Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ AN


THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ AN


THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Giang Thu


HÀ NỘI - 2014


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị An

MỤC LỤC




Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



Danh mục các bảng



Danh mục các biểu đồ



Danh mục các hình



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

5

1.1.

Một số vấn đề lý luận về thuế thu nhập cá nhân

5

1.1.1.

Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

5

1.1.2.

Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân

7

1.1.3.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

8

1.2.

Những quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

12

1.2.1.

Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân

12

1.2.2.

Nội dung của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

15


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

33

2.1.

Công tác thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân

33

2.1.1.

Công tác triển khai

33

2.1.2.

Kết quả đạt được

37

2.2.

Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân

44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 1


2.2.1.

Về đội ngũ cán bộ chuyên trách lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân

44

2.2.2.

Quản lý thu nhập và kê khai người phụ thuộc

45

2.2.3.

Tuyên truyền pháp luật thuế thu nhập cá nhân cho nhân dân

46

2.3.

Những nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân

48

2.3.1.

Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân

48

2.3.2.

Hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

49

2.4.

Một số đánh giá về kết quả triển khai thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân

53

2.4.1.

Về mặt thuận lợi

53

2.4.2.

Về mặt khó khăn

55


Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

58

3.1.

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

58

3.2.

Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

60

3.2.1.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người nộp thuế

60

3.2.2.

Tăng cường công tác quản lý thu nhập của cá nhân

61

3.3.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

62

3.3.1.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

62

3.3.2.

Các giải pháp bổ trợ

66


KẾT LUẬN

74


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Biểu thuế lũy tiến từng phần

25

1.2

Biểu thuế toàn phần

26

2.1

Số người có thu nhập từ tiền công tiền lương phải nộp thuế

37


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Biểu đồ tổng số lao động và mã số thuế đã cấp đến năm 2012

36

2.2

Biểu đồ tỷ lệ số người nộp thuế ở bậc 1, bậc 2 với số thuế đã nộp

38

2.3

Biểu đồ số thuế thu nhập cá nhân thu được bổ sung điều tiết đối với các khoản thu nhập

39

2.4

Đồ thị tổng thuế thu nhập cá nhân của tỉnh Quảng Ngãi huy động nguồn lực cho ngân sách nhà nước trong 3 năm

41

2.5

Đồ thị tổng thuế thu nhập cá nhân của tỉnh Quảng Ngãi so với tổng thuế thu nhập cá nhân cả nước trong 3 năm

43


DANH MỤC CÁC HÌNH


Số hiệu

hình

Tên hình

Trang

1.1

Ảnh hưởng của thuế đến sự công bằng trong phân phối thu nhập

11


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế...cũng ngày càng gia tăng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích lũy trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là nguồn thu quan trọng và chủ yếu cho ngân sách nhà nước trong quá trình xây dựng đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, số người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng như công dân Việt Nam làm việc và sinh sống ở nước ngoài ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Việc nhà nước ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân đã góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời nhà nước sẽ nắm bắt được thông tin về thu nhập cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực cho ngân sách nhà nước, vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mới ở Việt Nam vì thế trong quá trình ban hành và triển khai thực hiện bất cập và vướng mắc là điều khó có thể tránh khỏi.

Để thực hiện Luật thuế có hiệu quả, việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở phân tích khó khăn, vướng mắc để

đưa các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu "Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi" làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việt Nam đã có một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân như: "Thuế thu nhập cá nhân: Kinh nghiệm quốc tế và việc thực thi ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế chính trị của Phạm Thị Phương Mai, 2008; "Kiểm soát thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế Thành phố Đà Nẵng thực hiện", Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của Bùi Công Phương, 2011; "Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế quận 2", Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành luật kinh tế của Lê Phương Thảo, 2010... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên hoàn thành từ năm 2011 trở về trước và chủ yếu nghiên cứu, phân tích những quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân chứ không phải thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại địa phương. Bên cạnh đó, từ năm 2011 đến nay pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đã có nhiều thay đổi quan trọng và những yêu cầu thực tiễn cũng có sự thay đổi. Do đó vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích

Việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân thời gian qua ở Việt Nam và các địa phương là yêu cầu cấp thiết, góp phần hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân . Mục đích của luận văn là tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở địa phương

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí