Phân Loại Đối Tượng Người Có Công Với Cách Mạng


niên hạn (tùy theo từng loại đối tượng) để hỗ trợ người có công làm các dụng cụ chỉnh hình do bị thương tật, bệnh tật...

- Chế độ hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân của họ về nhà ở: Người có công, thân nhân người có công nếu khó khăn về nhà ở (không có nhà ở hoặc có nhà nhưng nhà bị dột nát, hư hỏng mà không có khả năng thực hiện) được hỗ trợ kinh phí để xây, sửa chữa nhà ở từ nguồn kinh phí của Nhà nước, của cộng đồng và xã hội đóng góp.

- Chế độ ưu tiên khác: Người có công và thân nhân người có công được ưu tiên thuế nhà đất (miễn giảm thuế đất ở, đất kinh doanh...); được thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ, tết; được đi tham quan du lịch... được ưu tiên trong giáo dục đào tạo (được hỗ trợ miễn, giảm học phí, ưu tiên tuyển dụng...).

1.2.3. Phân loại đối tượng người có công với cách mạng

Theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng [16] thì người có công bao gồm các loại đối tượng sau:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945

- Liệt sĩ

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

- Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 4

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

- Bệnh binh

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

- Người có công giúp đỡ cách mạng


Ngoài các đối tượng nêu trên, theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng còn có thân nhân của người có công, như: Bố, mẹ (đẻ); vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ (đối với liệt sĩ); con đẻ, con nuôi hợp pháp, người đảm nhận thờ cúng liệt sĩ vẫn thuộc diện điều chỉnh của pháp lệnh được hưởng các chế độ ưu đãi về người có công theo quy định [16].

1.2.4. Vai trò của thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Từ năm 1945 đến nay, công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Đây không chỉ là vấn đề đạo lý, truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội; không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách mạng, Hồ Chủ Tịch cũng đã ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/2/1947, sau đã được bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng “tử sĩ”, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sĩ và đã chọn ngày 27/7 làm ngày “Thương binh, liệt sĩ” để cả nước bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người đã không tiếc máu xương, cống hiến hy sinh cho Tổ quốc [1].

Tùy theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở từng thời kỳ lịch sử khác nhau, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối, hoạch định chính sách về ưu đãi cho người có công với cách mạng nhằm phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nếu như trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, việc thực chính sách về ưu đãi người có công (thương binh liệt sĩ) đã góp phần quan trọng vào các phong trào thi đua ái quốc; góp phần củng cố vững chắc hậu phương, tạo sức mạnh cho tiền tuyến đánh giặc lập công ở miền Nam và phát triển kinh tế xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Sau ngày Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại, cả nước ra sức khôi phục nền kinh tế và giải quyết hậu quả chiến tranh; việc giải quyết chính sách ưu đãi người có công tập trung vào nhiệm vụ sắp xếp việc làm cho bộ đội và thanh niên


xung phong xuất ngũ; xác nhận đối tượng là thương binh, gia đình liệt sĩ... góp phần quan trọng trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh để ổn định chính trị, phát triển đất nước.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

1.3.1. Chất lượng chính sách

Mục đích, vai trò của việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là ghi nhận, tri ân những công lao đóng góp của người có công với cách mạng đã hy sinh tính mạng, của cải của mình cho đất nước; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta; đồng thời, góp phần ổn định chính trị - xã hội và phát triển đất nước. Do đó, khi xây dựng chính sách ưu đãi người có công phải đáp ứng được các yêu cầu: Chế độ chính sách ưu đãi người có công phải phù hợp với từng nhóm đối tượng; tương xứng với những công lao, đóng góp, sự hy sinh to lớn của họ. Chính sách ưu đãi người có công phải mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của nhân dân, của cả hệ thống chính trị và gắn với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chính sách phải luôn nâng cao và cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; chính sách luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của đất nước.

Hơn 70 năm qua, kể từ khi Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 được ban hành; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung để khắc phục một số bất hợp lý, nhằm phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn lịch sử. Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước được ban hành lần đầu tiên năm 1994 là bước ngoặt lớn trong việc xây dựng chính sách ưu đãi người có công với nước. Từ đó đến nay, đã qua 7 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và gần đây nhất là ngày 09/12/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và ban hành Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14. Việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh đã thể hiện rõ quan điểm và nguyên tắc là chế độ ưu đãi người có công phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Đến nay, đã


công nhận 12 diện đối tượng người có công với các chế độ chính sách bao phủ mọi khía cạnh đời sống, nó không còn đơn thuần là sự liệt kê bao cấp (định tính) mà đã mang tính định lượng cụ thể, sát thực, khách quan và linh hoạt; các chế độ trợ cấp liên quan đến chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần đối với người có công (cấp thẻ Bảo hiểm y tế; điều dưỡng; dụng cụ chỉnh hình; hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ nhà ở...) đã được bổ sung điều chỉnh kịp thời. Các chế độ đối với thân nhân của họ cũng được quan tâm hỗ trợ góp phần ổn định đời sống người có công với cách mạng. Bên cạnh mở rộng đối tượng thụ hưởng, điều chỉnh, bổ sung chế độ chính sách, các quy trình, thủ tục giải quyết chế độ, xác nhận người có công được quy định rõ ràng, cụ thể, qua đó giúp người có công, thân nhân của họ thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Nhà nước.

Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian qua đã thể hiện trách nhiệm, sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân với mục tiêu ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Như vậy, việc ban hành chính sách đúng đắn, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với thực tiễn thì chính sách sẽ đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra; ngược lại, nếu chính sách ưu đãi người có công không rõ ràng, cụ thể, không phù hợp với thực tiễn thì dẫn đến việc khó thực hiện chính sách, thậm chí không khả thi, kém hiệu quả, chính sách đó sẽ không đạt mục tiêu đề ra.

1.3.2. Chủ thể thực hiện chính sách

Để chính sách đi vào đời sống, đáp ứng mong mỏi của người thụ hưởng và đạt mục tiêu đề ra, việc tổ chức thực thi chính sách đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của chính sách đó. Vì đây là quá trình nhằm hiện thực hóa ý chí của chính sách thành hiện thực; chất lượng chính sách, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào chủ thể thực hiện chính sách.

Chủ thể thực hiện chính sách là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước tiến hành thủ tục cụ thể. Chủ thể này bao gồm: các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể do pháp luật qui định [46]. Để chính


sách được thực hiện kịp thời, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải am hiểu, nắm vững chính sách, có tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo với công việc và có trình độ quản lý là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả của việc tổ chức thực hiện chính sách. Đối với chính sách ưu đãi người có công, ngoài các yếu tố nêu trên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Phòng Lao động – TB&XH thành phố, cán bộ của cấp xã, phường) khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công, cần phải có thái độ biết ơn sâu sắc, sự cảm thông, chia sẽ đối với những đau thương mất mát mà những người tham gia kháng chiến đã trải qua. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, có như vậy mới thực hiện chính sách đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.

Trong thực tế cũng có những trường hợp việc thực hiện chính sách không đạt mục tiêu đề ra, một phần là do năng lực, trình độ của người thực hiện chính sách. Người thực thi chính sách thiếu tri thức, thiếu hiểu biết, năng lực cần thiết, không nắm vững chính sách, thiếu tinh thần trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm, thiếu đạo đức nghề nghiệp dẫn đến sự sai sót, thậm chí sai lầm trong thực thi chính sách.

1.3.3. Đối tượng chịu sự tác động chính sách

Để chính sách đạt hiệu quả tốt thì đối tượng chịu sự tác động của chính sách có vai trò rất quan trọng. Nếu đối tượng chịu sự tác động chính sách thờ ơ, không hợp tác, không ủng hộ thì việc thực thi chính sách sẽ không hiệu quả, không đạt mục tiêu đề ra, có khi dẫn đến thất bại. Một khi chính sách ban hành được mọi người ủng hộ, nhất là đối tượng chịu sự tác động chính sách ủng hộ, tiếp nhận một cách nhiệt tình thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi và mang đến kết quả tốt.

Đối với chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đối tượng chịu sự tác động chính sách tương đối đặc thù; họ là những người đã hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho cuộc sống bình yên của đất nước ngày hôm nay. Vì vậy, đa phần đối tượng chịu sự tác động chính sách này họ có tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ, cảm thông với khó khăn của đất nước khi chính sách chưa đáp ứng với công lao của họ. Nhưng cũng có một số đối tượng


chịu sự tác động của chính sách có thái độ đòi hỏi, công thần... khi chính sách chưa thỏa đáng với mong muốn của họ. Do đó, khi ban hành chính sách và thực thi chính sách đối với người có công, chúng ta phải xem xét nhiều yếu tố như: Sự ghi nhận, biết ơn, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với công lao, sự hy sinh cống hiến của người có công và chính sách đó phải luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của đất nước, với mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng.

Nếu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng chỉ mang tính ban ơn, thiếu giá trị nhân văn, truyền thống của dân tộc, không thiết thực với đời sống của người có công và không phù hợp với thực tiễn thì chính sách khó thực thi, không đạt được mục tiêu. Tóm lại, ưu đãi chính sách người có công muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, nhất là của người có công với nước.

1.3.4. Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực thi chính sách. Việc thực thi chính sách ưu đãi người có công cũng chịu sự tác động của một số yếu tố khác, như:

- Môi trường thực hiện chính sách: Là yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương. Những địa phương có vị trí, có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân nhận thức, hiểu biết tốt về chính sách ưu đãi người có công thì việc thực thi chính sách sẽ đạt hiệu quả tốt và đạt mục tiêu đề ra. Ngược lại, những địa phương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, người dân nhận thức, hiểu biết chưa đầy đủ về chính sách ưu đãi người có công sẽ kìm hãm, cản trở các hoạt động này, dẫn đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công không đạt hiệu quả.

- Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công hay thất bại của mục tiêu chính sách. Khi nguồn kinh phí đảm bảo được các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra thì việc triển khai thực hiện chính sách sẽ


đạt hiệu quả. Và ngược lại nếu nguồn lực yếu, cơ sở vật chật không đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì công tác triển khai thực hiện chính sách sẽ không đạt hiệu quả theo Kế hoạch đề ra.

- Công tác chỉ đạo của Cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Thực tế đã chứng minh, những địa phương có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp ủy đảng, chính quyền; sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công thì ở địa phương đó các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của người có công được cải thiện... Nếu Cấp ủy đảng, Chính quyền không có sự quan tâm, sự phối hợp giữa các đơn vị thiếu chặt chẽ thì việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công không đạt kết quả như mong muốn.

- Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện chính sách. Việc xây dựng Kế hoạch triển khai chính sách và tuyên truyền phổ biến chính sách là nhằm truyền tải những nội dung, mục đích yêu cầu của chính sách đến với người dân. Do đó, nếu xây dựng kế hoạch thực hiện được đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, cụ thể thì việc triển khai thực hiện chính sách sẽ thuận lợi. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách cần phải đa dạng các hình thức, phương pháp; lựa chọn các nội dung phù hợp với từng loại đối tượng, từng thời điểm thích hợp để tuyên truyền phổ biến, như vậy người dân sẽ tiếp cận chính sách một cách dễ dàng. Nếu việc xây dựng kế hoạch thực hiện không sát tình hình thực tế; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách không phù hợp, không trọng tâm thì việc thực thi chính sách sẽ không đạt mục tiêu đề ra, thậm chí dẫn đến sai lệch trong việc giải quyết chế độ chính sách.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn, tác giả trình bày cơ sở lý luận chung về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; làm rõ một số khái niệm về chính sách, chính


sách công, khái niệm về người có công, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; ý nghĩa của thực hiện chính ưu đãi sách người có công, các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình thực thi chính sách ưu đãi người với cách mạng; quy trình thực hiện chính sách và vai trò của thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023