Đánh Giá Chung Về Việc Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng


Tiêu chí 15: Y tế

Trong những năm qua, việc đầu tư xây dựng trạm y tế và cơ sở vật chất các trạm được quan tâm, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Toàn huyện có 13/19 trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 68,42%, có 16/19 trạm y tế có Bác sỹ, 213/213 xóm có nhân viên y tế hoạt động, trung bình mỗi năm tổng số lượt khám bệnh trên

50.000 lượt; bệnh nhân điều trị nội trú trên 4.000 lượt; bệnh nhân điều trị ngoại trú trên 400 lượt; tổng số lần các loại xét nghiệm trên 10.000 lần; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đến nay 34.371 người/35.629 người đạt 96,5% tổng số dân trên địa bàn huyện, cơ bản người dân trên địa bàn huyện đều có bảo hiểm y tế. Triển khai chương trình tiêm chủng hàng tháng đầy đủ, đảm bảo đúng tiến độ. Tăng cường truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thân thể, vệ sinh nguồn nước, nâng cao ý thức cho người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.

Tiêu chí 16: Văn hóa

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" tiếp tục triển khai có hiệu quả, Ban chỉ đạo huyện đã triển khai các nội dung của cuộc vận động gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2016 là 6.044 gia đình, năm 2019 là 6.702 gia đình (tăng 658 gia đình so với năm 2016); Tổ dân phố văn hóa năm 2016 là 119 xóm, tổ dân phố, năm 2019 là 140 xóm, tổ dân phố (tăng 21 xóm, tổ dân phố so với năm 2016), cơ quan đơn vị văn hóa năm 2016 là 117 cơ quan, năm 2019 là 137 (tăng 20 cơ quan so với năm 2016). Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các Lễ hội vui xuân, chào mừng các ngày Lễ lớn của đất nước, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tham gia Hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc và thi đấu thể thao tỉnh Cao Bằng. Duy trì các hoạt động văn nghệ, thể thao tại các thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn.


Thường xuyên mở cửa thư viện phục vụ tốt nhu cầu đọc sách của nhân dân, trung bình mỗi năm có trên 1.500 lượt người đến phòng máy tính để truy cập thông tin. Các Trạm thu phát thanh – Truyền hình hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thời lượng phát sóng phục vụ nhân dân. Hưởng ứng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh huyện đã vận động cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ quỹ "xây dựng nông thôn mới", từ năm 2016 đến nay đã huy động được trên 600 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ cho xã Đào Ngạn hoàn thành xây dựng Nông thôn mới với số tiền 250 triệu đồng, hỗ trợ xã Phù Ngọc: 231 triệu đồng, xã Sóc Hà 129,3 triệu đồng, việc quản lý và sử dụng quỹ đảm bảo đúng mục đích.

Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm

Về vệ sinh môi trường: Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường được tập trung triển khai thực hiện và đạt được kết quả tích cực; tính đến nay, có 99,8% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sinh hoạt ở vùng cao đạt 45 lít/người/ngày (tăng 3 lít so với năm 2016).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Công tác vệ sinh môi trường sinh thái vùng nông thôn được quan tâm, trong đó tập trung vào công tác di chuyển chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở. Huyện uỷ đã xây dựng Chương trình số 04 và Chương trình số 11-CTr/HU, ngày 19/7/2016 về di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở giai đoạn 2016 - 2020. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện, từ năm 2016 đến năm 2019 đã di dời được 609 hộ, hiện nay còn 1.381 hộ, trong đó: Còn để dưới gầm sàn nhà ở 100% là 872 hộ, đã di dời nhưng chưa dứt điểm: 509 hộ. Có 9/19 xã hoàn thành di chuyển chuồng trại 100%. Phấn đấu mỗi năm di chuyển đạt trên 20% trở lên.

Chỉ đạo các HTX vệ sinh môi trường thường xuyên thu gom và xử lý rác thải theo đúng quy định; chỉ đạo các xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo

Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 9


các xóm thu gom rác thải, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh, Từ năm 2016 đến nay huyện đã xây được 11 hố đốt rác thải và cấp 437 thùng đựng rác, 85 xe đẩy chở rác. Đến nay, huyện có 04 HTX thu gom rác thải, có 3 xã đạt tiêu chí môi trường (Phù Ngọc, Trường Hà, Đào Ngạn).

2.3.5. Về xây dựng hệ thống chính trị

Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Hiện nay 19 xã đã sử dụng phần mềm Ioffice để quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ và đạt chất lượng.

Các xã đều có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; đội ngũ cán bộ xã được tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương luôn được giữ vững và ổn định. Đến nay có 16/19 xã đạt tiêu chí về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, chiếm tỉ lệ 84,2%.

Tiêu chí 19: Quốc phòng và an ninh

Về Quốc phòng: Thường xuyên kiện toàn các Ban chỉ đạo, Hội đồng của huyện và xã đúng quy định. Chỉ đạo các địa phương xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh toàn diện và hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng theo kế hoạch.

Về An ninh: Tình hình an ninh trên địa bàn huyện, an ninh biên giới cơ bản ổn định và giữ vững, các lực lượng chức năng thường xuyên chủ động phối hợp thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn xã hội. Công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội được duy trì thường xuyên, chủ động nắm bắt, phân tích, dự báo sát tình hình, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, đến nay có 19/19 xã đạt tiêu chí an ninh, đạt 100%.


2.4. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2016-2020 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Các cấp, các ngành và các địa phương đã tích cực chỉ đạo thực hiện toàn diện các nội dung của chương trình và đạt một số kết quả nhất định.

- Phong trào thi đua “Hà Quảng chung sức xây dựng nông thôn mới” đã từng bước được đông đảo nhân dân địa phương đồng tình hưởng ứng, một số địa phương đã có nhiều cách làm hay, thiết thực hiệu quả và có sáng tạo, từ đó đã kịp thời động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tham gia, nhiều mô hình tốt được nhân rộng, một số gương người tốt, việc tốt như hiến đất, hỗ trợ ngày công lao động…đã dần trở thành phong trào.

- Bình quân mỗi xã tăng 1,0 tiêu chí. Toàn huyện đến thời điểm này có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đây là một khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng nông thôn mới.

- Công tác xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu bước đầu triển khai được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ, nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện.

- Về thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hà Quảng trong giai đoạn vừa cho thấy, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp các ngành triển khai đúng quy trình thực hiện chính sách từ khâu lập kế hoạch thực hiện chính sách nhằm xác định rõ các bước thực hiện chính sách, các nguồn lực cần huy động để thực hiện chính sách cho đến khâu tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn. Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung được đánh giá cao là công tác tuyên truyền, phố biến chính sách bước đầu đã được triển khai, việc duy trì chính sách được chính quyền và người dân đồng lòng thực hiện.


2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hà Quảng còn những hạn chế sau:

Thứ nhất, kết quả xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới của tỉnh (11,3%) còn thấp hơn so với mặt bằng chung vùng Miền núi phía Bắc (28,60%); chất lượng đạt chuẩn và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí còn nhiều hạn chế, chưa được thực sự bền vững. Một số địa phương chủ yếu chú trọng thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức đến các nội dung khác. Sự gắn kết giữa xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa chặt chẽ. Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất đạt kết quả chưa cao; chất lượng và năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp còn yếu. Môi trường nông thôn đã được quan tâm nhưng các giải pháp về công tác bảo vệ, cải thiện môi trường còn nhiều hạn chế, chưa thiết thực, chưa đạt hiệu quả; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản đã có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa thực sự rõ nét. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

- Địa bàn các xã vùng miền núi nhìn chung quy mô rộng, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố rải rác, ít tập trung, do đó rất khó khăn trong đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi. Suất đầu tư công trình ở miền núi là lớn nhưng hiệu suất sử dụng ít, hơn nữa địa hình bị chia cắt nhiều bởi núi cao, suối sâu, dễ bị sạt lở, lũ quét nên cơ sở hạ tầng dễ bị hư hỏng, xuống cấp. Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên.

- Xây dựng nông thôn mới là một Chương trình lớn, nhiều nội dung, bao quát khắp tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội vùng nông


thôn, nhưng cấp trực tiếp tổ chức thực hiện là cấp xã, cán bộ phần lớn trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, còn nhiều lúng túng, trong khi sự hỗ trợ của cấp trên chưa thực sự kịp thời và hiệu quả.

- Cụ thể một số tiêu chí khó thực hiện như sau:

+ Về Quy hoạch: Đồ án quy hoạch tại một số xã chưa đạt chất lượng cao; việc quản lý quy hoạch nhất là công tác cắm mốc chỉ giới các công trình cơ sở hạ tầng và phân khu chức năng chưa bảo đảm theo quy định.

+ Tiêu chí số 2 về Giao thông: Do thời tiết, các tuyến đường vùng sâu, vùng xa, vùng cao khó khăn trong công tác thi công; do địa hình phức tạp, chia cắt, dân cư sống không tập trung, kinh phí làm đường lớn, sức huy động trong dân khó khăn, một số tuyến đường mới được đầu tư nhưng lại bị hư hỏng do bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở...và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình giao thông. Công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường sau đầu tư còn chưa chủ động, còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách.

+ Tiêu chí số 5 về Trường học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở nhiều trường học vùng cao còn thiếu phòng học, phòng chức năng, các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị dạy học,... việc mở rộng diện tích đất cho các trường, điểm trường vùng cao gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi dốc, thiếu quỹ đất.

+ Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa: Một số địa phương gặp khó khăn trong công tác quy hoạch, vị trí chưa phù hợp, xa dân, thiếu quỹ đất không có mặt bằng xây nhà văn hóa, sân thể thao. Ở một số địa phương nhà văn hóa thôn chưa có hoặc đã xuống cấp.

+ Tiêu chí số 13 Tổ chức sản xuất: Phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn bất cập như: Diện tích đất canh tác phân tán, nhỏ lẻ gây khó khăn trong tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất


nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.

+ Tiêu chí số 10 Thu nhập, 11 Giảm nghèo: Một bộ phận người dân còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nguy cơ tái nghèo là rất lớn nếu người dân không có tinh thần vượt khó, nỗ lực trong phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn chiếm trên 38% và tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP vẫn còn chiếm trên 40%.

+ Tiêu chí số 17 Vệ sinh môi trường nông thôn: Một mặt do nhận thức, thói quen, phong tục tập quán (như nhốt trâu, bò, gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở), điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và sự tự giác tham gia bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư còn hạn chế, là một trong những nguyên nhân chính khiến việc triển khai tiêu chí môi trường gặp nhiều khó khăn. Chất thải khu vực nông thôn chủ yếu do các hộ gia đình tự xử lý bằng các phương pháp thủ công như đốt, chôn lấp, đổ ra các khu đất trống, chưa có đơn vị tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải khu vực nông thôn. Mặt khác do huy động nguồn lực cho thực hiện Tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn thấp so với nhu cầu. Tính đặc thù của các công trình nước sạch nông thôn miền núi là: Nhỏ lẻ, phân tán, việc thu phí để duy trì công trình chưa được quan tâm đúng mức, việc quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn, công trình nhanh xuống cấp.

Thứ hai, với đặc thù là huyện miền núi nên việc lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phố biến chính sách xây dựng NTM trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, địa bàn huyện rộng với đa phần là đối núi nên việc phối hợp giữa các địa phương trong triển khai chính sách, triển khai các nông dung


chính sách với bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn vất vả và chưa hiệu quả cao.

2.4.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Hà Quảng là huyện miền núi biên giới, điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn; địa hình chủ yếu là đồi núi cao, phân cách lớn, đời sống dân cư nông thôn còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư về hạ tầng là rất lớn trong khi khả năng bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu, việc huy động đóng góp từ các nguồn lực rất hạn chế...

- Bên cạnh đó, một số văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách của trung ương chậm được ban hành, chưa sát với yêu cầu thực tiễn địa phương, vùng miền; chưa có nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương đặc biệt là ở giai đoạn đầu chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra.

- Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được quán triệt học tập trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh, huyện đến xã nhưng trong quá trình thực hiện chưa được đồng bộ, chưa phát huy cao, một số người dân chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới.

- Nguồn lực hỗ trợ để thực hiện Chương trình còn hạn chế nên mục tiêu, mức độ hoàn thành, đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu bị ảnh hưởng nhất định.

- Một số địa phương chú trọng nhiều đến phát triển kết cấu hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất, y tế, giáo dục, xây dựng đời sống văn

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí