Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THẾ ANH


THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2021

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THẾ ANH


THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 938 01 06


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÁO


HÀ NỘI - 2021

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả luận án


Nguyễn Thế Anh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thi đua, khen thưởng 8

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thi đua, khen thưởng 15

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật thi

đua, khen thưởng 18

1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra

cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA

KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM 30

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật thi đua,

khen thưởng 30

2.2. Nội dung và các hình thức thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng 53

2.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở

Việt Nam 63

2.4. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở một số nước và giá trị

tham khảo đối với Việt Nam 67

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN

THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 76

3.1. Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện

nay và nguyên nhân 76

3.2. Hạn chế thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện

nay và nguyên nhân 99

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 122

4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay 122

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay 127

KẾT LUẬN 144

PHỤ LỤC 159

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DHTĐ : Danh hiệu thi đua HTKT : Hình thức khen thưởng PTTĐ : Phong trào thi đua TĐKT : Thi đua, khen thưởng TĐ-KT : Thi đua - Khen thưởng THPL : Thực hiện pháp luật

DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 3.1: Khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015-2020 84

Bảng 3.2: Tỷ lệ khen thưởng Bằng khen cấp bộ đối với người trực tiếp

lao động, sản xuất 85

Bảng 3.3: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân,

nghệ sĩ ưu tú 87

Bảng 3.4: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân,

thầy thuốc ưu tú 88

Bảng 3.5: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân,

Nhà giáo ưu tú 88

Bảng 3.6: Số lượng trả lời công dân và tiếp nhận, xử lý các đơn về công

tác thi đua khen thưởng 97

Biểu đồ 3.1: Khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015-2020 84

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tặng Bằng khen giữa người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương 86

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tặng Bằng khen giữa người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp tại các Bộ, ban, ngành, đoàn thể

Trung ương 87

Biểu đồ 3.4: Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua, khen thưởng 114


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng (TĐKT) đã được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập nước và được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Công tác TĐKT từ chỗ chỉ là những khẩu hiệu, những lời kêu gọi, đã được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật từ Luật cho tới các Nghị định, Thông tư… về TĐKT. Thực hiện pháp luật TĐKT cũng theo đó đã trải qua nhiều giai đoạn, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Căn cứ vào thẩm quyền được quy định, các cấp, các ngành trong toàn quốc đã phát động các phong trào thi đua (PTTĐ) ở nhiều quy mô khác nhau, từ phong trào chung toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ phát động đến các PTTĐ do các Bộ, ban, ngành, địa phương hưởng ứng. Cùng với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật TĐKT cũng như tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa vai trò của các PTTĐ, các PTTĐ đã thu hút được đông đảo người dân, người lao động tham gia.

Đồng thời, các quy định pháp luật về công tác khen thưởng được thực hiện tốt. Việc đảm bảo những nguyên tắc kịp thời, chính xác, công khai trong khen thưởng đã đem lại những tâm lý tích cực trong xã hội. Những hình thức khen thưởng (HTKT) từ Giấy khen, Bằng khen, cho tới Huân chương các loại cũng như các danh hiệu thi đua (DHTĐ) đã được trao tặng cho những tấm gương điển hình tiên tiến là cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Điều này không chỉ để ghi nhận sự đóng góp và tôn vinh những cá nhân, tập thể đó, mà còn giúp tạo không khí lao động, làm việc sôi nổi để từ đó tạo động lực cho các cá nhân nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào thành tích chung của tập thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023