Thực hiện pháp luật về viên chức - Từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế - 13


kinh tế - xã hội. Muốn có đội ngũ viên chức có năng lực phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng viên chức, trong đó tập trung vào những việc sau:

- Thực hiện tuyển dụng theo nguyên tắc đúng người, đúng việc; lấy công việc và hiệu quả công việc làm tiêu chí lựa chọn viên chức. Công tác tuyển dụng phải thực sự khách quan, công tâm và công bằng. Bổ nhiệm theo năng lực, sở trường, kiên quyết loại trừ tệ “chạy chức, chạy quyền” để hưởng lợi.

- Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế cho người đứng đầu tổ chức sử dụng viên chức. Quy định trách nhiệm liên đới của người đứng đầu đối với viên chức dưới quyền. Cho phép người thủ trưởng được trực tiếp tuyển dụng nhưng phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu nhân viên cấp dưới làm sai.

- Thực hiện bố trí, sử dụng viên chức theo cơ chế giao việc, khoán việc và quy trách nhiệm đến cùng. Áp dụng chế độ vị trí việc làm để xác định tiền lương, tiền công và các chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức.

- Có thái độ kiên quyết, dứt khoát đối với những viên chức không đáp ứng được công việc. Kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức những người không làm được việc, đồng thời giải quyết thỏa đáng chế độ tài chính cho những đối tượng này, để bảo đảm trong cơ quan thực sự chỉ có người làm được việc và cống hiến cho cơ quan. Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 04 năm 2015 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Không chỉ giảm số lượng biên chế mà còn phải làm tinh gọn tổ chức, tăng chất lượng, năng lực của viên chức trong thực thi nhiệm vụ.

- Thực hiện đánh giá viên chức dựa trên hiệu quả công việc. Bảo đảm tính công bằng trong đánh giá, không đánh đồng và đồng nhất kết quả đánh giá giữa các đối tượng viên chức khác nhau và giữa các viên chức chuyên


môn với viên chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý. Thực hiện việc xây dựng tiêu chí và xét các danh hiệu thi đua theo từng nhóm đối tượng có vị trí, chức năng, nhiệm vụ tương đương nhau, không xét các danh hiệu thi đua theo cơ quan. Có như vậy mới có thể bảo đảm tính công bằng và tạo động lực thực sự các phong trào thi đua.

3.2.2. Giải pháp riêng cho Trường Đại học Y tế công cộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Để nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Trường Đại học Y tế công cộng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành và nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Trường Đại học Y tế công cộng cần phải thay đổi:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong pháp luật về quản lý viên chức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu, tổ chức đoàn thể về pháp quản lý viên chức.

Thực hiện pháp luật về viên chức - Từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế - 13

- Cần nghiên cứu thay đổi mô hình quản lý tránh tình trạng người đứng đầu đơn vị vừa là người quản lý, vừa là người phụ trách về chuyên môn. Người đứng đầu được giao nhiệm vụ quản lý và phát triển đơn vị, tương tự như giám đốc doanh nghiệp; việc phụ trách về chuyên môn giao cho quản lý các bộ phận như trưởng khoa, trưởng các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ... Như vậy có thể kiểm soát được chất lượng hoạt động tuyển dụng khi viên chức được tuyển dụng vào vị trí việc làm theo yêu cầu về chuyên môn của trưởng bộ phận, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ phát triển đơn vị bằng cách tìm kiếm viên chức phù hợp, có chất lượng cao. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho việc thực hiện thi tuyển người đứng đầu bởi tìm kiếm người có khả năng quản lý, điều hành dễ hơn rất nhiều người vừa có chuyên môn nghề nghiệp cao, vừa có khả năng quản lý.


Trường Đại học Y tế công cộng hoàn toàn có thể hoạt động như một doanh nghiệp trên cơ sở hạch toán kinh tế, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm về dịch vụ do mình cung ứng cho xã hội, nhưng khác với doanh nghiệp là những đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc cung ứng dịch vụ lại không nhằm vào tìm kiếm lợi nhuận. Ngày nay, trong xu hướng xã hội hóa các dịch vụ công, các đơn vị sự nghiệp công lập lại có thể tự tìm kiếm nguồn tài chính để đầu tư cho sự phát triển của mình, bảo đảm cung ứng dịch vụ công ngày một tốt hơn và do đó các cá nhân, tổ chức được hưởng thụ dịch vụ công cũng cần phải có những đóng góp nhất định để mua dịch vụ đó.

Việc phân cấp quản lý về viên chức sẽ tạo cho Trường chủ động hơn, phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của mình, tránh chồng chéo thẩm quyền, đảm bảo tăng cường vai trò quản lý nhà nước về viên chức.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy của Nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng được các yêu cầu của xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, chính phủ kiến tạo. Mạnh dạn thực hiện tinh giản khỏi bộ máy những viên chức không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Thực hiện tuyển dụng viên chức theo Đề án vị trí việc làm của Trường, chú trọng tuyển dụng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức của trường.

- Tiếp tục cũng cố và kiện toàn công tác tổ chức, đặc biệt là viên chức làm công tác cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, quy trình, ... phù hợp với thực tế thực hiện nhiệm vụ công tác.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ viên chức, giảng viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.


- Quan tâm bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị đối với đội ngũ viên chức thuộc diện quy hoạch Lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng và tương đương; chú trọng cử viên chức tham dự các chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, giảng viên chính, giảng viên cao cấp phù hợp với yêu cầu; bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cần thiết khác.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, phương pháp tự nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên cơ hữu và viên chức quản lý; khuyến khích, tạo điều kiện và có cơ chế hỗ trợ cho viên chức đi học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức.

- Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tin học nhằm phục vụ giảng dạy - học tập, làm việc, tra cứu cho giảng viên, viên chức và học viên, sinh viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng, đào tạo, tuyển sinh, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ và sinh hoạt chuyên môn...

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý viên chức nhằm nắm được công việc và đảm bảo hiệu lực của pháp luật về quản lý viên chức.

- Tổ chức thi, tìm hiểu pháp luật về quản lý viên chức để nâng cao hiểu biết của viên chức về pháp luật quản lý viên chức.

- Ngoài ra, cần tổ chức tập huấn thật chu đáo, đầy đủ về công tác cán bộ cho viên chức làm công tác cán bộ của Trường, bố trí viên chức đủ năng lực, đảm bảo điều kiện làm việc và trang thiết bị cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc, có cơ chế, chính sách đối với viên chức làm tốt công việc.


Tiểu kết chương 3

Để thực hiện pháp luật về viên chức có hiệu quả chúng ta phải bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trên cơ sở các định hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện pháp luật về viên chức từ đó công tác này cần bảo đảm đồng bộ giữa thực hiện pháp luật về viên chức với đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và công khai, minh bạch của đơn vị sự nghiệp công lập trong thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Chú trọng công tác xây dựng các văn bản quy định của Trường cụ thể để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về viên chức. Đồng thời, cần nâng cao năng lực quản trị nội bộ Nhà trường và phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực hiện pháp luật về viên chức.

Với Trường Đại học Y tế công cộng cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung dân chủ của Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong thực thi pháp luật về viên chức. Thực hiện công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng viên chức cần bám sát theo quy định của pháp luật, linh hoạt, phù hợp với định hướng, tiềm năng phát triển và tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường trong tình hình mới. Đồng thời chú trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo đúy quy trình, quy định của pháp luật.


KẾT LUẬN LUẬN VĂN


Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển Trường Đại học Y tế công cộng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tạo niềm tin của học viên, sinh viên và khách hàng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Đội ngũ viên chức là nhân tố quyết định trong việc thay mặt nhà nước phục vụ nhân dân và đóng góp cho đất nước, tạo thành một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm việc tuyển dụng, ĐTBD cho đội ngũ viên chức được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và pháp luật. Kiến thức và trình độ năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ viên chức từng bước được trưởng thành, góp phần quan trọng vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Trường Đại học Y tế công cộng nói riêng, tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trường, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Việc thực hiện pháp luật về viên chức ở nước ta được thực hiện khá đầy đủ, bám sát theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức. Các văn bản quy phạm pháp luật đã bước đầu đáp ứng và tạo nền tảng pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về viên chức. Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo của các Bộ, ngành chặt chẽ, kịp thời, tạo sự đoàn kết, nhất trí, phát huy cao độ sức mạnh trí tuệ của tập thể viên chức Nhà trường.

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục Đại học số


34/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học đã được ban hành và có hiệu lực đã quy định rõ về tự chủ Trường Đại học và cơ chế hoạt động của Hội đồng Trường. Từ đó, việc thực hiện pháp luật về viên chức càng cần phải thực hiện quy củ, đồng bộ và nghiêm túc hơn để đáp ứng với các quy định và sự pháp triển không ngừng của kinh tế xã hội. Chỉ khi thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp được đưa ra, Trường Đại học Y tế công cộng mới đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành và nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Vì vậy, luận văn là một đóng góp trong việc nghiên cứu về công tác thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước hình dung được một phần hoạt động này và có những thay đổi cần thiết.

Do vậy, cần nhận thức được vấn đề này để có những điều chỉnh hợp lý trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế - xã hội, sự phân bổ nguồn nhân lực, cơ chế quản lý và đội ngũ viên chức đang thay đổi như hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Tuấn Anh (2010), “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5.

2. Trần Tuấn Anh (2012), “Tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khu vực sự nghiệp công lập”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10.

3. Ban Chấp hanh Trung ương Đảng khóa XI, Hội nghị lần thứ 7 (2013), Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

4. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5. Bộ Nội vụ (2020), Thông tư số 6/2020/TT/BNV ngày 02/12/2020 ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

6. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.480.

7. C. Mác (1960), Tư bản, quyển I, tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 29-30.

8. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

9. Chính phủ (2020), Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.

11. Chính phủ (2017), Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023