Phân Tích Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tiến Triển Đái Tháo Đường Của Người Đồng Bào Dân Tộc Khmer Trong 10 Năm Tới

chống ĐTĐ phải tổ chức các biện pháp ngăn chặn các yếu tố gây thừa cân béo phì thì mới giảm được tỷ lệ bệnh ĐTĐ.

-Mỡ cơ thể: Nhóm có tỷ lệ mỡ cơ thể cao sẽ có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao gấp 2,6 lần nhóm có tỷ lệ mỡ cơ thể bình thường (OR = 2,6) mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Sau phân tích hồi qui đa biến nhóm có mỡ cơ thể cao mắc ĐTĐ cao gấp 0,9 lần nhóm không có mỡ cơ thể cao và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Lê Nguyên và cs (2003), cho thấy rằng nhóm có chỉ số mỡ cơ thể cao thì có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 2,6 lần so với người có chỉ số mỡ cơ thể bình thường [104]. Kết quả tương đương với nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Vương, Nguyễn Hải Thủy (2009) tại thành phố Huế, ở nhóm có chỉ số mỡ cơ thể cao mắc bệnh 16,7% cao hơn so với nhóm có chỉ số mỡ cơ thể bình thường (3,3%) [64].

Theo nghiên cứu tại Huế của Hồ Thị Thùy Vương, Nguyễn Hải Thủy (2009) cho thấy tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường ở nhóm có mức mỡ nội tạng cao, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 40,2% cao hơn nhiều so với nhóm có mức mỡ nội tạng bình thường (4,6%) [64]. Gastaldelli A. và cộng sự (2002), nghiên cứu thuần tập trên bệnh nhân ĐTĐ có mức mỡ nội tạng cao thì dẫn đến tăng tỷ lệ HbA1c gấp đôi. Hơn nữa, yếu tố dân tộc, tuổi, giới, thời gian mắc ĐTĐ, béo phì chỉ giải thích được 25% thay đổi HbA1c; với ĐTĐ týp 2 mức mỡ nội tạng ảnh hưởng nhiều đến kiểm soát đường huyết qua sự nhạy cảm của insulin ngoại biên và làm tăng sản xuất glucose ở gan [83].

Nghiên cứu của chúng tôi nhóm có mức mỡ nội tạng cao mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 3,4 lần so với nhóm có mức mỡ nội tạng bình thường, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng cao gây đề kháng insulin dẫn đến bệnh ĐTĐ. Muốn giảm tỷ lệ ĐTĐ cần phải tổ chức thực hiện nhiều biện pháp như tiết chế ăn uống, hoạt động thể lực trong cộng đồng nhằm hạn chế tỷ lệ mỡ cơ thể cao giảm tỷ lệ mức mỡ nội tạng.

- Về bệnh tăng huyết áp: Nhóm có bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 17,8% cao hơn nhóm có chỉ số huyết áp bình thường là 8,2% và mắc

bệnh đái tháo đường cao gấp 1,7 lần, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau phân tích hồi qui đa biến nhóm có tăng huyết áp mắc bệnh gấp 1,7 lần so với nhóm có huyết áp bình thường, có ý nghĩa thống kê (p <0,05)

Theo Nguyễn Kim Lương và cs (2010) cho thấy ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2, nồng độ insulin lúc đói là 10,5 1,9 mUI/I gấp 2 lần so với nhóm không cao huyết áp [37]. Nghiên cứu của Hà Thị Kim Hồng, Nguyễn Thy Khuê (2006), tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường là 71,2% [27]. Tác giả Tạ Văn Bình

(2007), nghiên cứu 997 đối tượng tại Hà Nội cho kết quả nhóm tăng huyết áp có nguy cơ đái tháo đường cao gấp 4 lần nhóm không có tăng huyết áp [10].

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường mà cũng là hậu quả của đái tháo đường. Qua các nghiên cứu, người dân tộc Khmer với tập quán sinh sống ăn ở khác, nhưng cũng cho các tỷ lệ phù hợp với các nghiên cứu trước. Do đó tăng huyết áp và bệnh ĐTĐ là một vòng xoắn khó điều trị khỏi. Cho nên chúng ta cần phải có kế hoạch phòng chống tăng huyết áp trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

4.1.2.5. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường của người đồng bào dân tộc Khmer trong 10 năm tới

Theo thang điểm FINDRISC gồm có 8 yếu tố nguy cơ cấu thành, qua bảng phân bố tỷ lệ yếu tố nguy cơ trên 1100 người, cho thấy người dân nhóm tuổi từ 45-54 tỷ lệ 47,2%; nhóm 55-64 tuổi tỷ lệ 30,3% và nhóm từ 65 tuổi trở lên là 22,5%. Nhóm người BMI dưới 18,5 có tỷ lệ là 62,8%; nhóm có BMI ≥ 23 là 37,2%. Nhóm nam có vòng bụng < 82 cm tỷ lệ cao là 74,9% và nhóm có vòng bụng ≥90cm tỷ lệ là 4,1%; nhóm nữ có vòng bụng từ 72 – 80cm tỷ lệ cao là 38,8% và nhóm ≥ 80cm tỷ lệ 25,4%. Người dân có hoạt động thể lực hàng ngày trên 30 phút tỷ lệ cao 72,5%; và thường ăn rau, quả hằng ngày tỷ lệ 53,8%; Tỷ lệ thấp 7,1% số người dân đã có lần được thầy thuốc kê toa thuốc hạ huyết. Có 29,7% người dân đã có lần phát hiện tăng đường huyết; và 11,7

Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 18

% người dân có thân nhân được chẩn đoán ĐTĐ.

Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới trên cộng đồng theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh cho thấy nhóm người dân tộc Khmer mắc tiền ĐTĐ cho thấy tỷ lệ cao 41,6% ở mức nguy cơ thấp nhẹ; mức nguy

cơ trung bình là 36,5% và số người dân ở mức nguy cơ cao tỷ lệ cao 16,8%. Ước tính

sẽ có tỷ lệ 13,39% sẽ tiến triển thành đái tháo đường

Về nhóm người dân tộc Khmer bình thường (không mắc ĐTĐ và không mắc tiền ĐTĐ) có trên 55,3% ở mức nguy cơ thấp nhẹ; mức nguy cơ trung bình là 33,8% và số người dân mức nguy cơ cao tỷ lệ là 8,3%. Ước tính cho thấy sẽ có tỷ lệ 8,26% sẽ mắc ĐTĐ.

Theo Cao Mỹ Phượng điều tra 341 người dân tiền ĐTĐ tại Trà Vinh, cho thấy theo thang điểm FINDRISC dự báo đái tháo đường trong 10 năm tới, đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh ĐTĐ là 0,9%, thấp hơn nhiều so với nhóm có nguy cơ thấp. Theo dự báo, tỷ lệ ĐTĐ sẽ tăng 3,3% vào năm 2020 và tỷ lệ ĐTĐ ở người từ 45 tuổi trở lên cho quần thể nghiên cứu đến năm 2020 là 12,8%. Nếu điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á, tỷ lệ ĐTĐ dự kiến sẽ là 13,6% [48]. Qua nghiên cứu của Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy (2012) nghiên cứu trên 131 bệnh nhân trên 45 tuổi bị tiền đái tháo đường, cho thấy sự phân bố các yếu tố nguy cơ trên đối tượng nghiên cứu rõ ràng và phân chia tỷ lệ của từng yếu tố nguy cơ phù hợp với quá trình hình thành nên bệnh đái tháo đường và dự báo tỷ lệ mắc ĐTĐ là 8,74% trong 10 năm tới [25]. Theo Makrilakis K. và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 869 đối tượng sống ở Athens, kết quả ghi nhận nghiệm pháp dung nạp glucose phát hiện 10,8% đái tháo đường không được chẩn đoán. Với thang điểm FINDRISC từ 15 điểm trở lên giúp phát hiện đái tháo đường chưa được chẩn đoán với độ nhạy là 81,9% và độ đặc hiệu là 59,7% [111].

Theo Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy (2012) nhận định các yếu tố trong thang điểm thì BMI, vòng bụng, thân nhân mắc bệnh đái tháo đường, tiền sử tăng huyết áp và sử dụng thuốc hạ huyết áp là các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất [24]. Theo Cao Mỹ Phượng qua khảo sát các yếu tố nguy cơ dựa vào điểm cắt của đường cong ROC trên đối tượng tiền ĐTĐ, kết quả ghi nhận rằng yếu tố BMI, chỉ số vòng bụng, tiền sử THA là ba yếu tố nguy cơ độc lập trong thang điểm FINDRISC, huyết áp tâm trương, chỉ số MCT, chỉ số MNT là ba yếu tố nguy cơ độc lập rõ ngoài thang điểm FINDRISC liên quan tiến triển tiền ĐTĐ thành ĐTĐ [48]. Tương tự, nghiên cứu của chúng tôi,

trên đối tượng tiền đái tháo đường, các yếu tố liên quan trong thang điểm FINDRISC dựa vào điểm cắt của đường cong ROC, yếu tố như : Tuổi, BMI và vòng bụng là ba yếu tố liên quan rõ nhất trong thang điểm FINDRISC trên đối tượng tiền đái tháo đường. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và mỡ nội tạng là các yếu tố liên quan rõ nhất bên ngoài thang điểm FINDRISC trên đối tượng tiền đái tháo đường.

Qua nghiên cứu nhận thấy việc áp dụng thang điểm FINDRISC có điều chỉnh để xác định yếu tố nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới trên đối tượng người dân tộc Khmer nhận nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ ước tính bệnh đái tháo đường sau 10 năm ở người dân tộc Khmer khá cao. Mặc dù là một ước tính sau 10 năm nhưng cũng là một bước ngoặc cho ta kiểm chứng sau 10 năm. Đồng thời dựa vào 8 yếu tố nguy cơ của thang điểm FINDRISC này chúng ta cũng có thể tổ chức can thiệp trên 8 yếu tố nguy cơ này để khống chế sự phát triển của bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Ở NGƯỜI DÂN TỘC KHMER.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tổ chức can thiệp phòng chống bệnh ĐTĐ trong cộng đồng. Theo nghiên cứu về phòng bệnh ĐTĐ ở Phần Lan (2003) [109], tác giả Sacks F.M ( 2009), và một nghiên cứu được Hội ĐTĐ Mỹ (2009) đã công bố hiệu quả của việc tổ chức can thiệp phòng chống ĐTĐ, sau 12 tháng nhận thấy được sự thay đổi nồng độ glucose trong máu do thay đổi chế độ ăn. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vinh Quang, năm 2002 – 2004 cũng nhận định như các nghiên cứu trên [52].

Sau điều tra ngang 1100 người dân tộc Khmer thuộc 6 xã, trong 3 huyện của tỉnh Hậu Giang, chúng tôi chọn ngẫu nhiên ra 2 xã can thiệp và 2 xã chứng. Mẫu can thiệp là 302 người dân tộc Khmer sống tại hai xã Cái Tắc và Bảy Ngàn thuộc huyện Châu Thành A. Mẫu đối chứng là 369 người dân tộc Khmer sinh sống tại hai xã Vĩnh Trung và xã Vị Thủy huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Qua can thiệp một số biện pháp của “Trạm y tế xã phòng chống đái tháo đường

týp 2 ở người dân tộc Khmer” kết quả sau:

4.2.1 Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng

- Kiến thức về yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường

Kiến thức của con người đóng vai trò rất quan trọng. Khi kiến thức con người được nâng lên thì sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ sẽ được nâng lên, lúc này con người có ý thức trong việc phòng tránh bệnh ĐTĐ. Đồng thời sẽ hình thành những hành vi có lợi cho sức khỏe như: vận động thể lực, ăn rau qủa hàng ngày và giảm hoặc từ bỏ những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ, ăn uống nhiều đường, ăn đêm sau 20 giờ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm can thiệp: trước can thiệp sự hiểu biết về yếu tố nguy cơ là 46%, sau can thiệp là 79,5% với p< 0,05. Nhóm đối chứng trước can thiệp là 42% sau can thiệp là 54,2% với p< 0,05. So sánh trước sau của nhóm đối chứng và nhóm can thiệp ta thấy mỗi nhóm sự hiểu biết đều có tăng lên và so sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, sau can thiệp cho thấy nhóm can thiệp tăng cao hơn nhóm đối chứng; hiệu quả can thiệp là 43,8%.

Theo Cao Mỹ Phượng (2012) tỷ lệ hiểu biết đúng ít nhất một yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ của nhóm can thiệp khá cao so với nhóm đối chứng (p<0,05). Tỷ lệ có hiểu biết đúng ít nhất một yếu tố nguy cơ ở nhóm can thiệp là 35,6% và ở nhóm đối chứng là 7,7% [47]. Theo tác giả Nguyễn Vinh Quang (2007), tỷ lệ hiểu biết đúng về một số yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ týp 2 sau can thiệp tăng lên theo từng thời điểm nghiên cứu 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng [52].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước là sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ tăng lên rõ rệt sau can thiệp. Điều này chứng tỏ việc tổ chức can thiệp có hiệu quả cải thiện kiến thức rất cao. Nếu người dân có kiến tốt về yếu tố nguy cơ thì việc phòng tránh bệnh ĐTĐ sẽ có hiệu quả cao. Đạt được kết quả trên là nhờ sự phối hợp tốt các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là nhờ các chức sắc trong đạo giáo.

- Kiến thức về cách phát hiện bệnh đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu nhóm can thiệp, kiến thức có tỷ lệ 80,5% tăng cao hơn, so nhóm đối chứng là 55,3%; hiệu quả can thiệp là 11,9%. Hiểu biết về cách phát hiện

bệnh ĐTĐ giúp cho bệnh nhân ĐTĐ được phát hiện bệnh sớm góp phần cho công tác điều trị thành công và hạn chế tỷ lệ biến chứng do ĐTĐ. Theo Cao Mỹ Phượng (2012), tỷ lệ hiểu biết về cách phát hiện tiền ĐTĐ, ĐTĐ ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05). Tỷ lệ hiểu biết đúng về cách phát hiện bệnh ở nhóm can thiệp là 38,0% và ở nhóm đối chứng là 7,6% [47].

Thời gian nghiên cứu 24 tháng can thiệp bằng biện pháp truyền thông giáo dục đã nâng cao tỷ lệ hiểu biết về cách phát hiện bệnh tiền ĐTĐ, ĐTĐ là xét nghiệm máu có tỷ lệ cao ở nhóm can thiệp. Đây là yếu tố quan trọng trong công tác phòng chống bệnh, tổ chức can thiệp giúp nâng cao kiến thức về khám phát hiện bệnh ĐTĐ trong cộng đồng sẽ giúp người dân tự phát hiện được bệnh góp phần vào việc phát hiện sớm được bệnh, hạn chế được biến chứng do ĐTĐ gây ra.

- Kiến thức về cách phòng chống đái tháo đường.

Nghiên cứu nhận thấy trước can thiệp ở nhóm chứng tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về cách phòng chống bệnh ĐTĐ rất thấp. So sánh kiến thức đúng về cách phòng chống bệnh ĐTĐ của từng nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, ta thấy sau can thiệp tỷ lệ hiểu biết đúng của từng nhóm có tăng lên, trong đó nhóm can thiệp tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhóm đối chứng tăng ít (p>0,05). Chỉ số hiệu quả nhóm can thiệp là 59,9% so với nhóm đối chứng 15,7%; hiệu quả can thiệp là 5,5%. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng (2012) sau 12 tháng can thiệp cho thấy nhóm can thiệp có tỷ lệ hiểu biết về cách phòng chống bệnh ĐTĐ là 26,6% cao hơn so với nhóm đối chứng là 16,6% [47].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang (2007) sau can thiệp, kiến thức của người dân tăng lên rõ theo từng thời gian. Chúng tôi, có thời gian can thiệp là hai năm dài hơn nghiên cứu trên nên cho kết quả hiểu biết về cách phòng bệnh cao hơn, điều này chứng minh rằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức có tác dụng tốt cho công tác phòng chống bệnh trong cộng đồng. Đồng thời trong quá trình thực hiện công tác truyền thông được sự hỗ trợ tích cực của các vị chức sắc trong chùa do đó tỷ lệ thay đổi nhận thức của người dân đạt hiệu quả cao.

4.2.2 Tư vấn thay đổi hành vi sức khỏe liên quan bệnh đái tháo đường

4.2.2.1 Các nội dung tư vấn thay đổi hành vi sức khỏe

Sự nhận thức của con người và yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh ĐTĐ. Vì vậy chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho con người sẽ hiệu quả hơn khi có sự thay đổi tích cực của môi trường và xã hội dẫn đến thay đổi hành vi thì việc tự chăm sóc sức khỏe của từng cá nhân sẽ được cải thiện.

- Thay đổi thói quen ăn đường, nhiều mỡ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có thói quen ăn đường ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng đều rất cao. Tuy nhiên qua 2 năm tổ chức can thiệp thì nhóm can thiệp giảm đi rõ rệt từ tỷ lệ ăn nhiều đường trước can thiệp là 43,4%, giảm sau can thiệp còn 28,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đối với nhóm đối chứng tỷ lệ ăn nhiều lại tăng lên, từ đó hiệu quả can thiệp là 35,3%. Đối với thói quen ăn nhiều mỡ ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng trước can thiệp đều cao, sau can thiệp nhóm can thiệp giảm nhiều và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chỉ số hiệu quả can thiệp 43,2%. Đây là những thói quen có hại, là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ĐTĐ.

Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng (2012) cho thấy sau can thiệp tỷ lệ thói quen ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05) [47]. Sacks F.M và cộng sự (2009) cho thấy rằng giảm cân xảy ra trong 6 tháng đầu khi sử dụng chế độ ăn giảm cân với những thành phần khác nhau gồm: chất béo, protein và carbohydrate, có thể giảm từ 0,5 kg cân nặng và 0,5 cm vòng bụng từ 6 tháng đến 2 năm. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên chứng tỏ là tổ chức can thiệp các thói quen như thế này góp phần to lớn trong công tác phòng chống ĐTĐ trong cộng đồng. Thói quen ăn nhiều đường và nhiều mỡ là một thói quen cũng rất khó hạn chế. Tuy nhiên với sự vận động của các vị chức sắc tại các chùa thì việc thực hiện của cộng đồng người dân tộc Khmer rất tốt.

- Thay đổi hành vi ăn đêm sau 20 giờ

Ăn đêm sau 20 giờ, trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm can thiệp trước can thiệp rất cao 73,4% sau can thiệp giảm còn 53,4%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm đối chứng sau can thiệp ít thay đổi; Hiệu quả can thiệp là 27,7%. Thói quen ăn sau 20 giờ được xem là yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng mắc bệnh ĐTĐ týp 2.

Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng cho thấy cả hai nhóm trước và sau can thiệp có thói quen ăn đêm sau 20 giờ sau can thiệp cả hai nhóm đều không giảm cho thấy mối liên hệ này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên đối với nghiên cứu của tác giả cho thấy hiệu quả sau can thiệp có ý nghĩa rất cao. Điều này cho thấy hiệu quả can thiệp đạt được có thể do thời gian can thiệp kéo dài hơn, bởi vì thời gian can thiệp của nghiên cứu chúng tôi dài hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022