hóa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên chưa thực sự chuyển biến rõ nét.
- Năng lực cán bộ làm công tác xây dựng NTM của một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất triển khai thực hiện Chương trình; chất lượng hoạt động của một số Văn phòng điều phối NTM các cấp còn nhiều bất cập.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xây dựng NTM, chương 2 của luận văn tập trung phân tích thực trạng chính sách trên địa bàn huyện Hà Quảng. Nội dung chương đã đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện KT- XH ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng NTM, đánh giá tổ chức thực hiện qua các bước của quy trình chính sách. Qua thực tiễn thực hiện chính sách xây dựng NTM của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và các chủ trương, chính sách của Nhà nước, UBND huyện Hà Quảng đã đặc biệt quan tâm; ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, ngành và các xã thực hiện trên các lĩnh vực nhằm góp phần phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hơn nhằm sớm đưa huyện của mình thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hướng tới phát triển bền vững.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Công, Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Đánh Giá Chung Về Việc Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 11
- Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
3.1. Phương hướng, mục tiêu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
3.1.1. Phương hướng
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng NTM theo chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và cụ thể hóa chính sách của tỉnh Cao Bằng và huyện Hà Quảng. Thực hiện chính sách xây dựng NTM trên cơ sở quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sữa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Kế hoạch 41/2017/KH- UBND ngày 27/2/2017 của tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Cao Bằng 2020. Đồng thời khai thác được sức mạnh tổng hợp, đáp ứng chương trình mục tiêu xây dựng NTM.
Thứ hai, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Quảng theo hướng bền vững, bảo vệ cảnh quan, cân bằng sinh thái, phát triền toàn diện mọi mặt của xã hội. Ngoài ra; chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn còn mỡ rộng sự liên kết giữa các doanh nghiệp và người dân cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế chính sách giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp để ổn định nguyên liêu cho sản xuất, tránh tình trạng sản phẩm cầm chừng với nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng, không ổn định gây thiệt hại cho người dân. Mất đất sản xuất nông nghiệp của người dân nông thôn để nâng cao chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo nghề; tư vấn, cung cấp thông tin, kỹ năng làm việc cho những hộ dân tìm việc làm ở các doang nghiệp, để xuất khẩu lao động.
Thứ ba, thực hiện chính sách xây dựng NTM theo hướng huy động tối đa nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài.Trong đó chú trọng nguồn lực con người, nguồn lực tài chính nhằm chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, chính sách phát triển nông thôn khuyến khích mọi tiềm năng, thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nhằm tạo ra tổng hợp phục vụ nông nghiệp nông thôn, ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội, khai thác thế mạnh của huyện.
Thứ tư, thực hiện chính sách xây dựng NTM phải phát huy vai trò chủ đạo của người dân và cộng đồng trong phát triển nông thôn. Công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay cần phải được dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học liên ngành, được thảo luận một cách rộng rãi để tiếp thu nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó vai trò chủ đạo của người trực tiếp hưởng lợi, thực thi chính sách vô cùng quan trọng.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, từng bước tăng số lượng tiêu chí nông thôn mới đạt được của các xã, lựa chọn những nội dung dễ, cần ít kinh phí làm trước.
- Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Trong quá trình triển khai thực hiện phải kiên trì, lâu dài, thường xuyên, không nóng vội, chạy theo thành tích.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục củng cố và giữ vững các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.
- Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 8/19 xã, chiếm 42,1%.
- Các xã còn lại phấn đấu mỗi năm đạt từ 1 đến 2 tiêu chí.
- Phấn đấu có từ 1 đến 2 xóm nông thôn mới kiểu mẫu.
- Phấn đấu mỗi xã 01 sản phẩm.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
3.2.1. Giải pháp về nhận thức và tuyên truyền thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Một trong những nhiệm vụ cốt yếu để công tác xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống và thực hiện một cách có hiệu quả, đúng nội dung, đúng mục tiêu là công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến, vận động để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là dân cư nông thôn - người đóng vai trò chủ thể trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, hiểu và nắm bắt những nội dung cơ bản của nông thôn mới. Tăng cường sự tập trung chỉ đạo cụ thể, thường xuyên, liên tục, đồng bộ, thống nhất và huy động được sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, có sự phân công phân cấp, thường xuyên kiểm tra giám sát từ các cơ quan chức năng đối với các hoạt động triển khai thực thi nông thôn mới. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch để người dân tích cực tham gia quá trình hoạch định, thực thi, giám sát phát huy vai trò chủ thể của mình.
Thực hiện tốt công tác tổ chức, bộ máy quản lý điều hành thực hiện chương trình các cấp. Thường xuyên rà soát, kịp thời kiện toàn tổ chức khi có biến đổi về nhân sự, đảm bảo bộ máy hoạt động liên tục, có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện chương trình, nắm bắt được thực trạng triển khai tại các địa phương, bên cạnh đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai chương trình. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ việc duy trì và phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng trong tạo sự đồng thuận của người dân và huy động nguồn lực từ cộng đồng. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền vận động với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Mục tiêu phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng sâu rộng đến mọi tầng lớp, cán bộ người dân, tạo dựng được một khí thế xây dựng nông thôn mới sôi nổi trên địa bàn toàn huyện.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng
Ban hành hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và linh hoạt ở các cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn bản) và phù hợp với từng nhóm địa phương (phấn đấu đạt chuẩn, đã đạt chuẩn, phấn đấu đạt kiểu mẫu); ban hành Kế hoạch thực hiện Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Trong giai đoạn tới, UBND huyện Hà Quảng cần xác định trên cơ sở khung cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh Cao Bằng và điều kiện thực tế của huyện cần chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù gắn với vùng dân tộc thiểu số, miền núi gặp nhiều khó khăn để tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế sản xuất hộ gia đình; nông thôn mới gắn với du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái; nông thôn mới gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nông thôn mới thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu... để đảm bảo quá trình thực hiện chính sách này trên địa bàn được
triển khai hiệu quả và huy động được mọi nguồn lực nhân dân cùng tham gia.
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Năng lực quản lý của cán bộ cấp huyện, đặc biệt là cán bộ cấp xã nòng cốt nhằm phát huy nội lực trong xây dựng NTM huyện Hà Quảng. Nâng cao năng lực quản lý trước hết bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức về NTM, nắm chắc quy trình và cách thức xây dựng NTM theo Bộ 19 tiêu chí Quốc gia đã ban hành.
Tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án, kỹ năng vận động quần chúng… cho cán bộ thực hiện chương trình các cấp nhất là cấp xã. Chính quyền các cấp cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trong đó mời các chuyên gia, các lãnh đạo giỏi trên địa bàn tỉnh để khai thác triệt để trí tuệ và chuyên môn nhằm vận dụng vào xây dựng NTM cho huyện Hà Quảng. Cán bộ cấp xã cần tích cực tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực hiện với lãnh đạo xây dựng NTM cấp huyện, tỉnh và các địa phương khác nhằm rút ra những kinh nghiệm thiết thực với điều kiện thực tế của địa phương.
3.2.4. Huy động tối đa nguồn vốn cho thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Xác định đây là giải pháp then chốt, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình còn hạn chế, chỉ đạo các địa phương sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả đồng thời huy động mọi nguồn lực lồng ghép thực hiện các nội dung của chương trình. Trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã trong kế hoạch xây dựng đạt chuẩn, đảm bảo hoàn thành toàn bộ các tiêu chí, chỉ tiêu còn thiếu. Đối với các xã còn lại, chỉ đạo các địa phương rà soát, xây dựng lộ trình đầu tư thực hiện từng tiêu
chí, chỉ tiêu hợp lý. Trong đó ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện các nội dung khó huy động xã hội hóa, các tiêu chí dễ đạt, cần ít nguồn lực. Đối với các nội dung huy động xã hội hóa cần chú ý không huy động quá sức dân. Đảm bảo cân đối nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn xã hội hóa thực hiện các nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương.
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đảm bảo xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025; Đảng bộ các xã sẽ tập trung xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đảng viên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung, văn bản hướng dẫn của cấp trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu, trong đó tập trung các giải pháp:
Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân. Đảng ủy, HĐND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hà Quảng cần xây dựng nghị quyết và chỉ đạo UBND, các ngành xây dựng các đề án thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trước mắt, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp và triển khai sản xuất theo quy hoạch; rà soát những vùng không chủ động nước chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao. Triển khai quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung; phát triển các gia trại, trang trại; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư. Ưu tiên phát triển chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao.
Chú trọng phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; gắn phát triển kinh tế vườn với chỉnh trang nhà vườn theo tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; phát
triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, xây dựng sản phẩm túi tinh trà Cagaileo đạt sản phẩm OCOP chuẩn 3 sao.
Rà soát, đánh giá hoạt động của các HTX, tổ hợp tác để sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo HTX Bình Định Nam được xếp loại khá trở lên vào năm 2025. Có giải pháp thu hút doanh nghiệp, gắn hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp với khuyến khích mở rộng liên doanh, liên kết tiêu thụ nông sản, phục vụ sản xuất.
Nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, (tiêu chí hộ nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường). Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn chất lượng mũi nhọn, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Kiện toàn tổ chức, bộ máy và phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Tích cực huy động nguồn lực đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn mức độ 2 sau 05 năm công nhận lại. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Nâng cao kiến thức của người dân về bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận động người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế. Có giải pháp phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao từ xã đến thôn. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình, tộc họ, thôn, cơ quan, đơn vị văn hóa; hình thành và phát triển các câu lạc bộ, mô hình văn hóa, thể dục thể thao. Xây dựng quy ước về xây dựng thôn, tộc họ văn hóa gắn với NTM, nhất là thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội... Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững; có giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế đối với hộ cận nghèo, không để tái nghèo. Phấn đấu đến năm 2025, các xã cơ bản không còn hộ nghèo, trừ các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội không thể thoát nghèo.
Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh-