Thời Gian Và Địa Điểm, Phương Thức Thực Hiện Hợp Đồng

thiệt hại phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó.

Trong HĐMBHH qua sở giao dịch hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá cũng có những ngoại lệ. Nếu các bên không có thoả thuận nào khác về giao nhận hàng hoá thì việc giao nhận hàng hoá sẽ được thực hiện như đối với sự việc mua bán hàng hoá thông thường. Tuy nhiên, trong hợp đồng kỳ hạn, các bên có thể thoả thuận về việc thanh toán bằng tiền của bên mua và không nhận hàng khi đó bên bán không phải giao hàng và bên mua không phải nhận hàng mà bên mua chỉ phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện mà thôi. Đối với hợp đồng quyền chọn thì nghĩa vụ giao nhận hàng của các bên chỉ phát sinh khi bên giữa quyền chọn mua thực hiện quyền mua và bán hàng có hàng để bán, bên giữ quyền bán thực hiện quyền bán mà bên mua đồng ý mua hàng.

1.4.3.9. Thời gian và địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Đây là điều khoản quan trọng của HĐMBHH bởi vì nó liên quan đến một số quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm chuyển quyền sở hữu và rủi ro, liên quan đến giá cả của hàng hóa. Thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng của hợp đồng, đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ và nhận hàng đúng thời gian, địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thỏa thuận với nhau sao cho hợp lý, căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thỏa thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Khi cần thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao hàng, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện.

Trong mua bán hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa có thể được thực hiện đối với người mua hoặc thông qua người thứ ba. Vì vậy các bên phải thỏa thuận rõ thời

hạn và địa điểm, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên cũng như xác định rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu.

1.4.3.10. Bao bì, đóng gói

Đối với mỗi loại hàng hóa đòi hỏi phải có một loại bao bì hoặc được đóng gói phù hợp bởi vì bao bì và quy cách đóng gói ảnh hưởng đến chất lượng và nhiều khi đến cả giá cả của hàng hóa[32, tr260]. Trong trường hợp, hợp đồng không có quy định khác, người bán có nghĩa vụ đóng gói bằng cách nào đó để hàng đến nơi an toàn cũng như có thể dễ dàng xếp dỡ trong thời gian quá cảnh hay tại điểm đến[Khoản 3 Điều 60 LTM].

Trong một số trường hợp, người mua có thể từ chối nhận hàng nếu chúng không được đóng gói phù hợp với chỉ dẫn hay tập quán thương mại. Việc giao hàng trong bao bì hay được đóng gói phù hợp đối với người mua có ý nghĩa quan trọng, nhất là dưới góc độ kinh tế. Ở một số nước, có một số loại bao bì bị cấm hay hạn chế sử dụng. Hiện nay, ở nhiều nước việc gắn nhãn hiệu lên bao bì được quy định một cách nghiêm ngặt. Trong trường hợp có nghi ngờ thì người bán phải tham khảo trước với người mua.

Ngoài ra hợp đồng còn phải có thêm những điều khoản để đảm bảo quyền lợi cho các bên không có chung một hệ thống pháp luật như điều khoản về chọn Luật áp dụng hay cơ quan và nơi giải quyết tranh chấp. Do loại hợp đồng này có đặc điểm là các bên đều nhằm đến mục tiêu lợi nhuận, đòi hỏi nội dung của hợp đồng phải đầy đủ, rõ ràng, tránh những hiểu lầm dẫn đến tranh chấp. Vì vậy cần thận trọng soạn thảo nội dung hợp đồng. Chẳng hạn, đối với điều khoản về tên hàng, kèm theo tên cần có mã số và mẫu hàng; đối với điều khoản về số lượng và trọng lượng cần chọn những đơn vị đo lường thống nhất, trong trường hợp không có đơn vị thống nhất, cần có điều khoản giải thích, đối với điều khoản về thanh toán cần quy định rõ đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 6

2.1. Thực hiện đúng đủ về đối tượng hàng hóa và thực tiễn thi hành pháp luật

2.1.1. Quy định của pháp luật về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm lao động của con người tạo ra nhằm mục đích trao đổi mua bán để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội. Nó chính là đối tượng trong các hoạt động thương mại trong xã hội, tuy nhiên hàng hóa thì được quy định trong LTM một cách cụ thể. Tại Khoản 2 Điều 3 LTM: “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. Nếu như trước đây trong LTM năm 1997 quy định hàng hóa một cách chi tiết gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán. Như vậy, đối tượng của HĐMBHH được giới hạn trong phạm vi rất hẹp thì trong LTM năm 2005 quy định khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn, theo đó hàng hóa bao gồm các loại động sản kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Quy định này phù hợp với quan điểm của BLDS năm 2005 trong việc coi tài sản hình thành trong tương lai cũng là một loại hàng hóa. Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với thực tiễn của hoạt động mua bán, hiện nay người ta có thể mua bán các ngôi nhà chung cư khi chúng chưa được xây hay mua bán vườn hoa quả khi chúng chưa ra quả. Để phân biệt động sản và bất động sản thì BLDS năm 2005 quy định tại Điều 174 như sau:

- Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.

- Động sản là những tài sản khác không phải bất động sản.

Như vậy, đối chiếu với quy định của LTM thì hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa là động sản và bất động sản. Do đó, những vật gắn liền với đất như nhà cửa và công trình xây dựng... hay những vật sinh ra từ đất (cây cối, mùa màng,

khoáng sản...) đều được xem là bất động sản. Trái lại, những vật không cố định vị trí trên đất (như bàn, ghế, tàu thuyền...), những vật không do đất sinh ra (như súc vật, chim muông, thú rừng...), những vật đã tách rời ra khỏi đất (như mùa màng đã thu hoạch, khoáng sản đã khai thác...) đều được xem là động sản. Riêng đối với các quyền vô hình (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại...) do không gắn liền với đất đai hoặc mặc dù thông qua các tài sản gắn liền với đất đai, vẫn không được thừa nhận là bất động sản. Tất cả các quyền vô hình đều là động sản.

Tuy khái niệm hàng hóa tại Khoản 2 Điều 3 như đã nói trên rất rộng nhưng tại Điều 25 LTM năm 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện như sau:

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện được kinh doanh hàng hóa đó.

- Đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật, phải đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông, mua bán trên thị trường, theo đó những hàng hóa trong danh mục cấm quy định như Điều 25 thì không được phép mua bán nếu không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, và tất nhiên khi kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Theo Điều 6 và 7 của Nghị Định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh gồm:

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;

+ Thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;

+ Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;

+ Thương nhân kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.

- Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1 điều này.

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên đối với những DN kinh doanh những loại hàng hóa trên theo Nghị Định này và phải có biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.

Ngoài ra, LTM năm 2005 cũng đưa ra một quy định mới về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước ở Điều 26 như sau:

+ Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp: Hàng hóa đó là

nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

+ Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong quy định này bắt buộc khi hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước mà thuộc trường hợp trên thì có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp phải thu hồi, cấm lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép. Trường hợp này chúng ta được thấy rất rõ trong thời gian qua khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm lây lan rất nhanh như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh ở lợn... Khi đó trong một thời gian dài, cả nước đã bị cấm lưu thông hoặc lưu thông phải qua kiểm dịch của cơ quan nhà nước đối với các loại gia súc, gia cầm đó. Quy định này thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với thị trường để đảm bảo cho việc tự do kinh doanh hàng hóa của các chủ thể không ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như trật tự công cộng. Đây là quy định phù hợp với xu thế phát triển đất nước.

Chính vì thế mà thực hiện đúng đủ về đối tượng hàng hóa là một nguyên tắc quan trọng trong việc thực hiện HĐMBHH.

- Nếu bên bán vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp người vi phạm hợp đồng là bên bán thì Công ước Viên 1980 [Điều 46] và LTM [Điều 297] đều quy định rằng người mua có quyền buộc người bán thực hiện một trong hai biện pháp: sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa. Tuy nhiên, LTM 2005 không quy định rõ căn cứ lựa chọn biện pháp sửa chữa hay thay thế. Ngược lại, theo Công ước Viên, người mua chỉ có thể yêu cầu người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp của hàng hóa được giao đó cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Các trường hợp khác, người bán chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa, loại trừ hoặc khắc phục sự không phù hợp đó.

- Nếu bên mua vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp người vi phạm hợp đồng là bên mua thì cả LTM 2005 và Công ước Viên 1980 đều quy định rằng người bán có thể yêu cầu người mua thanh toán, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác theo đúng hợp đồng.

Như vậy, bên bán phải giao và chuyển quyền sở hữu các hàng hóa hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã để tránh các trường hợp xảy ra tranh chấp do sai phạm một trong các tiêu chí trên.

2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật

Nếu như trước đây, các hoạt động mua bán hàng hóa chỉ được điều chỉnh bởi LTM năm 1997 vì nó khá phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Nhưng trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập, hoạt động thương mại tại VN đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động trên thị trường có bản chất thương mại nhưng chưa được coi là hoạt động thương mại theo LTM năm 1997, bởi Luật này chỉ quy định gói gọn gồm 14 hành vi thương mại. Điều này không chỉ cản trở đến đa dạng hóa các hoạt động thương mại mà còn đi ngược lại với những chuẩn mực của thương mại quốc tế. Do đó, các hoạt động mua bán ở thời điểm đó diễn ra khá tẻ nhạt do luật không chi phối hết những hành vi thương mại mới xuất hiện hoặc các DN đang có nhu cầu thực hiện nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng giữa các DN cũng chưa mạnh dạn do những quy định của pháp luật về thương mại về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng còn sơ sài, bất cập, chưa phù hợp với điều kiện và tập quán thương mại quốc tế (ví dụ như một số nghĩa vụ của bên bán hàng, bên mua hàng, những quy định về chuyển rủi ro…).

Sau một thời gian thực thi LTM năm 1997, cùng với sự phát triển đa dạng của các hành vi thương mại, LTM năm 2005 ra đời đã tạo ra thời cơ mới cho các DNVN. Sau hơn hai năm thực hiện LTM năm 2005, chúng ta có thể thấy được một số điểm đạt được trong thực tiễn:

- Việc quy định rộng hơn các hoạt động thương mại (như mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại…) và quan trọng hơn trong hoạt động mua bán hàng hóa, tạo bước tiến mới cho các DN. Có thể thấy, phạm vi mua bán của thương nhân sẽ rộng hơn về đối tượng, từ đó sẽ tạo ra sự đa dạng và phong phú trong mua bán hàng hóa. Ví dụ như: Nếu trước đây thương nhân chỉ

được phép mua bán các loại hàng hóa như máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu… thì bây giờ ngoài những mặt hàng đó thương nhân có thể mua bán tất cả các loại hàng hóa là động sản, bất động sản kể cả động sản hình thành trong tương lai. Chính vì điều này mà hoạt động mua bán hàng hóa ở VN trong những năm gần đây diễn ra rất sôi nổi, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.

- LTM năm 2005 phù hợp với nguyên tắc tự do hoạt động thương mại. Việc khẳng định rõ và bảo đảm quyền tự do hoạt động của thương nhân là động lực chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động thương mại. Theo đó, các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tự do ở đây được thể hiện trong nội dung của hợp đồng, tức là các bên mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận để tìm ra những điều khoản thuận lợi nhất cho các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận bất kỳ nội dung mình mong muốn nhưng không trái pháp luật, đây là điều kiện rất thuận lợi cho thương nhân trong việc ký kết và thực hiện HĐMBHH. Bên cạnh đó, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia HĐMBHH một cách chi tiết và chặt chẽ sẽ tạo cảm giác yên tâm cho các DN khi tham gia hoạt động thương mại. Việc quy định như vậy thể hiện sự rang buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại giúp cho các thương nhân có ý thức tôn trọng hợp đồng. Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa ở nước ta từ khi thực thi LTM năm 2005 đã phát triển một cách đa dạng. Ví dụ: Số hợp đồng được giao kết giữa các DN ngày càng nhiều, trong khi đó số vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giải quyết một cách nhanh gọn do nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết và cụ thể trong HĐMBHH.

Tuy nhiên, từ thực trạng của nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì không ít những trường hợp vi phạm HĐMBHH, không đúng với quy định của pháp luật đã diễn ra, điều này đã và đang là vấn đề bức xúc của người dân, làm cho không ít người rơi vào tình trạng tiền mất mà hàng hóa mua lại không đúng như mong muốn. Do đó, cần sự quan tâm sâu rộng từ phía Nhà nước để giải quyết thực trạng trên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023