | 100 |
Tuổi trung bình | 29,8 6,6 tuỉi |
Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy trong tất cả các CBYT tại Phòng Y tế TTCBGDLĐXH II Hà Nội được nghiên cứu, nhóm tuổi ≤30 chiếm tỉ lệ cao nhất (60,0%). Tuổi trung bình là 29,8 6,6tuổi. Ba phần năm số CBYT ở
độ tuổi dưới 30, trong khi đó không có cán bộ nào trên 50 tuổi. Số cán bộ
trong độ tuổi dưới 40 chiếm tới 93,3%.
40
60
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.4. Phân bố giới của CBYT
Nhận xét: Biểu đồ 3.4 cho thấy trong số CBYT tại Phòng Y tế TTCBGDLĐXH II, tỷ lệ nữ giới chiếm đa số với 60%, còn lại là nam giới chiếm 40%.
Bảng 3.5. Phân bố trình độ chuyên môn của các CBYT
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Bác sỹ | 2 | 13,3 |
Y sỹ | 7 | 46,7 |
Y tá | 6 | 40,0 |
Tỉng sè | 15 | 100 |
Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy trong số CBYT tại Phòng Y tế TTCBGDLĐXH II, y sỹ chiếm tỉ lệ cao nhất (46,7%). Tỷ lệ CBYT là y tá chiếm 40,0%. Trong khi đó tại Trung tâm chỉ có 2 bác sỹ chiếm tỷ lệ 13,3%.
Bảng 3.6. Phân bố thời gian công tác của các CBYT
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Dưới 5 năm | 7 | 46,6 |
Từ 5 đến 10 năm | 4 | 26,7 |
Từ 11 đến 20 năm | 4 | 26,7 |
Tỉng sè | 15 | 100 |
Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy số CBYT có thời gian làm việc dưới 5 năm chiếm 46,6%, trong đó có 3 cán bộ mới về công tác tại Trung tâm được
gần 1 năm. Số cán bộ có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm và từ 11 đến 20 năm ở mức tương đối đều nhau cùng chiếm tỷ lệ 26,7%.
13,4%
86,6%
Đại học
Trung cấp
Biểu đồ 3.5. Phân bố bậc đào tạo của các CBYT tại Phòng Y tế
Nhận xét: Biểu đồ 3.5 cho thấy đa số các CBYT được đào tạo từ các trường trung cấp (86,6%). Số lượng cán bộ được đào tạo ở bậc đại học chiếm tỷ lệ thấp (13,4%). Và trong đó không có CBYT nào được đào tạo ở bậc cao đẳng.
Bảng 3.7. Phân bố thời gian đào tạo ban đầu của các CBYT
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Dưới 2 năm | 1 | 6,6 |
Từ 2 năm đến 3 năm | 12 | 80,0 |
Từ 4 năm đến 6 năm | 2 | 13,4 |
Tỉng sè | 15 | 100 |
Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy đa số các CBYT được đào tạo trong thời gian từ 2 năm đến 3 năm (80%). Số các cán bộ được đào tạo trong thời gian từ 4 năm đến 6 năm chiếm một tỷ lệ thấp (13,4%).