Phần trang trí cửa hiệu: báo gồm cấu trúc cửa hàng, bảng hiệu, màu sắc chủ đạo, ánh sang, quầy kệ …để tạo cho khách hàng cảm giác quen thuộc ở tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống mà họ ghé vào.
Sản phẩm và dịch vụ: Sự đồng bộ trong sản phẩm và dịch vụ mà các cửa hảng cung cấp là yếu tố rất quan trọng đảm bảo rằng khách hàng của doanh nghiệp nhận được sản phẩm như nhau về chất lượng, giá cả, phong cách phục vụ…ở tất cả các cửa hàng mang cùng một thương hiệu. Do đặc trưng của ngành bán lẻ là sản phẩm rất đa dạng về chất lượng và chủng loại. Do đó, để đảm bảo được sự đồng nhất về sản phẩm trong toàn hệ thống đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược phân phối, quản lý hàng hóa chuyên nghiệp và hiệu quả nhất .
Tính đồng bộ trong hoạt động marketing, khuyến mãi ở tất cả các cửa hiệu của doanh nghiệp là điều cần thiết để khách hàng cảm thấy hài lòng vì đã được hưởng chương trình khuyến mãi giống nhau trên toàn hệ thống, không hề có sự phân biệt đối xử làm ảnh hưởng tới quyền lợi của cửa hiệu cũng như khách hàng.
Tính đồng bộ tròn tác phong, thái độ, đồng phục… của nhân viên. Mặc dù, điều này rất khó trở thành tuyệt đối vì mang yếu tố con người nhưng nó đòi hỏi chủ thương hiệu cần huấn luyện nhân viên không chỉ ở cách phục vụ mà cả cách ứng xử, thái độ để tạo ra một đội ngũ nhân sự có thể thỏa mãn khách hàng giống nhau trong toàn hệ thống.
III. Nhóm giải pháp về phía bên nhận quyền
1. Cập nhật thông tin về nhượng quyền thương mại
Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước thông qua:
- Một số trang web điện tử đầu tiên tại Việt Nam như www.pfdc.com của Công ty cổ phần phát triển Nhượng quyền thương mại Thái Bình Dương, www.vietfranchise.com hoặc www.vietfranchising.vn của công ty Tư vấn đầu tư và Thông tin Sen Việt hoặc các trang web của Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Ở những trang này, các nội dung về nhượng quyền thương mại được trình bày khá bài bản, rõ ràng. Bên cạnh đó, những tin tức, sự kiện mới nhất về nhượng quyền thương mại cũng được cập nhật thường xuyên. Đặc biệt là những trang web này có độ
tương tác cao với các chuyên gia tư vấn trả lời thắc mắc hoặc có các diễn đàn trao đổi thông tin.
- Thông qua các Trung tâm tư vấn chuyên nghiệp về Nhượng quyền thương mại như Vietlotus Pte của Công ty Sen Việt. Vừa qua, Vietlotus Pte đã tiến hành tham vấn, hỗ trợ thành công cho doanh nghiệp Đức Triều trong việc nhận quyền kinh doanh các sản phẩm giày dép mang nhãn hiệu T&T.
Có thể bạn quan tâm!
-
Đánh Giá Của Người Tiêu Dùng Về Hệ Thống Phân Phối Thực Phẩm Của Co-Op Mart
-
Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài Kinh Doanh Nqtm Trong Lĩnh Vực Bán Lẻ Tại Việt Nam
-
Xây Dựng Môi Trường Pháp Luật Cho Nhượng Quyền Thương Mại Phát Triển:
-
Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
- Thông qua Câu lạc bộ Nhượng quyền thương mại Việt Nam (Viet Franchise Club) tập hợp các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có trụ sở tại 5B, số 12 Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hoặc trang web www.viet-franchise.com.
Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về hoạt động nhượng quyền quốc tế thông qua các trang web của các Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế, các quốc gia liên quan, từ báo chí chuyên ngành, hội chợ triển lãm, các buổi hội thảo…
2. Đánh giá khả năng phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại
Điều đầu tiên mà doanh nghiệp nhận quyền cần phải làm là tìm hiểu thật cặn kẽ về doanh nghiệp nhượng quyền. Các vấn đề mà bên nhận quyền cần phải tìm hiểu kỹ là:
- Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền, thương hiệu, các đại lý, chi nhánh, các cửa hiệu nhượng quyền trong cùng hệ thống. Những thông tin về số lượng các cửa hàng nhượng quyền, sự thành công cũng như thất bại là những thông tin giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận về thương hiệu và doanh nghiệp mà họ quan tâm. Những thông tin này doanh nghiệp có thể tìm hiểu qua Bản giới thiệu thông tin nhượng quyền của chủ thương hiệu cung cấp theo quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tự mình tìm hiểu thêm những thông tin liên quan thông qua các nguồn khác.
- Tính pháp lý của doanh nghiệp nhượng quyền: doanh nghiệp đó có được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành hay không.
- Vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn: Đây là thông tin mà doanh nghiệp nhượng quyền phải cung cấp cho người nhận quyền để họ có thể đưa ra quyết định sẽ thực hiện nhận quyền hay không.
- Bằng sáng chế, các thông tin về quyền sở hữu bằng sáng chế, thông tin về đăng ký bảo hộ thương hiệu. Điều này rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp không đăng ký sở hữu trí tuệ thì rủi ro vi phạm bản quyền có thể xảy ra và trực tiếp ảnh hưởng tới người nhận quyền.
- Xem xét lại kế hoạch kinh doanh, triết lý điều hành cũng như phân tích thị trường của doanh nghiệp nhượng quyền.
- Doanh nghiệp cũng cần xem xét cả mong muốn của chủ thương hiệu về người nhận quyền, về khả năng, kinh nghiệm, kiến thức mà họ đòi hỏi ở người nhận quyền, địa điểm kinh doanh như thế này, tiềm lực tài chính ra sao?
3. Xác định mức độ phù hợp đối với mô hình nhượng quyền thương mại
Mỗi chủ thương hiệu/ bên nhượng quyền đều có cách riêng để đánh giá tiềm năng của đối tác muốn nhận quyền, tuy nhiên, nhà đầu tư cũng phải tự xác định mức độ phù hợp của mình với các tiêu chuẩn, những đòi hỏi đặc thù của hoạt động này như: Mức độ trang trải chi phí đầu tư ban đầu bao gồm cả phí franchise? (thông thường mức phí này khá cao do ngay từ đầu, nhà đầu tư đã phải áp dụng những tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống nhượng quyền); Khả năng tuân thủ các nội quy, quy định của hệ thống và việc tuân theo một cách tuyệt đối các ý tưởng của bên nhượng quyền cho mô hình kinh doanh của mình; Kỹ năng làm việc theo nhóm, kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo và khả năng giao tiếp với đối tác, nhân viên; Đánh giá mức độ tâm huyết để củng cố chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu thuộc sở hữu của bên nhượng quyền; Sự tin tưởng, ủng hộ của gia đình trong quyết định kinh doanh nhượng quyền.
Doanh nghiệp có kinh nghiệm và kiến thức về ngành nghề nhượng quyền hay không? Vì khi đã là chủ thì daonh nghiệp sẽ phải có kiến thức, kinh nghiệm để có thể giúp cho cửa hiệu nhượng quyền hoạt động tốt. Nếu ngành nghề nhượng quyền là sở trường của daonh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần xem xét mình có sẵn sàng bỏ thời thời gian công sức, để đầu tư cho hoạt động kinh doanh này hay
không?Vì sự khởi đầu không bao giờ dễ dàng ngay cả với kinh doanh bằng một thương hiệu nổi tiếng sẵn có.
Chỉ khi nào nhà đầu tư thực sự cảm thấy thật sự sẵn sàng và quyết tâm tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại thì họ mới không nản lòng bỏ cuộc và sẽ có những biện pháp giải quyết tình thế thích hợp cho mỗi chặng đường khó khăn để trở thành một nhà nhận quyền thành công.
4. Nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng trước khi ký
Yêu cầu một bản giới thiệu thông tin doanh nghiệp nhượng quyền cụ thể và đúng pháp luật trước khi quyết định nhận quyền. Mặc dù pháp luật có xu hướng bảo vệ người nhận quyền khi quy định rằng người nhượng quyền phải cung cấp bản giới thiệu thông tin doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền nhưng các doanh nghiệp luôn phải tỉnh táo tìm hiểu và thẩm định các thông tin mà bên nhượng quyền cung cấp để đảm bảo mình nhận quyền từ một công ty có uy tín và kinh doanh thành công.
Hợp đồng nhượng quyền : Chú ý để không bị chén ép.Ngoài việc phải chú ý tới các điều khoản thường thấy trong hợp đồng, người nhận quyền cần phải chú ý tới các vấn đề sau:
- Trách nhiệm,nghĩa vụ của các bên: Đặc biệt là trách nhiệm huấn luyện và đào tạo, hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp nhượng quyền cho người nhận quyền trong thời gian đầu thực hiện nhượng quyền và tiếp tục trong thời gian sau đó.
- Phí nhượng quyền, phí hàng tháng và các khoản phí khác như huấn luyện, chi phí marketing, tiếp thị. Những thông tin này thường được các doanh nghiệp nhượng quyền cung cấp trong Bản giới thiệu thông tin nhượng quyền ban đầu và doanh nghiệp nhận quyền cần tìm heieur kỹ về các chi phí mà họ phải bỏ ra khi nhận quyền, bao gồm chi phí hoạt động nào, có hợp lý hay không, có đủ khả năng đáp ứng hay không?
- Những điều khoản nghiêm cấm trong kinh doanh nhượng quyền.
- Gia hạn, thanh lý, chuyển nhượng hoặc việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Khoản tiền phải trả nếu gia hạn hợp đồng nhượng quyền sau thời gian kinh doanh.
Thông thường hợp đồng nhượng quyền thương mại luôn được luật sư của chủ thương hiệu/bên nhượng quyền soạn thảo nên có khuynh hướng bảo vệ lợi íc h cho chủ thương hiệu. Do đó, trước khi ký, bên nhận quyền nên dành ra khoảng thời gian nhất định (khoảng 10 ngày) để nghiên cứu kỹ các điều khoản, các điều kiện trong hợp đồng. Các đối tác nhận quyền nên tận dụng ưu thế của luật sư trong việc trợ giúp các vấn đề pháp lý hoặc hỗ trợ đàm phán trước khi ký về các hạng mục trong hợp đồng nếu thấy chưa hợp lý hay bất lợi cho mình. Tất cả những chỉnh sửa, cập nhật cẩn thận đến từng chữ, từng dòng và yêu cầu lập thành hai bản gốc để mỗi bên giữ một bản. Ngoài ra, khi ký tên vào hợp đồng, bên nhận quyền nên ghi rõ ngày ký ngay bên dưới hay bên cạnh chữ ký. Tương tự, đối với ngày ký nhận bản giới thiệu nhượng quyền thương mại, ngày đầu tiên chính thức hợp với chủ thương hiệu hoặc bên nhượng quyền. Những mốc thời gian như vậy rất quan trọng khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5. Lưu ý khi nhận quyền từ các thương hiệu nước ngoài
Sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu quốc tế phải phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Kiểm tra công ty đại diện của chủ thương hiệu có thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền hay chưa? Yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ các tài liệu bắt buộc và các thông tin cần thiết khác theo đúng luật. Vấn đề phạm vi độc quyền trong trường hợp mua đại lý franchise độc quyền hay nhượng quyền phát triển khu vực. Trong trường hợp nhận quyền riêng lẻ thì mua trực tiếp từ chủ thương hiệu hay từ đại lý franchise độc quyền tại đâu? Cách thức hỗ trợ sẽ như thế nào trong điều kiện cách trở về địa lý?
6. Tuân thủ đồng bộ mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền
Hoạt động kinh doanh nhượng quyền đòi hỏi mỗi một cửa hàng trong hệ thống phải tuân thủ chính xác, nghiêm ngặt những yêu cầu đã đề ra của bên nhượng quyền về tiêu chuẩn đồng bộ từ hệ thống nhận diện bên ngoài đến bên trong cửa hàng, đồng phục nhân viên, trang thiết bị, các thức kinh doanh, quản lý cửa hàng, chế độ báo cáo. Với các công ty Việt Nam khi nhượng quyền, tính đồng bộ hệ thống đều rất yếu do thiếu “hệ thống kiểm soát chặt chẽ”. Các công ty nhận quyền ở Việt
Nam còn quá “dựa hơi” hoặc kinh doanh tùy ý, lộn xộn mà quên rằng muốn thành công, bản thân các công ty này cũng phải chịu trách nhiệm làm tiếp thị, quảng bá tại khu vực địa phương kinh doanh đó phải giữ đúng cam kết để đảm bảo tính đồng bộ hệ thống và quyền lợi cho người tiêu dùng.
Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết chính là các doanh nghiệp, thông qua hoạt động kinh doanh của mình, phải tích cực hơn nữa trong việc đề xuất ý kiến đóng góp cho Nhà nước trong việc ban hành các chính sách, quy định pháp luật phù hợp để xây dựng các chương trình phát triển nhượng quyền thương mại.
KẾT LUẬN
Nhượng quyền thương mại là hình thức đã phát triển và thành công ở các nước trên thế giới với hàng loạt các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhượng quyền. Ngày nay, nhượng quyền thương mại thực sự đã có chỗ đứng quan trong nền kinh tế thế giới. Do tính ưu việt của hoạt động nhượng quyền thương mại nên được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty, nhiều khu vực, và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhượng quyền thương mại trong lịch sử đã thể hiện tính ưu việt của nó, trong hiện tại đã thể hiện được sức mạnh hệ thống và chắc chắn trong tương lai sẽ là một trong những hình thức được ưu tiên lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển nơi mà nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và thương hiệu thành công luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước.
Hình thức kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của hình thức kinh doanh này tạo điều kiện cần thiết để các hoạt động kinh tế khác phát triển, đồng thời, nó cũng phản ánh trình độ phát triển chung của toàn xã hội. Hình thức nhượng quyền thương mại mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức buộc các doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi riêng cho mình.
Với ý nghĩa thực tiễn đó và trong bối cảnh hội nhập, chuyển biến sôi động hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhạy bén và phát triển đúng hướng cho doanh nghiệp mình theo mô hình nhượng quyền thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ năng lực của mình và đặt mình vào bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế thì mới có thể xác định được đúng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những nguy cơ trước mắt. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập hợp nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh và làm tiền đề để xâm nhập thị trường thế giới. Ngoài ra, khi nhận chuyển nhượng từ các doanh nghiệp nước ngoài còn là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín, tiếp cận và học hỏi bí quyết kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến trên thế giới.
Thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn khá sơ khai và chưa có nhiều thương hiệu Việt tiến hành theo mô hình kinh doanh này, bên cạnh đó, về mặt luật pháp đã có những chuyển biến nhưng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu nhận thức được những vấn đề còn tồn tại và khắc phục chúng, có định hướng phát triển rõ ràng cộng thêm rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển nhượng quyền thương mại, hoạt động này sẽ ngày một phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, hơn nữa nhượng quyền thương mại là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ ở Việt Nam, chưa có nhiều tài liệu chuyên môn về vấn đề này nên khóa luận không khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này để khóa luận hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!