- Thay đổi hành vi ăn rau quả, trái cây
Ăn rau quả, trái cây nhiều góp phần trong việc phòng ngừa bệnh ĐTĐ týp 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi so sánh tỷ lệ người có ăn nhiều trái cây ở nhóm can thiệp, sau can thiệp tăng lên một cách đáng kể, còn nhóm đối chứng ít có thay đổi. Theo Cao Mỹ Phượng thói quen ít ăn rau quả hàng ngày ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05) [47] và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang (2007) sau can thiệp thì các yếu tố nguy cơ này thay đổi thay đổi rất nhiều và thay đổi theo từng thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và có ý nghĩa thống kê [52].
- Thay đổi hành vi tăng cường hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực tránh lối sống tĩnh tại là mục tiêu chính trong chương trình phòng chống ĐTĐ trong cộng đồng. Tập thể dục nâng cao thể lực để làm giảm sự đề kháng của insulin dẫn đến giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ. Nghiên cứu cho thấy sau can thiệp nhóm can thiệp tỷ lệ tham gia tập luyện thể lực tăng rất cao và có ý nghĩa thống kê (p<0,05), còn nhóm đối chứng có tăng ít, không có ý nghĩa thống kê (với p>0,05). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng (2012), cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ tham gia vận động thể lực ở nhóm can thiệp là 54,0%, cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng 37,8% với p<0,05 [47].
Nguyễn Vinh Quang (2007) cho rằng truyền thông giáo dục sức khỏe sẽ làm thay đổi hành vi của cộng đồng dẫn đến người dân có ý thức thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe và hạn chế các hành vi có hại cho sức khỏe [52]. Nghiên cứu của chương trình phòng chống ĐTĐ của Mỹ cho thấy những người giảm dung nạp glucose mà thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống, thể dục 30 phút trong ngày, thực hiện 5 ngày trong tuần sẽ làm chậm tiến triển sang ĐTĐ ít hơn 58% so với nhóm chứng và nhóm can thiệp giảm 5% - 7% cân nặng trong vòng 3 năm [118].
- Thay đổi hành vi về hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia
Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ tiến triển đến tiền ĐTĐ và ĐTĐ, do gây ra sự đề kháng insulin. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ hút thuốc lá và uống rượu mắc ĐTĐ cao hơn người không có thói quen này. Đồng thời trong 24
tháng tổ chức can thiệp làm thay đổi các hành vi có hại cho sức khỏe ta nhận thấy tỷ lệ hút thuốc và uống rượu sau can thiệp của nhóm can thiệp đã giảm rất nhiều và có ý nghĩa thống kê (với p< 0,05), còn nhóm đối chứng thì không có giảm (p> 0,05). Vì vậy so sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng thì yếu tố này có thay đổi.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng (2012) cho thấy sau can thiệp tỷ lệ hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p> 0,05). Điều này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu của chúng tôi đối tượng là người dân tộc Khmer mặc dù có trình độ văn hóa thấp nhưng sự nhận thức và cải thiện của họ rất tốt họ rất tin tưởng vào thầy thuốc bởi vì họ ít được gặp thầy thuốc để được tư vấn hướng dẫn do đó sự thay đổi yếu tố nguy cơ này rất rõ. Đồng thời nghiên cứu của chúng tôi có thời gian can thiệp dài hơn gấp đôi nghiên cứu trước.
Do đó việc tổ chức truyền thông thay đổi hành vi thời gian kéo dài đem lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm các yếu tố nguy cơ từ đó sẽ giảm bệnh ĐTĐ trong cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Bệnh Đái Tháo Đường Týp 2 Ở Người Dân Tộc Khmer
- Liên Quan Đến Bệnh Đái Tháo Đường Với Các Thói Quen Trong Cuộc Sống.
- Phân Tích Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tiến Triển Đái Tháo Đường Của Người Đồng Bào Dân Tộc Khmer Trong 10 Năm Tới
- Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 20
- Green L.m., Kreuter M.w. (2005), Health Program Planning: An Educational And Ecological Approach 4Th, Ny. Mcgraw – Hill Higher Education.
- Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 22
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
4.2.2.2 Các chỉ số sức khỏe liên quan thay đổi hành vi.
- Các chỉ số sức khỏe vòng bụng, BMI
Vòng bụng to và BMI cao là yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ, ĐTĐ. Có thể gọi chung là béo phì đặc biệt béo phì dạng nam gây đề kháng insulin, béo phì dạng nam là yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ týp 2.
Nghiên cứu cho thấy ở nhóm can thiệp, trước can thiệp tỷ lệ vòng eo cao 16,9%, sau can thiệp giảm xuống còn 10,6% với p< 0,05, nhóm đối chứng thì giảm không đáng kể p> 0,05. Đối với BMI cũng có sự thay đổi sau can thiệp tương tự là ở nhóm can thiệp, trước can thiệp tỷ lệ BMI của nhóm can thiệp đều cao, sau can thiệp đều giảm nhiều và có ý nghĩa thống kê, còn nhóm đối chứng có giảm nhưng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng năm 2012, cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ béo phì dạng nam ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05) [47]. Theo Nguyễn Vinh Quang (2007), tỷ lệ vòng eo, BMI giảm sau thời gian can thiệp [52]. Nghiên cứu
phòng ngừa ĐTĐ ở Phần Lan (2003) trên 522 người trung niên thừa cân có giảm dung nạp glucose; Nhóm đối chứng được áp dụng chế độ ăn tổng quát, vận động thể lực cơ bản, nhóm can thiệp được tư vấn trực tiếp bởi chuyên gia dinh dưỡng và được huấn luyện vận động thể lực tích cực. Kết quả có can thiệp đáng kể từng mục tiêu can thiệp sau 1 đến 3 năm [107],[108],[109]. Vậy tổ chức quản lý can thiệp hướng dẫn tập luyện thể lực và chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ béo phì dạng nam là việc làm rất cần thiết để thực hiện công tác phòng chống ĐTĐ trong cộng đồng.
- Chỉ số sức khỏe về mỡ nội tạng
Mỡ trong máu tăng gây đề kháng insulin dẫn đến ĐTĐ cho nên trong chương trình phòng chống ĐTĐ luôn có kế hoạch tập luyện thể lực, điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm béo phì cũng như giảm mỡ nội tạng và giảm mỡ cơ thể. Theo Cao Mỹ Phượng năm 2012 sau can thiệp, mức mỡ nội tạng cao, tỷ lệ mỡ cơ thể cao của nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05). Qua nghiên cứu, cần tổ chức quản lý can thiệp chăm sóc sức khỏe sẽ làm giảm các yếu tố nguy cơ cho cộng đồng
- Thay đổi hành vi về phòng chống tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ĐTĐ. Trong thực tế điều trị bệnh cao huyết áp là một vấn đề rất là khó khăn, nhưng trong 8 yếu tố nguy cơ của FINDRISC có yếu tố tăng huyết áp, do đó để giảm mức độ bệnh ĐTĐ , đồng thời cần phải tổ chức can thiệp yếu tố tăng huyết áp trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm can thiệp trước can thiệp tỷ lệ tăng huyết áp 33,8% sau can thiệp giảm còn 26,8%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mặc dù điều trị khống chế huyết áp rất là khó nhưng nghiên cứu của tác giả có thời gian can thiệp dài hơn, qua theo dõi và tuân thủ điều trị tốt hơn nên tỷ lệ cao huyết áp giảm. Cần phải điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lâu dài và bệnh nhân phải tuân thủ điều trị và cải thiện chế độ ăn uống, thay đổi lối sống cho đúng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Như vậy công tác phòng chống cao huyết áp trong cộng đồng cần được quan tâm nhiều hơn mới góp phần vào công tác phòng chống ĐTĐ
4.2.3 Đánh giá chương trình quản lý chăm sóc điều trị tại trạm y tế xã
Bệnh đái tháo đường là một bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ sử dụng thuốc để khống chế đường huyết ở mức bình thường, làm chậm hoặc không xuất hiện biến chứng. Tuy nhiên trong quản lý điều trị, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể lực có thể giảm đi sự đề kháng insulin sẽ khống chế được đường huyết ở mức bình thường.
Chương trình quản lý chăm sóc điều trị tại trạm y tế xã, có sự phối hợp và hỗ trợ của Trung tâm y tế huyện và bệnh viện huyện, cho kết quả ở nhóm can thiệp, trước can thiệp tỷ lệ ĐTĐ 12,3% sau can thiệp tỷ lệ ĐTĐ giảm xuống còn 9,9% (p<0,05) và ở nhóm đối chứng trước can thiệp 10,8%, sau can thiệp 13,8% (p>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ của 2 nhóm có giảm hơn so trước can thiệp (9,5% và 7,2%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); thể hiện, việc quản lý điều trị khỏi bệnh ĐTĐ, phải đồng thời các biện pháp thay đổi hành vi.
Tiền ĐTĐ là những người có đường huyết cao hơn người bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là bệnh ĐTĐ nhưng nó có thể có các biến chứng sớm như thiếu máu cơ tim hay là bệnh mạch máu và thần kinh. Tiền ĐTĐ rất dễ tiến triển thành bệnh ĐTĐ nếu chúng ta không biết cách can thiệp và nếu chúng ta tổ chức can thiệp tốt thì bệnh sẽ khỏi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm can thiệp trước can thiệp có tỷ lệ tiền ĐTĐ 22,3% sau can thiệp tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm can thiệp 12,5% giảm hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đối với nhóm chứng trước can thiệp 17,9% sau can thiệp tiền ĐTĐ là 21,1% (p>0,05). Phù hợp với nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng (2012) cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ hiện mắc tiền ĐTĐ của nhóm can thiệp 14,2%, thấp hơn so với nhóm chứng 17,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, không vận động thể lực và chế độ ăn nhiều mỡ, ít chất xơ là những yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu Da Qing cũng chứng minh rằng, tiết thực và can thiệp tập luyện làm giảm xảy ra ĐTĐ týp 2 khoảng 30% đến 40% trong số những người Trung Quốc với giảm dung nạp glucose được theo dõi trong 6 năm [116]. Nghiên cứu phòng ngừa ĐTĐ Mỹ cho thấy giảm
58% ĐTĐ týp 2 trung bình trong vòng 4 năm ở 265 người chăm sóc bình thường [108]. Nghiên cứu của tác giả cũng tương đồng với các nghiên cứu trên và cho thấy rằng việc tổ chức can thiệp cộng đồng dựa vào tính đặc thù của cộng đồng sẽ làm giảm tỷ lệ tiền ĐTĐ. Đặc biệt là tổ chức truyền thông tư vấn nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng sẽ làm thay đổi hành vi thì việc tự chăm sóc sức khỏe được nâng lên sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ trong cộng đồng.
4.2.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp về các chỉ số sức khỏe trên người tiền đái tháo đường, đái tháo đường.
- Người bệnh đái tháo đường
Qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp trên bệnh nhân ĐTĐ được quản lý điều trị tại trạm tác giả nhận thấy các chỉ số sức khỏe ở nhóm can thiệp, sau can thiệp đều giảm; ở nhóm đối chứng thì tỷ lệ không giảm (p>0,05). Hiệu quả can thiệp về vòng bụng 14,2%; về mỡ nội tạng 10,8%; về tỷ lệ mỡ cơ thể 9,3%; về tăng huyết áp là 2,5%. Tuy nhiên trong số các chỉ số sức khỏe, chỉ số BMI, mức mỡ nội tạng và chỉ số mỡ cơ thể sau can thiệp giảm đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ việc tổ chức can thiệp trên đối tượng ĐTĐ có kết quả, đòi hỏi phải có thời gian dài và sự tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe phải tích cực và thường xuyên.
- Người dân tộc Khmer tiền đái tháo đường
Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa trên các chỉ số sức khỏe trung gian ở đối tượng tiền ĐTĐ được trạm y tế quản lý tư vấn về thực hành các biện pháp phòng chống bệnh, một số chỉ số có ý nghĩa thống kê sau can thiệp là huyết áp, vòng bụng, tỷ lệ vòng eo/vòng mông, BMI và mức mỡ nội tạng. Hiệu quả can thiệp về vòng bụng 9,2%; về mỡ nội tạng 8,5%; về tỷ lệ mỡ cơ thể 10,0%; về BMI 7,7%; về tăng huyết áp là 7,2%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Tạ Văn Bình (2007), hiệu quả can thiệp về tư vấn chế độ ăn và luyện tập ở người nguy cơ cho thấy sau can thiệp đối với BMI có hiệu quả can thiệp là 24,3%; Thực tế, cho thấy can thiệp đồng thời bằng tư vấn, truyền thông và quản lý tại trạm y tế nếu được duy trì thường xuyên thì tỷ lệ bệnh trong cộng đồng sẽ giảm xuống, đồng thời sẽ khống chế được các biến chứng do ĐTĐ gây nên.
4.2.5. Đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp
Công tác thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình phòng chống đái tháo đường, ban chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được thành lập 100% xã có ban chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc nhân dân. Các ban chăm sóc sức khỏe nhân dân từ xã đến ấp đều tổ chức phù hợp đúng định kỳ. Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện rất tốt được các ban ngành đoàn thể tham gia đặc biệt là có sự tham gia của các chức sắc tôn giáo góp phần cho việc thực hiện công tác phòng chống đái tháo đường đạt hiệu quả.
Tuy nhiên trong thực hiện còn có một số biến số đạt chưa cao như: Công tác tập huấn cho cán bộ y tế có một xã chỉ tập huấn đạt 75%; Các biến số về truyền thông nâng cao kiến thức và tổ chức hướng dẫn tập luyện thể lực cũng đạt cao trên 95% kế hoạch. Qua kết quả nghiên cứu ta nhận thấy hiệu quả can thiệp đạt cao. Đó là nhờ vào khâu tổ chức thực hiện chặt chẽ. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm trong khâu quản lý tư vấn điều trị và tư vấn truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tổ chức can thiệp cộng đồng.
4.3. Hạn chế của đề tài
Một số người dân không biết tiếng Việt Nam nên việc tư vấn truyền thông gặp nhiều hạn chế. Điều kiện kinh tế còn nghèo, còn có các thói quen thực hiện các hành vi có hại cho sức khỏe, nên cần có sự tác động tích cực, thường xuyên, liên tục, từ các cán bộ y tế địa phương là người đồng bào dân tộc Khmer làm việc tại trạm y tế xã có uy tín Chỉ tầm soát đái tháo đường người từ 45 tuổi trở lên, bỏ sót đối tượng dưới 45
tuổi trong cộng đồng mắc đái tháo đường chưa được phát hiện.
Đề tài chỉ nghiên cứu trên 6 xã của 3 huyện, mẫu nghiên cứu 1100 người và đánh giá thực hành đối tượng qua phỏng vấn và qua bảng kiểm theo dõi của nhân viên y tế ấp tại hộ gia đình. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu quan sát hành động thực hành phòng chống đái tháo đường tại hộ gia đình chỉ mới ưu tiên ở một số cụm dân cư người bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường, chưa bao phủ toàn bộ người dân trong đối tượng nghiên cứu.
KẾT LUẬN
1.Tỷ lệ người đan tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố liên quan
Người Khmer từ 45 tuổi trở lên có tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường là 17,91%; bệnh đái tháo đường týp 2 ở là 11,91%; Trong đó tỷ lệ cao 78,6% số người bệnh mới phát hiện lần đầu.
Tỷ lệ thấp người Khmer có kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường như về triệu chứng, về các yếu tố nguy cơ gây bệnh; về cách phát hiện bệnh, về hậu quả của bệnh, về các biện pháp phòng bệnh
Tỷ lệ thấp người Khmer thực hành đúng một số biện pháp phòng bệnh, như: tham gia đi bộ, đi xe đạp trên 10 phút/ngày rất thấp và tỷ lệ số người ăn không ngọt nhiều đường, số người không ăn chất béo nhiều và số người không ăn đêm sau 20 giờ. Đó là các hành vi có hại cho sức khỏe thì lại có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng.
Một số yếu tố có liên quan đến tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người dân tộc Khmer là: thói quen ăn nhiều đường số đo vòng bụng cao, người có chỉ số BMI từ 23 trở lên, ít vận động thể lực và tiền sử gia đình có người đái tháo đường (p<0,05).
Trên người mắc tiền đái tháo đường các yếu tố liên quan rõ nhất trong và ngoài
thang điểm FINDRISC là : tuổi, vòng bụng; mỡ nội tạng, BMI và huyết áp
2. Đánh gía hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống đái tháo đường ở người dân tộc Khmer
Sau hai năm thực hiện mô hình can thiệp: “Trạm y tế xã phòng chống đái tháo đường cho người dân tộc Khmer”: kết quả sau:
Tăng kiến thức người Khmer về phòng chống bệnh. Giảm các hành vi có hại sức khỏe như: ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ; ăn đêm sau 20 giờ; ăn ít rau quả, trái cây; it vận động thể lực, hoặc uống rượu bia;
Thay đổi được một số chỉ số sức khỏe trung gian với hiệu quả can thiệp:
Trên người bệnh đái tháo đường về vòng bụng là 14,2%; về mỡ nội tạng 10,8%;
về tỷ lệ mỡ cơ thể 9,3%; về BMI 12,4%; về tăng huyết áp là 2,5%.
Trên người tiền đái tháo đường: về vòng bụng là 9,2%; về mỡ nội tạng 8,5%; về tỷ
lệ mỡ cơ thể 10,0%; về BMI 7,7%; về tăng huyết áp là 7,2%.
-Giảm tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường của nhóm can thiệp (12,3% giảm xuống
9,9%); So nhóm chứng, hiệu quả can thiệp là 13,1%
-Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường của nhóm can thiệp (22,3% giảm xuống
12,5%); So nhóm chứng, hiệu quả can thiệp là 38,4%.
Trạm y tế xã có khả năng thực hiện có kết quả phòng chống đái tháo đường cho người dân tộc Khmer, với nguồn lực huy động tại cộng đồng.