Thực Trạng Áp Dụng Giá Đất Để Tính Bt, Ht Khi Nn Thu Hồi Đất Trên Địa Bàn Tp Hà Nội


thành không chỉ dùa trên các yếu tố vật chất như: khả năng sinh lợi, vị trí địa lý, diện tích của thửa đất .v.v. mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố phi vật chất của từng thửa đất cụ thể như: yếu tố về chính trị, văn hoá, XH của khu vực; yếu tố tôn giáo, phong tục, tập quán, tâm linh .v.v. Vì vậy, lấy giá chuyển nhượng của một vài thửa đất để làm giá chuẩn cho cả một khu vực hay một tuyến phố cũng chưa thật hợp lý; song, cũng không thể xác định giá cho từng thửa đất hay từng nhóm thửa đất;

Thtư, theo LĐĐ 2003, giá đất do UBND cấp tỉnh quy định được sử dụng làm căn cứ để tính thuế SDĐ, tính tiền SDĐ và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền SDĐ hoặc đấu thầu dự án có SDĐ; tính giá trị quyền SDĐ khi giao đất không thu tiền SDĐ, lệ phí trước bạ, BT khi NN thu hồi đất; tính tiền BT đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho NN (Khoản 4, Điều 56);

Như trên đã phân tích, giá đất do các tỉnh quy định hiện nay được đánh giá là thấp hơn so với giá thực tế trên thị trường và người dân không chấp nhận khi được sử dụng làm căn cứ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Ngược lại, khi người SDĐ thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước thì họ lại cho rằng giá đất này lại quá cao. Để giảm mức đóng góp nghĩa vụ tài chính về đất đai cho người SDĐ, Chính phủ đã có văn bản cho phép tiếp tục áp dụng giá đất của năm 2004 (giá đất theo LĐĐ 1993) khi bán nhà thuộc sở hữu NN cho người đang ở thuê. Như vậy, mức giá đất hiện nay trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lé những điểm hạn chế, vì chưa trung hòa được các mục đích sử dụng khác nhau; doanh nghiệp thuê đất thì yêu cầu giá thuê đất thấp, nhưng để GPMB thì giá đất do Nhà nước xác định lại phải sát giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tức là phải xác định giá đất để bồi thường khi Nhà nước cho thuê đất cao hơn giá đất Nhà nước cho thuê đất. Mâu thuẫn này dường như khó được loại bỏ trong thời gian trước mắt.

2.3.3.2. Thực trạng áp dụng giá đất để tính BT, HT khi NN thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội

Khi NN thu hồi đất, “giá đất để tính BT là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố;…”. Trong giá trị BT về đất, ngoài yếu tố giá đất thì loại đất bị thu hồi (tức mục đích sử dụng của đất bị thu hồi) là yếu tố cơ bản thứ hai quyết định tổng giá trị mà người bị thu hồi đất được nhận. Tại thời điểm NN có quyết định thu hồi đất, một thửa đất có thể có 2 mục đích “đang sử dụng”: Mục đích sử dụng

do pháp luật quy định và mục đích sử

dụng thực tế

mà người SDĐ đang sử


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

dụng. Khi 2 mục đích này là thống nhất thì việc áp dụng giá đất để tính BT là rõ ràng và thuận lợi. Nhưng khi giữa mục đích do pháp luật quy định và mục đích sử dụng thực tế là khác nhau thì phải áp giá cho mục đích sử dụng nào khi thực hiện bồi thường vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng không thống nhất. Về nguyên tắc thì không thể có trường hợp người SDĐ sử dụng sai mục đích do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong thực tế việc SDĐ sai mục đích do pháp luật quy định trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn phổ biến, chủ yếu là tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang mục đích để ở và mục đích phi nông nghiệp;

Theo quy định, khi NN thu hồi đất, giá đất để tính BT là giá đất theo mục đích đang sử dụng do pháp luật quy định. Nhưng người bị thu hồi đất luôn muốn được BT với giá đất càng cao càng tốt, vì vậy, trong nhiều trường hợp, các chủ SDĐ này không chấp nhận giá BT theo mục đích đất nông nghiệp mà cố tình đòi BT theo giá đất ở hay giá đất phi nông nghiệp mà họ đã tự chuyển mục đích trái pháp luật. Để hiểu và áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện bồi thường,

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến - 6

Thông tư

số 116/2004/TT­BTC ngày 07/12/2004 và Thông tư

số 69/2006/TT­

BTC ngày 02/8/2006 của Bộ

Tài chính đã hướng dẫn cụ

thể

là “không bồi

thường theo giá đất do thực tế sử dụng đất không phù hợp với mục đích sử

dụng đất theo quy định của pháp luật” (Điểm 3.1, Mục 3, Phần II). NN thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai bằng việc quyết định mục đích SDĐ thông qua việc lập và phê duyệt QH, KHSDĐ. Khi người bị thu hồi đất khiếu nại đòi BT theo mục đích mà họ đã tự chuyển đổi trái pháp luật thì cơ quan NN phải chứng minh được rằng họ đã sử dụng đất sai mục đích, không phù hợp với

mục đích SDĐ mà pháp luật đã quy định. Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng

minh này của các cơ quan NN không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách

dễ dàng. Căn cứ để xác đích mục đích SDĐ là QH, KHSDĐ được lập và phê

duyệt bởi cơ quan NN có thẩm quyền theo quy định. Trên thực tế, việc quản lý đất đai bằng QH, KHSDĐ trong suốt một thời gian bị buông lỏng; chỉ sau khi có LĐĐ 2003, vấn đề lập QH, KHSDĐ mới được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 6/2006 thì vẫn còn tới 38% đơn vị cấp huyện và 45% đơn vị cấp xã chưa có QH, KHSDĐ. Điều này có nghĩa là, khi NN thu hồi đất thì còn rất nhiều nơi NN chưa xác định mục đích SDĐ và như vậy vẫn phải tính BT theo mục đích mà người bị thu hồi đang sử dụng (mặc dù có thể là không phù hợp với “ý định” về mục đích sử dụng của cơ quan NN). Trường hợp điển hình của việc

cơ quan NN chưa có quy hoạch để quản lý mục đích SDĐ là tại dự án Thoát

nước Hà Nội giai đoạn I, đoạn qua địa bàn quận Ba Đình. Tại dự án này, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 7853/QĐ­UB ngày 18/12/2001 thu hồi toàn bộ dải đất 2 bên bờ sông Tô Lịch để làm đường 2 bên bờ sông. Toàn bộ dải đất bờ sông


giáp đường Bưởi thuộc quận Ba Đình là đất vườn ươm do Công ty Công viên cây xanh của TP Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, trong khu vườn ươm này lại có 1 hé gia đình ông Nguyễn Quang Tinh đang sử dụng tới 1.358m2 đất để ở; ngoài ra không còn bất kỳ một hộ gia đình hay tổ chức nào khác SDĐ ở đây. Theo xác nhận của chính quyền địa phương, hộ gia đình ông Tinh đã ở đây từ năm 1975, không có bất cứ một thứ giấy tờ gì, không có hộ khẩu thường trú, nhưng hộ này với 14 người đã ở đây từ năm 1975 là thực tế. Chính quyền địa phương không có hồ sơ quản lý đất đai ở đây. Công ty công viên cây xanh là cơ quan quản lý khu vườn ươm cũng chỉ có văn bản của Sở Giao thông Công chính giao cho quản lý khu vườn ươm vào năm 1981, tức là sau thời điểm SDĐ của hộ ông Tinh. Năm 2005, khi thu hồi đất thực hiện dự án, hộ ông Tinh yêu cầu BT toàn bộ diện tích đang sử dụng là đất ở. Mặc dù trên thực tế, toàn bộ dải đất bên bờ sông là vườn ươm cây, nhưng các cơ quan NN đã không đủ căn cứ để chứng minh rằng hộ gia đình này đã tự chuyển đổi từ mục đích là đất vườn sang mục đích làm nhà ở và cũng không bác được yêu cầu BT theo mục đích sử dụng là đất ở của hộ này. Ngày 22/12/2005, UBND quận Ba Đình đã phải ra Quyết định số 2359/QĐ­UB phê duyệt BT cho hộ này theo giá đất ở với hạn mức quy định của Thành phố Hà Nội là 120m2; nhưng hộ ông Tinh vẫn chưa đồng ý và yêu cầu phải áp giá BT diện tích đất gia đình ông đang sử dụng theo vị trí 1, mặt đường Bưởi và lập 3 phương án BT cho 3 hé gia đình riêng biệt. Mỗi hộ được BT 120m2 đất ở và được bố trí TĐC theo quy định của TP;

Qua phân tích việc áp dụng giá đất để tính BT có thể thấy rằng, các quy định của LĐĐ 2003 nhằm tiến tới cơ chế “một giá đất”, phù hợp với cơ chế thị trường không thể thực hiện được nếu việc quản lý đất đai không theo đúng QH, KHSDĐ và không tạo lập được thị trường BĐS công khai, minh bạch.

2.3.4. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân‌

2.3.4.1. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp

Để giải quyết nhu cầu về đất đai cho việc chuyển dịch cơ cấu KT, CNH, HĐH đất nước, một số lượng không nhỏ diện tích đất nông nghiệp được NN thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi Ých quốc gia, lợi Ých công cộng và phát triển KT. Việc BT, HT khi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được LĐĐ 2003, NĐ số 197/2004/NĐ­CP, NĐ số 17/2006/NĐ­CP và NĐ số 84/2007/NĐ­CP quy định cụ thể như sau:

Thnht, hé gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp khi NN thu hồi đất được BT bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để BT thì được BT bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định


thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ. Như vậy, về nguyên tắc, khi thu hồi đất nông nghiệp phải ưu tiên BT bằng đất có cùng

mục đích sử

dụng để

đảm bảo cho người nông dân có đất SX. Trường hợp

không có đất thì mới BT bằng tiền tương ứng với giá đất cùng mục đích sử

dụng. Khoản 4, Điều 4, NĐ số 17/2006/NĐ­CP quy định, đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được BT bằng đất nông nghiệp tương ứng thì “Được giao đất có thu tiền SDĐ tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; mức đất được giao do UBND cấp tỉnh căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ

gia đình, cá nhân để

quy định…”. Về

vấn đề

này, NĐ số

84/2007/NĐ­CP bổ

sung quy định, các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nói trên, nếu không được BT bằng đất nông nghiệp tương ứng, không có nguyện vọng nhận BT bằng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, NĐ số 17/2006/NĐ­CP thì được BT bằng giao đất ở có thu tiền SDĐ tại khu TĐC hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với QH (Điều 48);

Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế của TP Hà Nội, với thực tế không có quỹ đất để làm mặt bằng SX ­ KD dịch vụ phi nông nghiệp và quỹ đất TĐC thậm chí còn chưa đáp ứng đủ cho các trường hợp bị thu hồi đất ở, vì vậy TP Hà Nội cũng chưa thực hiện được quy định tại Khoản 4, Điều 4, NĐ số 17/2006/NĐ­CP cũng như sẽ không thực hiện được quy định tại Điều 48, NĐ số 84/2007/NĐ­CP.;

Thhai, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được BT theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được HT bằng tiền; giá trị tính HT từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư phải là thửa đất nằm trong khu dân cư. Đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư là thửa đất có Ýt nhất một mặt tiếp giáp với

đất

ở trong khu dân cư. Các trường hợp cụ thể

được hướng dẫn bổ sung tại

Điều 43, NĐ số 84/2007/NĐ­CP. Đây là quy định sửa đổi, bổ sung đáng chú ý. Trước đây, khi thực hiện NĐ số 22/1998/NĐ­CP, trên địa bàn TP Hà Nội, do tốc độ đô thị hoá nhanh, rất nhiều diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ còn lại của các hộ dân nằm xen kẽ giữa khu dân cư hay khu phi nông nghiệp. Các thửa đất này không thể sử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp được nữa, nhưng lại có

thể

khai thác sử

dụng vào mục đích KD, dịch vụ

phi nông nghiệp như: làm

xưởng SX nhỏ, xây dựng nhà tạm, nhà kho để cho thuê, làm cửa hàng .v.v. Khi BT đất này bằng giá đất nông nghiệp, các hộ phản ứng rất quyết liệt và so sánh


với giá đất ở liền kề. Để giảm bớt thiệt hại cho người bị thu hồi đất, TP Hà Nội đã có Quyết định số 99/2002/QĐ­UB ngày 21/8/2002 quy định BT cho loại

đất này theo giá đất nông nghiệp nội thành với mức từ 150.000đ/1m2 đến

800.000đ/1m2 tuỳ theo vị trí của từng thửa đất (vì LĐĐ 1993 không có quy định về đất vườn, ao liền kề). Mức BT này cao hơn giá đất nông nghiệp tại các xã đang áp dụng cùng thời điểm (trung bình là 110.000đ/1m2);

Thực hiện NĐ số 197/2004/NĐ­CP, TP Hà Nội quy định mức BT đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư; đất vườn, ao liền kề đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được BT theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ thêm 20% giá đất ở liền kề với hạn mức không vượt quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất ở; [14, tr1]

Thba, trường hợp BT bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi thì ngoài việc được giao đất mới, người bị thu hồi đất còn được BT bằng tiền phần giá trị chênh lệch; trường hợp giá đất mới cao hơn giá đất bị thu hồi thì BT tương ứng với giá trị quyền SDĐ của đất bị thu hồi;

Thtư, trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức thì việc BT được NĐ số 197/2004/NĐ­CP quy định cụ thể như sau:

­ Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt thì được BT;

­ Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp khác không thuộc quy định nêu trên thì không được BT về đất, chỉ được BT chi phí đầu tư vào đất còn lại;


Ngoài ra, Khoản 5, 6, 7, Điều 10, NĐ số 197/2004/NĐ­CP còn quy định cụ thể về việc BT, HT đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

nông nghiệp do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản của các nông, lâm trường quốc doanh; bị thu hồi đất mà không đủ điều kiện được BT theo quy định; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công Ých của xã, phường, thị trấn.

2.3.4.2. BT, HT khi thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

Trước đây, NĐ số 22/1998/NĐ­CP chỉ quy định việc đền bù thiệt hại đối với đất chuyên dùng nói chung và cũng không có đơn giá của loại đất chuyên dùng để tính đền bù thiệt hại. Khắc phục hạn chế này, NĐ số 197/2004/NĐ­CP


đã bổ sung quy định về BT đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở của hộ gia đình, cá nhân để đáp ứng yêu cầu thực tế SDĐ theo LĐĐ 2003. Cụ thể:

­ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở SX ­ KD phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ, khi NN thu hồi được BT theo giá đất ở;

­ Hé gia đình, cá nhân SDĐ phi nông nghiệp có thời hạn do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho hoặc do NN giao có thu tiền SDĐ được BT theo giá đất phi nông nghiệp; trường hợp SDĐ do NN hoặc do UBND cấp xã cho thuê theo thẩm quyền thì khi NN thu hồi chỉ được BT chi phí đầu tư vào đất còn lại.

