Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - 11

thị là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của việc chấp hành chỉ thị nhưng vẫn chấp hành chỉ thị thì họ cùng với người ban hành chỉ thị chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại do họ gây ra.

+ Rủi ro chính đáng: Lịch sử của xã hội loài người đã chứng minh xác đáng rằng, nhờ có những tiến bộ về khoa học công nghệ mà xã hội ngày càng phát triển. Nhưng, để có được những tiến bộ đó, con người đã phải trải qua không ít thất bại mà chính họ cũng không thể lường trước được. Trong những thất bại đó, có cả những thất bại gây thiệt hại đến lợi ích được luật hình sự bảo vệ. Vì vậy, trong trường hợp gây thiệt hại (rủi ro) này, cần được coi là không có lỗi và người gây ra thiệt hại đó không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các điều kiện sau:

* Rủi ro xảy ra liên quan đến hoạt động sản xuất hoặc nghề nghiệp của người đã gây ra thiệt hại.

* Rủi ro do người thực hiện hành vi nhằm mục đích duy nhất là đem lại lợi ích cho

xã hội.


* Để đạt được mục đích đem lại lợi ích cho xã hội không thể không cần có hành vi mạo hiểm. Và hành vi mạo hiểm đó phù hợp với kiến thức và thực tiễn chung. Song hành vi mạo hiểm đó lại gặp phải rủi ro.

* Sự rủi ro đó đã được người có hành vi mạo hiểm áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại gây ra.

Như vậy, trong trường hợp rủi ro chính đáng (có đủ những điều kiện trên) thì trách nhiệm hình sự phải được loại trừ.

- Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2, Điều 25 BLHS, thì: Trong trường hợp trước khi tội phạm bị phát giác, người phạm tội đã tự thú ... thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài trường hợp này ra, trong thực tiễn cuộc sống, pháp lý cũng còn có trường hợp cần được miễn trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp hoà hoãn với bị hại. Ví dụ: Vì làm ăn thua lỗ, nợ nhiều và do quen thân với B có xe máy Dream trị giá 25 triệu đồng nên A quyết định lừa B mượn xe máy để bán lấy tiền trả nợ và làm ăn. Trước khi xét xử, A vắng mặt. Sau đó ít ngày, A trở về, gặp lại B, xin lỗi, hứa hẹn một thời gian ngắn sau sẽ bồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

thường toàn bộ thiệt hại; B chấp thuận. Rõ ràng hành vi của A là phạm tội, tuy không thuộc trường hợp "trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú" nhưng cần được coi là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.

Kết luận

Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - 11


Với mục đích đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu để đề xuất phương hướng, nội dung hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người của bị cáo trong các vụ án hình sự, đề tài đã cố gắng xem xét làm sáng tỏ một số vấn đề về quyền con người và thực trạng các quy định của pháp luật hiện nay ở nước ta về bảo đảm quyền con người trong xét xử án hình sự.

Quyền con người có lịch sử lâu đời và luôn là giá trị xã hội cao quý nhất cho dù lúc nào đó và ở đâu đó nó có bị chà đạp nhưng ý nghĩa của nó thì chẳng bao giờ bị mất đi. Theo tiến trình phát triển của xã hội loại người, quyền con người ngày càng được bảo đảm trên bình diện quốc tế và ở mỗi quốc gia. Một trong những bảo đảm đó, cái mà được coi là quan trọng hàng đầu là nỗ lực thường xuyên của các quốc gia trong việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật để ghi nhận và thực hiện quyền con người . Hay nói cách khác, cái bảo đảm quan trọng đối với quyền con người có thể được coi là bảo vệ bằng pháp luật. Mà trong pháp luật, bảo vệ chắc chắn hơn cả là bảo vệ bằng Hiến pháp và các luật, trong đó có luật hình sự.

Hoạt động lập pháp hình sự có nhiệm vụ là phản ánh khách quan các nhu cầu và lợi ích cần được luật hình sự bảo vệ. ở đó, việc bảo đảm quyền con người cho mọi công dân nói chung và bị cáo nói riêng là một trong những nhu cầu quan trọng nhất, bức thiết nhất, nó đòi hỏi phải được thể hiện rõ trên các mặt cơ bản như: quy định rõ ràng, cụ thể cơ sở của trách nhiệm hình sự; xác định chính xác tội phạm, phân loại tội phạm và ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm; quy định hình phạt và hệ thống hình phạt phải tương xứng với tội phạm và các loại tội phạm; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tiến hành và tham gia tố tụng; và, quy định các nguyên tắc áp dụng hình phạt.

Để bảo đảm quyền con người của bị cáo thì tất cả các vấn đề trên có thể coi là xây dựng và áp dụng pháp luật phải được thực hiện một cách đồng bộ, không thể coi nặng mặt này mà bỏ qua mặt khác. Bởi vì, hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật có mối quan hệ gắn bó với nhau. Việc xây dựng pháp luật tốt tạo cơ sở an toàn cho các lợi ích

cần phải được bảo vệ đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được đúng đắn. Việc xét xử của Toà án phải dựa vào pháp luật và phải tuân theo pháp luật. Do đó, để có được một phán quyết của Toà án đúng đắn thì đòi hỏi pháp luật phải mang tính công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế.

Có thể tin tưởng khẳng định rằng, pháp luật hình sự Việt Nam đã hội đủ các đặc tính trên và ngày càng được hoàn thiện, theo hướng dân chủ tiến bộ và bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích của người phạm tội.

Tuy nhiên, theo quy luật khách quan và do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, việc bảo đảm quyền con người của bị cáo bằng pháp luật ở nước ta còn có những hạn chế nhất định như đã tìm hiểu, phân tích trên. Vì phạm vi của đề tài cũng như trình độ nhận thức, tác giả đề tài mạnh dạn đưa ra một số phương hướng, nội dung cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế đó đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử án hình sự ở nước ta hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ Ba (khoá VIII). Lưu hành nội bộ, tháng 6 năm 1992.

2. Nguyễn Thị Bình. Bàn về quyền con người. Tạp chí Cộng sản, tháng 5 năm 1993.


3. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Niên. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Nxb chính trị quốc gia, H, 1999.


4. Trần Văn Bính (chủ biên). Toàn cầu hoá và quyền công dân ở Việt Nam (nhìn từ khía cạnh văn hoá). Nxb Chính trị quốc gia. H, 1999

5. Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Nxb Khoa học và xã hội. H, 1994.

6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985. Nxb Chính trị quốc gia.H, 1993.

7. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2000.

8. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1993.

9. Lê Cảm. Về một số quy định của phần chung dự án Bộ luật hình sự sửa đổi. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 4 năm 1999.

10. Lê Cảm. Những điểm mới cơ bản của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tạp chí dân chủ và pháp luật, tháng 3/2000

11. Lê Cảm. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nxb Công an nhân dân. H, 1999

12. Nguyễn Ngọc Chí. Về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 1999.

13. N.N Cốp tun. Về vai trò của Toà án trong việc chứng minh trong các vụ án hình sự dưới ánh sáng các nguyên tắc hiến định. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Liên Bang Nga), tháng 6-1998, tiếng Nga.

14. Hà Hùng Cường. Việt Nam nỗ lực xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ các quyền con người. Báo nhân dân ngày 31/3/2000

15. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1996.

16. I.U.Đmitriép, G. G. Treremnức. Cơ quan tư pháp trong hệ thống phân chia quyền lực và việc bảo vệ quyền và tự do của con người. Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Nga), số 8 năm 1998 tiếng Nga.

17. Trần Văn Độ. Vấn đề phân loại tội phạm. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 1999.

18. Trần Văn Độ. Lỗi và các hình thức của nó trong luật hình sự Việt Nam. Khoa luật trường đại học tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lô mô nô xốp. M, 1986, tiếng Nga.

19. Trần Ngọc Đường (chủ biên). Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1998.

20. Trần Ngọc Đường (chủ biên). Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1999

21. Trần Ngọc Đường. Hành vi hợp pháp- nhân tố bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Chuyên khảo quyền con người, quyền công dân. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

22. A.M Gia kốp lép. Nguyên tắc công bằng và những cơ sở của trách nhiệm hình sự. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Xô Viết, số 3 năm 1982, tiếng Nga.

23. A.X.Gorelic. Bảo vệ các quyền cơ bản của con người bằng pháp luật hình sự. Trong sách "Xu hướng phát triển của pháp luật hình sự và chính sách hình sự hiện nay. Viện Nhà nước và pháp luật (Liên bang Nga). M, 1994, tiếng Nga.

24. Phạm Hồng Hải. Mấy ý kiến về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nước ta. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 3/1998.

25. Phạm Hồng Hải. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Nxb Công an nhân dân. H, 1999

26. Hoàng Văn Hảo, Chu Thành. Quyền con người và quyền công dân. Tạp chí Cộng sản, tháng 5 năm 1993.

27. Hoàng Văn Hảo, Vũ Công Giao. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền - một văn kiện có tính chất bước ngoặt trong lịch sử nhân quyền quốc tế. Tạp chí Cộng sản, tháng 2 năm 1999.

28. Nguyễn Văn Hiện. Toà án và việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 8 năm 1999.

29. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993.

30. Hiến pháp Liên bang Nga, Nxb Sách pháp lý. M, 1996, tiếng Nga.


31. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bàn về quyền con người (tổng luận phân tích - lý luận và thực tiễn). Trung tâm thông tin tư liệu. H, 1994

32. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Quyền con người - quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Thông tin chuyên đề. Trung tâm thông tin tư liệu, tháng 5/1995.

33. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trung tâm nghiên cứu quyền con người. Quyền con người, quyền công dân. Chuyên khảo, tập 1, 1992.

34. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trung tâm nghiên cứu quyền con người. Quyền con người, quyền công dân. Chuyên khảo, tập 2, 1992.

35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trung tâm nghiên cứu quyền con người. Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1997.

36. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Tạp chí nghiên cứu lý luận, tháng 3/2000.

37. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các văn kiện quốc tế về quyền con người. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1998.

38. V. H. Kuđriavcev. Đạo luật, hành vi, trách nhiệm. Nxb Khoa học. M, 1986, Tiếng Nga.

39. V. I. Lê Nin Toàn tập, tập 4. Nxb tiến bộ Matxcơva, 1997, bản tiếng Việt.


40. Nguyễn Đình Lộc. Bộ luật hình sự mới (năm 1999) và một số vấn đề cần quan tâm. Tạp chí dân chủ và pháp luật. Số chuyên đề về Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng 3/2000

41. Uông Chu Lưu. Những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản trong phần chung của Bộ luật hình sự. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng 3/2000.

42. C.Mác và Ph. Ăng ghen. Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1995


43. C.Mác và Ph.Ăng ghen. Toàn tập tập 1, tiếng Nga.


44. C. Mác và Ph. Ăng ghen. Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia. H, 1995


45. C.Mác và Ph.Ăng ghen. Toàn tập, tập 13, tiếng Nga.


46. H. S. Malein. Vi phạm pháp luật: Khái niệm, nguyên nhân, trách nhiệm. Nxb pháp lý. M, 1985. tiếng Nga.

47. Nguyễn Văn Mạnh. Quyền chính trị của phụ nữ trong công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trong pháp luật Việt Nam. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 3/2000.

48. Nguyễn Văn Mạnh. Xây dựng và hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay. Luận án PTS

49. Nông Đức Mạnh. Lời bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá X. Báo nhân dân, ngày 22/12/1999

50. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 8. Nxb chính trị quốc gia H, 1996.


51. Lê Văn Minh. Nên chăng thay đổi Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự.Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 5 năm 1999.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí