Quy Định Những Việc Viên Chức Của Trường Không Được Làm


người học và khách hàng; Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với viên chức quản lý ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ trên, còn có nghĩa vụ: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao; Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

2.2.6.3. Quy định những việc viên chức của Trường không được làm

Bên cạnh quyền và nghĩa vụ, Trường Đại học Y tế công cộng quy định những việc viên chức không được làm, đó là: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. Sử dụng tài sản của Trường và của nhân dân, người học, khách hàng trái với quy định của pháp luật. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp và những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


Qua thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật và quy định của Trường, có thể thấy với việc quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của viên chức tại Trường đã khắc phục được các tiêu cực về tác phong, lề lối làm việc của viên chức, khắc phục được những yếu kém về năng lực và trình độ nghề nghiệp của viên chức, góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường ngày càng lớn mạnh, phát triển bền vững; góp phần trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành y tế và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

2.3. Nhận xét về thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Thực hiên pháp luật về viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất. Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện pháp luật về viên chức được thực hiện có hiệu quả làm cho nhận thức của viên chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình được tăng lên. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức được thực hiện thường xuyên mang lại hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Đạt được kết quả nêu trên là do sự quan tâm của Đảng uỷ Khối các Trường Đại học, cao đẳng Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự chỉ đạo, điều hành, quản lý đúng đắn, tận tâm và nhiệt huyết của Đảng uỷ, Bam Giám hiệu Nhà trường. Sự đoàn kết, nỗ lực của đội ngũ viên chức có tâm huyết, nắm vững quy định pháp luật và vận dụng sát thực tế.

2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Thực hiện pháp luật về viên chức - Từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế - 11

Bên cạnh những mặt đạt được kể trên, pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế vẫn còn những hạn chế nhất định:


- Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện pháp luật về viên chức ở một số đơn vị thuộc Trường còn hạn chế.

- Ý thức trách nhiệm của một số viên chức chưa cao.

- Trường đóng địa điểm tại Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội là vùng đất ven của thủ đô, di chuyển đi lại khá khó khăn nên có ít nhiều ảnh hưởng tới việc tập hợp, triển khai pháp luật về quản lý viên chức.

- Pháp luật về viên chức chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên hiệu quả chưa cao.

- Là đơn vị thành lập mới chỉ gần 20 năm, viên chức hầu hết là mới tuyển dụng, tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

- Việc xây dựng, bồi dưỡng viên chức làm công tác cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Các nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực trạng hoạt động quản lý viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế, đòi hỏi Bộ Y tế phải có những giải pháp nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả, sự đồng bộ của pháp luật về quản lý viên chức.


Tiểu kết chương 2

Như vậy, việc sử dụng, sắp xếp, bố trí và quản lý viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng đã theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng viên chức không làm biến động (tăng hoặc giảm) vị trí việc làm của Trường, tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn, chức danh vị trí việc làm, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác ĐTBD viên chức lãnh đạo, quản lý thông qua thực tiễn được chú trọng, việc luân chuyển viên chức được gắn liền với quy hoạch và đào tạo viên chức. Việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá viên chức được thực hiện theo đúng quy định, quy trình, thủ tục và thẩm quyền. Việc sử dụng, bố trí và quản lý viên chức bước đầu đã căn cứ vào vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như công tác phổ biến, tuyền truyền pháp luật còn hạn chế, pháp luật vè quản lý viên chức chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên hiệu quả khi áp dụng thực hiện chưa cao, đội ngũ viên chức của Trường trẻ, kinh nghiệm chưa cao, viên chức làm công tác cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu.


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC - TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Y TẾ CÔNG CỘNG


Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ giáo dục đại học, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà Trường Đại học Y tế công cộng cũng không nằm ngoại lên sự tác động đó, hơn bao giờ hết, đội ngũ viên chức của Trường Đại học Y tế công cộng càng thể hiện vai trò to lớn đối với sự quyết định về sự phát triển và đi lên của Trường. Vì vậy, việc triển khai, áp dụng, thực hiện pháp luật về viên chức của Trường ngày càng trở nên quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tạo động lực phát triển đội ngũ viên chức này, ngày càng đóng góp những giá trị tích cực hơn nữa cho của Trường nói riêng và toàn xã hội nói chung. Mặt khác, với mong muốn xây dựng, phát triển Trường Đại học Y tế công cộng trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu về khoa học sức khoẻ và Y tế công cộng thuộc tầm “đẳng cấp thế giới” mà ở đó, đảm bảo ba tiêu chí cơ bản: 1: tập trung nhiều tài năng, 2: dồi dào về nguồn lực, 3: cơ chế quản trị hiệu quả. Nhằm thực hiện thành công những mục tiêu đó, điều quan trọng là cần có những quan điểm khoa học cũng như những giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả, thiết thực pháp luật về quản lý viên chức tại Trường, đáp ứng những yêu cầu khách quan của thực tiễn đặt ra.

3.1. Định hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về viên chức - từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng

3.1.1. Bảo đảm đồng bộ giữa thực hiện pháp luật về viên chức với đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

Đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là tiến hành cải cách hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với Trường Đại


học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, hay cụ thể hơn là giáo dục đại học thì công tác đối mới cơ chế quản lý ở đây là cải cách các điều kiện tác động trực tiếp đến sự nghiệp phát triển của Trường như nội dung chương trình, phương pháp, quy trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, đầu tư nguồn lực tài chính, phương tiện giảng dạy và phục vụ giảng dạy, phân cấp quản lý,…

Đảm bảo đồng bộ giữa thực hiện pháp luật về quản lý viên chức với đổi mới cơ chế quản lý từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng cần thực hiện triệt để các nội dung sau:

Trước hết, thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường phải bảo đảm đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo tiến hành cải cách giáo dục đại học của Đảng, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, góp phần tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô của Trường, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Trường, góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế có chất lượng, góp phần và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường gắn với đổi mới quản lý các mảng hoạt động của Trường theo hướng nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của Trường.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường phải phát huy được vai trò chủ thể của Trường mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, viên chức và các nhà khoa học, cán bộ chuyên môn làm việc tại Trường.

3.1.2. Bảo đảm tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong thực hiện pháp luật về quản lý viên chức

Ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; ngày 30 tháng 12 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều


của Luật giáo dục đại học đã quy định cụ thể, rõ ràng về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học. Các văn bản mới ban hành này đã tạo điều kiện cho các trường đại học bảo đảm được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện quản lý viên chức. Luật Giáo dục đại học được ban hành đã quan tâm tới vấn đề tự chủ của các trường đại học, thể hiện trong các quy định về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh... Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học quy định: các trường đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

Trường Đại học Y tế công cộng cần triển khai thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm của Trường. Thuật ngữ “tự chịu trách nhiệm” cần được áp dụng là trách nhiệm liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định Trường cần thực thi nhiệm vụ như thế nào; trách nhiệm sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khi sinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai hỏi hoặc là trách nhiệm được giao quyền lực trước một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học ở Việt Nam đều quy định về nội dung “tự chịu trách nhiệm” của các trường đại học. Giống các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam quy định “tự chịu trách nhiệm” là “trách nhiệm” của các cơ sở giáo dục đại học trước cơ quan quản lý cấp trên, trước người học, trước cơ sở sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp và trước toàn thể xã hội.

Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Trường phải luôn là hai mặt không thể tách rời trong mọi hoạt động của Nhà trường; tự chủ nhằm bảo đảm


hiệu quả và hiệu suất cao trong khi tự chịu trách nhiệm chủ yếu là để bảo đảm chất lượng và công bằng trong các hoạt động. Tất cả các lĩnh vực Trường được trao trách nhiệm tự ra quyết định thì phải bảo đảm tính minh bạch, đúng khuôn khổ pháp luật và phải chịu trách nhiệm về các quyết định ấy. Đồng thời, Trường phải chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động của mình, đòi hỏi Ban Giám hiệu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của Trường trước Đảng uỷ, Hội đồng Trường và Bộ Y tế, Bộ Giáo dục...

3.1.3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện pháp luật về viên chức

Đối với việc thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng, quyền tự chủ của Trường được thể hiện rõ nét trong các quyết định về nhân sự, tài chính. Theo đó, Trường cần chủ động xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện quyền tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên; về chi tiền lương và thu nhập tăng thêm; về trích lập các quỹ; tự chủ trong giao dịch tài chính và cho phép Trường được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Việc tự chủ về nhân sự, tài chính đối với Trường sẽ giúp hạn chế những tiêu cực trong giáo dục của nước ta do việc định giá không đúng và chi trả thấp cho các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó, lương giảng viên, viên chức của Trường được chi trả thỏa đáng, bảo đảm cho cuộc sống của họ và gia đình họ, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, góp phần và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Giáo dục đại học có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, để truyền thụ tri thức cho sinh viên một cách có hệ thống và hiệu quả. Đội ngũ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023