2.3.4.3. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất ở


NĐ số 22/1998/NĐ­CP quy định riêng việc đền bù đối với đất ở thuộc đô thị và đất ở thuộc nông thôn. Để tạo một cơ chế bồi thường thống nhất giữa 2 loại đất này, NĐ số 197/2004/NĐ­CP đã quy định chung việc BT đối với đất phi nông nghiệp là đất ở tại Điều 13; cụ thể:


­ Người SDĐ ở khi NN thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được BT

bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu TĐC hoặc BT bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa phương;

­ Diện tích đất BT bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi;

Hạn mức đất ở tại Hà Nội theo quy định tại Quyết định số 23/2005/QĐ­ UB ngày 18/02/2005 (quyết định này hiện không còn hiệu lực) của UBND TP Hà Nội là: 120m2 đối với khu vực thuộc 4 quận nội thành cũ; 180m2 đối với khu vực từ đường vành đai 2 trở ra; 200m2 đối với khu vực thuộc các xã giáp ranh các quận nội thành; 300m2 đối với các xã vùng đồng bằng; 400m2 đối với các xã vùng trung du.


2.3.5. Về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của tổ chức‌

Không chỉ quy định việc BT đối với hộ gia đình, cá nhân, pháp luật đất đai hiện hành còn quy định cụ thể việc BT, HT đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức khi NN thu hồi đất; cụ thể:

a) Tổ chức đang SDĐ nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được NN giao đã nép tiền SDĐ hoặc nhận chuyển nhượng từ người SDĐ hợp pháp, mà tiền SDĐ đã nép, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền SDĐ không có nguồn gốc từ ngân sách NN thì được BT khi NN thu hồi đất;

b) Tổ chức được NN cho thuê đất hoặc giao đất không phải nép tiền SDĐ hoặc đã nép tiền SDĐ bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách NN thì không được BT về đất khi NN thu hồi đất; nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách NN thì tiền chi phí đầu tư này được BT;

c) Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang SDĐ ổn định, nếu là đất được NN giao không thu tiền SDĐ hoặc thuê đất thì không được BT, nhưng được BT chi phí đầu tư vào đất còn lại;

d) Tổ chức bị thu hồi đất mà không được BT theo quy định tại điểm (b) nói trên, nếu phải di dời đến cơ sở mới thì được hỗ trợ bằng tiền theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa không quá mức BT đất bị thu hồi do tổ chức, cá nhân được NN giao đất, cho thuê đất chi trả.

2.4. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ về tài sản‌


2.4.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về tài sản‌

Các nguyên tắc BT, HT về tài sản được NĐ số 197/2004/NĐ­CP quy định như sau:

Thnht, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi NN thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được BT;

Thhai, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi NN thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được BT thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được BT hoặc HT tài sản;

Thba, nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi QH, KHSDĐ công bố mà không được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép xây dựng; nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01/7/2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích SDĐ đã được xác định trong QH,


KHSDĐ được xét duyệt; tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được BT;

Thtư, hệ thống máy móc, dây chuyền SX có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được BT các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức BT do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương.

Các nguyên tắc trên đây có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện BT, HT về tài sản. Tuy nhiên, hiện nay do việc công bố QH, KHSDĐ chưa được thực hiện đồng bộ; công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng còn nhiều yếu kém, nên việc BT về tài sản khi NN thu hồi đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

2.4.2. Bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình xây dựng trên đất‌

Nhà, công trình xây dựng trên đất được pháp luật hiện hành phân biệt làm 2 loại là: nhà ở, công trình phục vô sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; và nhà, công trình xây dựng khác.

a) Đối với nhà ở, công trình phục vô sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thì được BT bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật

tương đương do Bộ

Xây dựng ban hành. Giá trị

xây dựng mới của nhà, công

trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ. (Tại Hà Nội, đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình được quy

định tại quyết định số

không còn hiệu lực);

81/2005/QĐ­UB ngày 03/6/2005 –

quyết định này hiện


b) Đối với nhà, công trình xây dựng khác được BT theo mức sau:

Mức BT nhà, công trình = Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại + mét khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình;

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức BT tối đa không lớn hơn

100% giá trị

xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ

thuật tương

đương với nhà, công trình bị thiệt hại. Khoản tỷ lệ phần trăm này, TP Hà Nội quy định bằng 60% của giá trị xây dựng mới trừ đi giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng;

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí