Chi phí QLDN | 2.480.294.794 | 1.818.210.509 | -662.084.285 | -26,69% |
Lợi nhuận HĐKD | 1.286.677.715 | 1.382.306.143 | 95.628.428 | 7,43% |
Thu nhập HĐTC | 1.397.355.403 | 1.925.882.721 | 528.527.318 | 37,82% |
Chi phí HĐTC | 948.342.587 | 1.194.576.255 | 246.233.668 | 25,96% |
Lợi nhuận từ HĐTC | 449.012.816 | 731.306.466 | 282.293.650 | 62,87% |
Thu nhập HĐBT | 597.057.974 | 1.330.073 | -595.727.901 | -99,78% |
Chi phí bất thường | 252.577.972 | 0 | -252.577.972 | -100% |
Lợi nhuận từ HĐBT | 344.480.002 | 1.330.073 | -343.149.929 | -99,61% |
Tổng LN trước thuế | 2.080.170.533 | 2.114.942.682 | 34.772.149 | 1,67% |
Thuế thu nhập DN | 665.654.570 | 676.781.658 | 11.127.088 | 1,67% |
Lợi nhuận sau thuế | 1.414.515.963 | 1.438.161.024 | 23.645.061 | 1,67% |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy,chức Năng Và Nhiệm Vụ Hiện Tại Của Công Ty :
- Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty Năm 2001 Và 2002
- Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Tocontap Năm 2001-2002
- Kế Hoạch Phát Triển Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong Những Năm Tới
- Thực trạng lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP - 11
- Thực trạng lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bảng 9:Tỷ trọng thực hiện lợi nhuận theo các hoạt động
Các chỉ tiêu | Năm 2001 | Năm 2002 | ±Năm 2002 so 2001 | |
tỷ trọng (%) | tỷ trọng (%) | tỷ trọng (%) | ||
1 | LNHĐKD | 61,85 | 65,36 | 3,51 |
2 | LNHĐTC | 21,59 | 34,58 | 12,99 |
3 | LNHĐBT | 16,56 | 0,06 | -16,5 |
4 | LN | 100 | 100 | 0 |
Trong 2 năm 2001 và 2002 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước hơn 34 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 1,67%. Lợi nhuận tăng lên bởi sự tác động tổng hợp của các yếu tố sau:
Doanh thu thuần: của công ty năm 2002 là 288.237.355.415 đồng, giảm so với năm 2001 là 4.092.704.110 đồng với tỷ lệ giảm là 1,4%. Vì sang năm 2002 có một số mặt hàng của công ty như mặt hàng gốm sơn mài, hạt tiêu, cao su, bóng đèn, rượu vang không được xuất khẩu nữa, và các mặt hàng như văn phòng phẩm, quần áo thì xuất khẩu kém hơn rất nhiều so với năm 2001. Hơn nữa do việc chiến tranh ở Iraq cũng làm ảnh hưởng không nhỏ vì công ty trong mấy năm vừa qua có một lượng lớn hàng xuất khẩu sang Iraq. Bên cạnh những mặt hàng không được xuất khẩu, công ty còn bị giảm doanh thu do việc xuất khẩu sang một số nước không được thực hiện ở năm nay như năm trước nữa như là các nước Singapore, Achentina, Angola, Hàn Quốc, Nam Phi, Campuchia, Brazil.
Giá vốn hàng bán: của công ty năm 2002 là 266.517.631.904 đồng giảm so với năm 2001 là 5.310.694.005 đồng với tỷ lệ giảm là 1,95%. Do doanh thu thuần giảm nên làm cho giá vốn hàng bán cũng giảm theo vì khi mà không xuất khẩu được nhiều hàng thì việc mua hàng cũng giảm theo, do số lượng giảm, từ đó dẫn đến giá hàng giảm, đây là điều đương nhiên.
Lợi nhuận gộp:của công ty năm 2002 là 21.719.723.511 đồng tăng so với năm 2001 là 1.217.989.895 đồng với tỷ lệ tăng là 5,94%. Tốc độ giảm của doanh thu chậm hơn tốc độ giảm của giá vốn cho nên ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2002 vẫn tăng so với năm 2001. Về mặt kết cấu thì tổng lợi nhuận trước thuế của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận hoạt động bất thường.
Chi phí bán hàng: của công ty thực hiện năm sau so với năm trước tăng 1.784.445.752 đồng. Năm 2001 chi phí bán hàng của công ty là 16.734.761.107 đồng, năm 2002 chi phí bán hàng của công ty là 18.519.206.859 đồng (tăng 10,66%). So với năm 2001, ta đã biết rằng doanh thu của công ty năm 2002 giảm vậy mà chi phí bán hàng của năm 2002 lại tăng, điều này thể hiện rằng công tác bán hàng năm 2002 là không tốt so với năm 2001. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm 2002 chi phí vận chuyển , bảo quản, chi phí quảng cáo tăng lên, do các phương tiện vận chuyển hàng hoá của công ty hầu như là ít nên công ty chủ yếu là phải thuê ngoài vì vậy mà giá vận chuyển đắt, ngoài ra về kho bảo quản hàng hoá của công ty không tốt nên khi hàng hoá về kho có thể bảo quản tốt dẫn đến mất thêm một số chi phí cho việc bảo quản hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:của công ty thực hiện năm sau ít hơn năm trước 662.084.285 đồng. Năm 2001 chi phí quản lý của công ty là 2.480.294.794 đồng, năm 2002 chi phí quản lý là 1.818.210.509 đồng (giảm 26,69%). So với tỷ trọng của chi phí bán hàng thì tỷ trọng của chi phí quản lý giảm mạnh hơn nhưng số tiền giảm thì cũng không bằng sự tăng lên của chi phí bán hàng. Vì một phần do trong năm 2002 công ty đã thu được khoản thu khó đòi nên góp phần làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Trong năm công ty đã giảm các chi phí về tiếp khách và hội nghị, do việc không có làm ăn với một số nước như năm 2001 nên những chi phí này cũng giảm theo.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhcủa công ty năm 2002 là 1.382.306.143 đồng tăng so với năm 2001 là 95.628.428 đồng với tỷ lệ tăng là 7,43%. Đây là nguồn hình thành lên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty năm 2002 là 731.306.466 đồng tăng 282.293.650 đồng so với năm 2001với tỷ lệ tăng là 62,87%. Khoản thu nhập này đã góp phần làm tổng lợi nhuận trước thuế tăng, trong năm tới công ty cần phải tiếp tục phát huy để tăng hơn nữa lợi nhuận từ hoạt động này. Lợi nhuận này là do thu lãi tiền gửi ngân hàng một khoản là 480.963.397 đồng vì công ty có một khoản tiền nhàn rỗi nên không thể cứ để tiền như vậy mà không làm gì thì đồng tiền đó sẽ không có hiệu quả, cho nên công ty đã gửi vào ngân hàng VIETCOMBANK (ngân hàng ngoại thương Việt Nam) để thu lời. Điều này đã thể hiện rằng công ty đã vẫn có tiền để thanh toán các khoản chi trả mà vẫn thu được lãi. Lợi nhuận này cũng là do thu
tiền cho thuê nhà, với qui mô của công ty được xây dựng trên diện tích hơn 200 m2 ở trụ sở 36 phố Bà Triệu- Hà Nội nhưng công ty chỉ sử dụng các phòng trong và trên gác, còn phần cửa hàng, công ty cho hãng Honda thuê để bán xe máy là 66triệu đồng/1năm và cho thuê một số khu đất nữa ở trong T.P Hồ Chí Minh với khoản tiền là 145 triệu/1năm nên khoản tiền từ việc cho thuê nhà cũng là rất nhiều. Ngoài ra công ty còn thu được lợi tích từ trái phiếu, tín phiếu. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản thu được từ thu nhập hoạt động tài chính trừ đi chi phí cho hoạt động tài chính, chi phí cho hoạt động tài chính là chi phí thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết, chi phí cho thuê tài sản ( khấu hao tài sản cố định cho thuê), chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu.
Lợi nhuận hoạt động bất thườngcủa công ty năm 2002 là1.330.073 đồng giảm hơn so với năm 2001 là 343.149.929 đồng với tỷ lệ giảm là 99,61%, từ đó ta thấy lợi nhuận từ hoạt động này giảm qúa mạnh , nó
cũng một phần nào ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí bất thường của năm 2001 do công ty đã chi cho việc nhượng bán, thanh lý các tài sản cố định, chi phí nộp tiền phạt, bồi thường do công ty đã vi phạm hợp đồng vì không giao hàng đúng hạn, do hàng hoá xuất khẩu của công ty chủ yếu là các hàng thủ công mỹ nghệ nên công ty phải đi gom hàng chứ chưa có thể sản xuất nên việc giao hàng không đúng hạn là điều không thể tránh khỏi, vì vậy mà công ty đã phải nộp tiền phạt với công ty của Đức về mặt hàng đồ sơn mài.
Nhưng sang đến năm 2002 thì không phát sinh các khoản chi phí hoạt động bất thường nữa. Đấy là về tình hình chi phí, còn về tình hình thu nhập thì thu nhập hoạt động bất thường của công ty năm 2001 là 252.577.972 đồng do thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định (như là bán xe cúp...) thu hồi từ các khoản nợ khó đòi của công ty trách nhiệm hữu hạn Khải Hưng do những năm trước công ty này chưa có khả năng thanh toán. Năm 2002 thì thu nhập từ hoạt động bất thường là thu từ việc bán phế liệu, so với năm 2001 thì hoạt động này là giảm đi rất nhiều.
Lợi nhuận sau thuếLợi nhuận sau thuế của công ty đạt được 2 năm
vừa qua từ 1.414.515.963 VNĐ đến 1.438.161.024 VNĐ (tăng
23.645.061 với tỷ lệ 1,67%)- đây là khoản chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế với thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm phải nộp khác nhau nên kết quả của lợi nhuận sau thuế sẽ khác nhau. Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thì lợi nhuận sau thúê sẽ giảm và ngược lại khi thuế giảm thì lợi nhuận sẽ tăng
Bên cạnh việc xem xét biểu trên ta tiếp tục nghiên cứu biểu tỷ trọng thực hiện lợi nhuận thực hiện theo các hoạt động ta thấy rằng tổng lợi nhuận trước thuế năm 2002 là 2.114.942.682 đồng tăng 34.772.149 đồng với tỷ lệ tăng là 1,67% so với năm 2001. Lợi nhuận trứơc thuế tăng chủ yếu là từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Năm 2002 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm 65,36% trong tổng lợi nhuận tăng 3,51% so với năm 2001. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động tài chính cụ thể năm 2002 là 34,58%, năm 2001 là 21,59% chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động này có xu hướng ngày càng tăng. Còn lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm xuống rất nhanh, giảm 16,5%.
5.Tỷ suất lợi nhuận của công ty
Để đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ dùng chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá thì vẫn chưa đủ. Vì lợi nhuận doanh nghiệp đạt được còn có quan hệ với rất nhiều yếu tố như:
vốn kinh doanh, chi phí bỏ ra đẻ sản xuất kinh doanh, doanh thu đạt được.. Do vậy, nhất thiết khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì phải xem xét thêm mối quan hệ giữa lợi nhuận với các yếu tố nêu trên.
Bảng 10:TSLN của công ty XNK tạp phẩm TOCONTAP (2001-2002)
Năm 2001 (đồng) | Năm 2002 (đồng) | Năm 2002 s0 2001 | ||
Chênh lệch (đồng) | % | |||
Doanh thu (đồng) | 292.330.059.525 | 288.237.355.415 | -4.092.704.110 | -1,4 |
Lợi nhuận (đồng) | 2.080.170.533 | 2.114.942.682 | 34.772.149 | 1,67 |
Vốn kinh doanh (đồng) | 116.106.633.425 | 139.799.967.412 | 23.693.333.987 | 20,41 - |
CFKD (đồng) | 291.043.381.810 | 286.855.049.272 | -4.188.332.538 | -1,44 |
TSLN DT (%) | 0,710 | 0,73 | 0,02 | |
TSLN CF (%) | 0,713 | 0,740 | 0,027 | |
TSLN Vốn (%) | 1,79 | 1,51 | 0,28 |
TSLN trước thuế của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP trong năm 2002 cao hơn so với năm 2001:
Về TSLN doanh thu: năm 2001 TSLN doanh thu đạt 0,71%- có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ thu được 0,71 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 chỉ tiêu này đạt 0,73% tương đương 100 đồng doanh thu thì được 0,73 đồng lợi nhuận tăng 0,02 đồng so với năm 2001.
Về TSLN chi phí : năm 2002 tỷ suất lợi nhuận chi phí đạt 0,713% có nghĩa là năm 2002 công ty cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 0,713 đồng lợi nhuận trước thuế tăng 0,027 đồng so với năm 2001.
Về TSLN vốn: năm 2002 tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 1,51%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2002 công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty thu được 1,51 đồng lợi nhuận trước thuế tăng 0,28 đồng so với năm 2001
Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều phải tự chú trọng sản xuất kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính từ việc huy động vốn đến cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Do vậy có thể nói vốn kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực công ty xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu nên vốn kinh doanh cũng là một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu xem xét.
Tính đến thời điểm 31/12/2002 tổng số vốn kinh doanh thực có của công ty là 139.070.325.518 đồng trong đó:
-Vốn cố định là 12.336.746.771 đồng chiếm 8,87% trong tổng vốn
kinh doanh.
-Vốn lưu động là 126.733.578.747 đồng chiếm 91,13% trong tổng vốn
kinh doanh.
Như vậy thông qua kết cấu vốn ở trên cho thấy so với đặc điểm của doanh nghiệp thương mại nhìn chung đây là một doanh nghiệp có kết cấu vốn kinh doanh chưa hợp lý
Để đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty trước tiên ta đi xem xét một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Trong năm 2002 vốn cố định bình quân là 12.658.466.614 đồng, vốn cố định bình quân năm 2001 là 13.573.213.445 đồng. Doanh thu của năm 2002 và 2001 tương ứng là 288.237.355.415 đồng và 292.330.059.525 đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2001 và năm 2002 tương ứng cũng là 2.080.170.533 đồng và 2.114.942.682 đồng. Khi đó ta có thể tính được các chỉ tiêu doanh lợi vốn cố định
Bảng11: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2002
Chỉ tiêu | Năm 2001 | Năm 2002 | So sánh 2002/2001 | |
1 | Doanh lợi vốn cố định (%) | 15,33 | 16,71 | 1,38 |
2 | Hiệu suất sử dụng vốn cố định | 21,53 | 22,77 | 1,24 |
3 | Hàm lượng vốn cố định | 4,64 | 4,39 | -0,25 |
Căn cứ vào biểu trên ta thấy năm 2002 công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả hơn, cụ thể doanh lợi vốn cố định năm 2002 đạt 16,71% tức là công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn cố định thì thu được 16,71 đồng lợi nhuận tăng 1,38% so với năm 2001. Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm qua là 22,77 tức là khi bỏ ra 1 đồng vốn cố định công ty thu về là 22,77 đồng doanh thu, tăng 1,24 so với năm 2001 . So với năm 2001 hàm lượng vốn cố định là giảm đi 0,25%.
Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2002 có tăng nhưng tình hình quản lý tài sản cố định của công ty vẫn chưa được tốt thể hiện ở chỗ vẫn có tài sản cố định chưa dùng đến như là nhà kho trong T.P Hồ Chí Minh. Như vậy chứng tỏ công ty đã không sử dụng triệt để vốn kinh doanh của mình, vẫn còn tình trạng lãng phí vốn.
Trong năm 2002 số dư bình quân vốn lưu động của công ty là 127.141.500.798 đồng, số vòng quay vốn lưu động bình quân là 2,27 lần/1năm, số ngày luân chuyển bình quân là 160 ngày/1vòng điều này chứng tỏ tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm qua không tốt bằng 2001(số vòng quay vốn lưu động bình quân là 2,85 lần/1năm,số ngày luân chuyển bình quân là 126ngày/1vòng). Tình hình quản lý các khoản phải thu không tốt bằng năm trước thể hiện khoản phải thu vào năm 2002 đã tăng lên trong đó khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng khá lớn vào cuối năm 2002 phải thu của khách hàng là 62.413.887.477 đồng chiếm 49,25% tổng vốn lưu động điều này thể hiện công ty đã lới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng, đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
6.Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và tình hình thực hiện lợi nhuận đạt được của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP
Kết quả kinh doanh sản xuất của công ty và tình hình thực hiện lợi nhuận trong 2 năm 2001 và 2002 đạt được ưu điểm và còn tồn tại những hạn chế, cụ thể dưới đây:
*Ưu điểm:
-Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh ngày càng hợp lý hơn. Hoạt động ngoại thương không chỉ bị chi phối bởi môi trường kinh tế trong nước mà còn bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ sự biến động của tình hình thế giới. Qua 45 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm và đúc rút không ít kinh nghiệm, công ty thấy rằng xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự phát triển và sinh lời của công ty. Tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh trong những năm gần đây và khái quát tình hình kinh tế trong nước và quốc
tế. Xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu theo từng khu vực thị trường, có chính sách ưu đãi hợp lý đối với các khách hàng làm ăn lâu dài, thường xuyên đối với công ty...
-Đã ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty và thực hiện tốt hơn công tác tài chính. Công ty làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và bảo vệ nội bộ. Sau khi ba đoàn thanh tra kiểm tra về cơ bản Công ty chấp hành tốt chính sách và pháp luật. Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở đơn vị. Một năm hai lần công khai tài chính trước toàn thể cán bộ công nhân viên vào dịp tổng kết 6 tháng và cả năm, một tháng một lẫn công khai tài chính trước đội ngũ trưởng phòng, phó phòng vào dịp giao ban định kỳ. Mọi việc liên quan đến đời sống của CBCNV đều do đoàn chủ trì và quyết định.
-Công ty đã áp dụng cơ chế khoán trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Mục đích khoán là tạo môi trường pháp lý cần thiết để các đơn vị chủ động, đưa ra biện pháp tích cực, thích ứng với cơ chế thị trường, giải quyết tốt nhất những vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh và để phát huy sức lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người lao động nhằm hoàn thiện và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Công ty.
Tiền lương khoán theo hiệu quả kinh doanh được xác định trên cơ sở
phần trăm của khoản chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi (chưa kể lương).
Tỷ lệ áp dụng là 45%.
Công thức: V= (tổng thu- tổng chi) x 45%
Trong đó: Tổng thu là tất cả các khoản thực thu được trong kỳ từ bán hàng hoặc dịch vụ. Tổng chi là tất cả các khoản chi phí của đơn vị từ khi mua hàng đến khi bán hàng ra ( trừ lương) kể cả chi phí quản lý, phí trực tiếp phân bổ, 15% BHXH, 2% BHYT, 2% kinh phí công đoàn.
Để hỗ trợ các phòng kinh doanh lấy lại thị trường xuất khẩu cũ và mở rộng thị trường xuất khẩu mới, Công ty đã có nhiều biện pháp khuyến khích giúp đỡ các phòng ban như đại diện chào hàng, tiền gửi hàng mẫu, phí tiếp khách cho hàng xuất khẩu không hạch toán vào các phòng cung cấp, cập nhật thông tin cho các phòng nghiệp vụ về tình hình kinh tế thế giới, tình hình giá cả trên thị trường, tập quán thương mại của các quốc gia khuyến khích các phòng dự hội chợ chào hàng xuất khẩu, phòng nào có khó khăn thì trực tiếp báo cáo Giám Đốc để cùng xử lý.
- Công ty đã tổ chức sắp xếp lực lượng lao động một cách hợp lý hơn.
Trong thời gian qua Công ty sát nhập phòng XNK 5 và phòng XNK 8
để nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK.
Công ty có quy định giải thể các phòng kinh doanh hoặc miễn trách nhiệm trưởng phòng, phó phòng nếu các đơn vị nhận khoán 6 tháng bị thua lỗ liên tục mà không có hướng khắc phục, không có kế hoạch bù các khoản