Đường Giới Hạn Hiệu Quả Trong Việc Phân Bổ Các Hàng Hóa Giữa Hai

D. Những khác nhau giữa năng suất tư bản của các hãng khác nhau

E. Không câu nào đúng

Câu 10. Tăng thu nhập không phải từ lương thường dẫn đến:

A. Giảm lượng cung lao động thông qua ảnh hưởng thay thế

B. Giảm lượng cung lao động thông qua ảnh hưởng thu nhập

C. Tăng lượng cung lao động thông qua ảnh hưởng thay thế

D. Tăng lượng cung lao động thông qua ảnh hưởng thu nhập

E. Không câu nào đúng


II. BÀI TẬP

Bài 1. Trương Tuyền là chủ một cửa hàng rau. Cô thuê sinh viên phân loại và bao gói. Số lượng rau trong một giờ sinh viên có thể đóng gói được thể hiện trong bảng sau:


Số sinh viên

1

2

3

4

5

6

7

8

Số lượng rau (Kg)

20

50

90

120

145

165

180

190

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 24

a. Vẽ các đường sản phẩm trung bình, sản phẩm cận biên của các sinh viên này.

b. Giả sử Trương Tuyền có thể bán rau với giá 0,5 nghìn đồng/kg. Vẽ đường cầu lao động của Trương Tuyền.

c. Nếu các cửa hàng khác trong khu vực trả lương cho những công nhân đóng gói nấm là 7,5 nghìn đồng/giờ thì Trương Tuyền trả lương cho sinh viên là bao nhiêu?

Bài 2. Một hãng sản xuất sản phẩm X có thể bán sản phẩm của mình ở mức giá không đổi bằng 2 nghìn đồng/đơn vị và có thể thuê một số lượng lao động bất kỳ với đơn giá tiền lương cân bằng của thị trường là 10 nghìn đồng /giờ. Hàm sản xuất ngắn hạn của hãng được cho ở bảng sau:

Tổng sản phẩm (đơn vị/giờ)

1

2

3

4

5

6

Số lượng lao động (giờ)

20

50

90

120

145

165

a. Xác định đường cầu lao động cho hãng.

b. Số lượng lao động tối ưu hãng cần thuê là bao nhiêu?

c. Nếu giá sản phẩm giảm xuống bằng 1,5 nghìn đồng/đơn vị thì số lượng lao động tối ưu mà hãng thuê sẽ thay đổi thế nào?

d. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên.

CHƯƠNG 7

CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


7.1. THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ

7.1.1. Khái niệm hiệu quả Pareto

Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.

Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được gọi là hiệu quả Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.

A

D

M

E

F

B

Hàng hóa cho Y

Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 7.1, mô tả các giới hạn phân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội. Giả sử trong xã hội có hai nhóm người X và Y. Đường giới hạn AB cho biết số lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra được cho một nhóm khi một số lượng hàng hóa nhất định đã được sản xuất và phân bổ cho nhóm kia. Những điểm nằm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả Pareto. Chẳng hạn, xét một điểm E bất kỳ nằm trên đường giới hạn AB. Từ E, chúng ta không thể dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không giảm số hàng hóa dành cho Y và ngược lại. Trong khi đó, những điểm nằm phía trong đường giới hạn lại không phải là điểm hiệu quả. Từ một điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng cách dịch chuyển lên trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi ra ngoài đường giới hạn, ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y) mà không buộc Y (hoặc X) phải nghèo đi.


O

Hàng hóa cho X

Hình 7.1: Đường giới hạn hiệu quả trong việc phân bổ các hàng hóa giữa hai

nhóm xã hội X và Y.

Trên hình 7.1, những điểm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả, song điểm nằm phía trong như F lại là điểm không hiệu quả.

Có thể mở rộng cách hiểu “khá giả hơn”, hoặc “nghèo đi”. Chẳng hạn, trong phân bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi sản lượng X tăng lên ta coi điều đó tương đương với X trở nên “khá giả hơn”, còn nếu sản lượng X giảm được coi tương đương với X trở nên “nghèo đi”. Với cách hiểu quy ước như vậy, ta dễ dàng thấy các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà chúng ta đã biết từ chương 1 cũng là những điểm hiệu quả Pareto.

Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể không phải là một điểm duy nhất. Trên các đường giới hạn chúng ta vừa nêu, tồn tại cùng một lúc một loạt điểm hiệu quả - những điểm nằm trên đường giới hạn. Mặt khác, hiệu quả và công bằng là những khái niệm khác nhau. Xã hội có đang ở một trạng thái hiệu quả song đó có thể không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận. Một điểm nằm trên đường giới hạn AB ở hình 7.1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là điểm D có hoành độ gần sát 0, thì đó là một trạng thái mà X được phân phối quá ít hàng hóa, trong khi Y lại có quá nhiều hàng hóa. Một điểm khác như điểm M chẳng hạn lại được xem là công bằng hơn.

7.1.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto

Lợi ích ròng của xã hội trong việc sản xuất và tiêu dùng một khối lượng hàng hóa, dịch vụ nào đó biểu thị chênh lệch giữa lợi ích mà xã hội thu nhận được thông qua việc tiêu dùng số lượng hàng hóa đó và các chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để có thể sản xuất được lượng hàng hóa đó. Trong trường hợp không có chính phủ, trên thị trường chỉ có những người sản xuất và tiêu dùng giao dịch với nhau, lợi ích ròng xã hội trong việc sản xuất và tiêu dùng một lượng hàng hóa nào đó chính là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tương ứng với mức sản lượng hàng hóa trên.

Nếu tại mức sản lượng hàng hóa Q*, lợi ích ròng xã hội là tối đa (lớn nhất so với các mức sản lượng khác) thì Q* được coi là sản lượng hiệu quả Pareto. Thật vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể cải thiện lợi ích của một ai đó (chẳng hạn, tăng thặng dư của người tiêu dùng) mà không làm thiệt hại đến lợi ích của những người khác (chẳng hạn không làm giảm thặng dư của người sản xuất). Nếu làm được như thế thì tại Q*, lợi ích ròng xã hội không thể là tối đa. Vì tại Q*, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất nên từ trạng thái này, khi chúng ta muốn làm lợi cho ai đó thì buộc phải làm thiệt hại hay hy sinh lợi ích của những người còn lại. Theo đúng định nghĩa, Q* là sản lượng hiệu quả Pareto.

Sự cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và việc tối đa hóa lợi ích ròng xã hội

Quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo với tính hiệu quả được thể hiện

trước hết ở mệnh đề sau: Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì sản lượng cân bằng của nó sẽ là mức sản lượng cho phép xã hội tối đa hóa được lợi ích ròng của mình, do đó, đó là mức sản lượng hiệu quả. Vì thị trường có thể tự điều chỉnh để đạt đến trạng thái cân bằng nên trong trường hợp này, có thể coi như thị trường tự đảm bảo được tính hiệu quả.

Hãy nhìn vào hình 7.2. Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung thị trường chính là đường MC của ngành (đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MC của doanh nghiệp). Giao điểm giữa đường này với đường cầu thị trường là điểm E, điểm cân bằng thị trường. Tương ứng sản lượng cân bằng là Q*, mức giá cân bằng là P*. Ta cần chứng minh, tại Q* lợi ích ròng xã hội là lớn nhất.

S(MC)

F

E

M

N

H

D

Q1

Q*

Q2

Q

P A

P*


B


O

Hình 7.2: Sản lượng hiệu quả Pareto

Thật vậy, tại sản lượng Q*, lợi ích ròng xã hội hay tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được đo bằng diện tích hình tam giác ABE. Bây giờ giả sử sản lượng mà xã hội sản xuất và tiêu dùng là Q1 nhỏ hơn Q*. Tại Q1, tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội khi tiêu dùng khối lượng hàng hóa là Q1 được biểu thị bằng diện tích hình thang AOQ1F. Còn tổng chi phí nguồn lực (chi phí khả biến) mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất Q1 đơn vị hàng hóa được biểu thị bằng diện tích hình thang BOQ1H. Vì thế lợi ích ròng của xã hội tại mức sản lượng này thể hiện bằng diện tích hình thang ABHF. Lợi ích ròng xã hội tại Q1 rò ràng nhỏ hơn lợi ích ròng xã hội tại sản lượng Q*. Phần nhỏ hơn đó, diện tích tam giác EHF sau này thường được thể hiện như mức tổn thất hiệu quả khi xã hội sản xuất ở mức Q1 nhỏ hơn sản lượng cân bằng.

Nếu sản lượng mà xã hội sản xuất ra và tiêu dùng lại là Q2 lớn hơn mức sản lượng cân bằng thì tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội được đo bằng diện tích AOQ2N, còn tổng chi phí khả biến mà xã hội cần để sản xuất số lượng hàng hóa trên được đo bằng diện tích BOQ2M. Vậy lợi ích ròng xã hội trong trường hợp này bằng diện tích AOQ2N trừ đi diện tích BOQ2M, tức cũng bằng diện tích tam giác ABE trừ đi diện tích tam giác EMN. Rò ràng tại Q2 lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn tại Q*, và diện tích EMN biểu thị

mức tổn thất hiệu quả do sản xuất quá thừa gây ra.

Vì các sản lượng Q1, Q2 được lấy bất kỳ nên chúng có tính chất đại diện cho các mức sản lượng còn lại. Điều đó cho phép chúng ta kết luận sản lượng cân bằng Q* là sản lượng hiệu quả Pareto vì nó cho phép tối đa hóa được lợi ích ròng xã hội.

Hệ quả là: nếu nền kinh tế có tất cả các thị trường đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng chung của nó là điểm hiệu quả Pareto. Nói cách khác, khi các thị trường đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nền kinh tế sẽ hoạt động một cách có hiệu quả vì nó sẽ tự điều chỉnh để nhanh chóng đi đến điểm cân bằng.

Nhìn vào một thị trường, trạng thái hiệu quả chỉ đạt được khi nó ở trong trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả trong trường hợp này phải bằng chi phí biên và độ thỏa dụng biên. Đó chính là điều kiện bắt buộc để giá cả trở thành tín hiệu đảm bảo phân bổ hiệu quả các nguồn lực: P = MC = MU. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ khi ta thấy P khác MC (chi phí biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng), ta hiểu, khi đó thị trường hay nền kinh tế không ở trạng thái hiệu quả.

7.2. NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƯỜNG

7.2.1. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị trường

Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo quyết định sản xuất của các hãng hướng theo tiêu chuẩn chi phí cận biên bằng giá cả và do vậy cũng bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng.

Trong các ngành cạnh tranh không hoàn hảo các nhà sản xuất đạt chi phí biên bằng doanh thu biên. Trong khi người tiêu dùng lại cân bằng giá cả với những lợi ích biên thu được từ đơn vị cuối cùng. Vì vậy, nói chung lợi ích biên sẽ vượt quá chi phí biên. Các ngành này có xu hướng thu hẹp sản xuất, trong lúc mở rộng sản xuất có lợi cho người tiêu dùng cho xã hội. Cạnh tranh không hoàn hảo là nguồn gốc sinh ra thất bại của thị trường và trạng thái cân bằng của thị trường không còn là trạng thái hiệu quả Pareto nữa.


MC

A

B

D

C

MR

P


PA


PB


O

QA QB Q

Hình 7.3 : Cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị trường

Trong đồ thị (hình 7.3) trên biểu diễn, một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại B với sản lượng QB, nhưng nhà độc quyền chọn MR = MC sản xuất sản lượng QA bán theo giá độc quyền PA. Trong khoảng QA đến QB lợi ích biên của xã hội lớn hơn chi phí biên của xã hội, xã hội sẽ có lợi ích khi tăng sản lượng đến QB. Diện tích hình ABC cho biết mức lợi ích tăng thêm mà xã hội nhận được khi tăng sản lượng đến QB.

7.2.2. Ngoại ứng

Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá tình sản xuất hoặc tiêu dùng đó.

Một ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hay tiêu dùng của một cá nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sản xuất hay tiêu dùng của một cá nhân khác mà không thông qua giá cả thị trường.

Các ngoại ứng có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực. Các ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí đối với thành viên thứ ba còn các ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho thành viên thứ ba. Những thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp.

Ngoại ứng có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất. Ví dụ việc xây dựng tàu điện ngầm ở các thành phố lớn không chỉ mang lại lợi ích cho những người trực tiếp tham gia vào loại hình giao thông này mà hệ thống tàu điện ngầm còn có ảnh hưởng tích cực đối với mọi người trong khu vực đó vì thời gian tắc nghẽn giao thông trên mặt đất sẽ giảm đi đáng kể. Còn ngoại ứng tiêu cực của sản xuất như ô nhiễm, chất thải: các nhà máy hóa chất thường gây ô nhiễm các dòng sông xung quanh và làm chết cá ảnh hưởng tới những người làm nghề đánh bắt cá.

- Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực

Xét ngoại ứng tiêu cực từ sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Trong đó, MPC chi phí cận biên cá nhân của doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Nhưng trên thực tế, việc sản xuất hóa chất gây ô nhiễm môi trường do nước thải đổ ra sông chưa qua xử lý đã làm cho dòng sông bị ô nhiễm. Về phần mình sự ô nhiễm có thể gây ra các hậu quả như chết cá, ảnh hưởng đến nguồn sống của những người đánh cá - là các thành viên thứ ba không tham gia vào quá trình sản xuất này. Hoặc ô nhiễm dòng sông đã làm cho lượng khách du lịch đến thăm quan giảm đi đáng kể. Có thể nói một cách tổng quát là việc sản xuất hóa chất đã gây ra chi phí cho xã hội. Nếu tính đầy đủ các chi phí này cho doanh nghiệp hóa chất thì chi phí đó sẽ được biểu diễn bằng đường chi phí cận biên xã hội (MSC). Trong trường hợp này, chi phí cận biên xã hội cao hơn chi phí cận biên cá nhân của doanh nghiệp. Nếu đường cầu đối với hóa chất này là D thì trạng thái cân bằng E1 với mức sản lượng Q1 tại đó chi phí cận biên cá nhân bằng giá. Tuy nhiên, tại mức sản lượng Q1 chi phí cận biên của xã hội vượt quá lợi ích cận biên (MB).Xét trên giác độ xã hội, mức sản lượng mà xã hội mong muốn là mức sản lượng Q2. Tại đó

chi phí cận biên xã hội bằng lợi ích cận biên. Thị trường tự do không đạt được mức sản lượng mà xã hội mong muốn. Đó là thất bại của thị trường.


MSC

E2

E1

D

P

MPC

P2


P1

= MB


0 Q2 Q1 Q


Hình 7.4: Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực

- Ảnh hưởng của ngoại ứng tích cực

Một ngoại ứng tích cực do tiêu dùng được gắn với lợi ích cận biên cá nhân (MPB) thấp hơn lợi ích xã hội cận biên (MSB). Chúng ta có thể thấy qua ví dụ về tiêu dùng dịch vụ giáo dục.

Trạng thái cân bằng E1 là kết quả của quan hệ cung cầu. Đường cầu D1 phản ánh lợi ích cá nhân cận biên của tất cả những người trực tiếp hưởng (tiêu dùng) dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, lợi ích không chỉ dừng lại ở đó mà lợi ích giáo dục còn mở rộng ra đối với xã hội, nghĩa là đối với các thành viên thứ ba, những người không được hưởng dịch vụ giáo dục. Lợi ích này thấy được khi các tiêu cực, tệ nạn xã hội ít đi vì những người được hưởng dịch vụ giáo dục sẽ sống tốt hơn... Như vậy, lợi ích thực sự của giáo dục đối với xã hội sẽ lớn hơn lợi ích của chính những người được đi học. Điều này được minh họa bằng đường D2 phản ánh lợi ích cận biên của xã hội MSB. Như vậy, trạng thái cân bằng mà xã hội mong muốn là E2 với mức sản lượng và giá là Q2và P2. Thị trường tự do không đạt được mức sản lượng mà xã hội mong muốn. Đó là thất bại của thị trường.

Như vậy, sự chênh lệch giữa chi phí (lợi ích) xã hội và cá nhân dẫn đến khối lượng hàng hóa thực tế được sản xuất bởi thị trường khác với khối lượng tối ưu về mặt xã hội. Trong trường hợp các ngoại ứng tích cực thì có quá ít hàng hóa được sản xuất, còn ngoại ứng tiêu cực thì lại có quá nhiều hàng hóa được sản xuất. Kết quả là thị trường đưa ra một giải pháp không có hiệu quả vì các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra các quyết định tiêu dùng và sản xuất dựa trên chi phí và lợi ích cá nhân của bản thân họ, nó không phản ánh chi phí và lợi ích của toàn xã hội.

P MPC


P2 E2

P1 E1


D2 = MSB


D1 = MPB


0 Q1 Q2 Q

Hình 7.5: Ảnh hưởng của ngoại ứng tích cực

7.2.3. Hàng hóa công cộng

Hàng hoá công cộng (hay còn gọi sản phẩm công cộng) là loại hàng hoá mà ngay cả khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được. Nói một cách khác, với hàng hoá công cộng mọi người đều được hưởng thụ các lợi ích do các sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm thiểu khả năng hưởng thụ của người khác.

S

P S*



Định giá vượt mức

PF

PE*

F

E'


Lợi ích

ngoại ứng D


Sản lượng dưới mức


O

QF QE* Q

Hình 7.6

Ví dụ: Với không khí trong sạch thì sự tiêu dùng không khí của mọi người không ảnh hưởng lẫn nhau. Một ví dụ nữa là quốc phòng, an ninh, nếu hải quân tuần phòng bờ biển sẽ đảm bảo an ninh của đất nước, điều đó sẽ đem lại lợi ích cho mọi người.

Nếu để các cá nhân riêng lẻ đảm nhận cung cấp các hàng hoá công cộng nói trên, sẽ xảy ra tình trạng cung ứng với số lượng không đầy đủ hoặc không được cung ứng. Ở đây sẽ xuất hiện những "kẻ ăn theo" (Free rider) là những người được tiêu dùng hàng hoá (phải tốn kém mới sản xuất ra được) mà không phải thanh toán. Bởi lẽ từng cá nhân sẽ xuất phát từ lợi ích hẹp hòi của mình mà chờ đợi người khác đóng góp.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí