nhớ, tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước.
Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, lãnh đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hệ thống các văn bản về chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm từng bước cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần đối với người có công được phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có trên 50 ngàn hồ sơ đối tượng chính sách người có công với cách mạng [38]. Riêng thành phố Buôn Ma Thuột đang quản lý trên 10 ngàn hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có gần 3.000 người được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; số còn lại hưởng trợ cấp một lần và hưởng quyền lợi chính trị [32]. Trong thời gian qua, công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQVN, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện và được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, qua đó đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công trên địa bàn thành phố.
Trên cơ sở hệ thống văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Thành phố Buôn Ma Thuột cũng đã đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp, thiết thực sát với tình hình thực tế tại địa phương để đưa chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống và giúp người có công với cách mạng có cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần nhằm đem lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Hệ thống chính sách pháp luật về người có công mặc dù đã được Trung ương từng bước được kiện toàn nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung nên một số người dân có tham gia hoạt động kháng chiến
vẫn chưa được giải quyết chế độ chính sách; mức trợ cấp, phụ cấp đối với một số nhóm đối tượng người có công còn thấp chưa xứng đáng với sự hy sinh, cống hiến của họ; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về người có công, nhất là chính sách mới chưa được thực hiện kịp thời, rộng rãi trong nhân dân; vai trò lãnh đạo của Cấp ủy, công tác quản lý nhà nước ở một số nơi còn hạn chế, thụ động, thiếu linh hoạt; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số nơi chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ; nguồn lực đầu tư thực hiện chính sách người có công còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương; đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động – TB&XH, nhất là ở cơ sở còn thiếu, chưa sâu sát... Mặt khác, do đối tượng người có công của thành phố Buôn Ma Thuột thuộc nhiều tỉnh thành trên cả nước chuyển đến, thường xuyên có sự biến động nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Việc nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa thành phố Buôn Ma Thuột nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương; chỉ ra những hạn chế bất cập, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường [1]. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sỹ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh. Thực hiện lời kêu gọi của của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” [50]. Số
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 1
- Quan Điểm, Giải Pháp Và Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma
- Phân Loại Đối Tượng Người Có Công Với Cách Mạng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn [51]. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ [51].
Với việc ban hành Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16/02/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ đã khẳng định tầm quan trọng cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước. Kể từ đó đến nay, các chính sách, chế độ đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng ngày càng được mở rộng về đối tượng, đa dạng hơn về các hình thức chăm sóc, hệ thống các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng, an dưỡng được xây dựng; nhiều trung tâm phục hồi chức năng thương binh, bệnh binh đã ra đời và hoạt động có kết quả tốt. Tổ chức nhiều trường học, cơ sở đào tạo, trung tâm thực hành và các xưởng sản xuất phục vụ việc đào tạo, dạy nghề, sản xuất, kinh doanh dành cho các đối tượng thương binh, bệnh binh và thân nhân thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Với việc ban hành và thực hiện Pháp lệnh “Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” và Pháp lệnh “Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (năm 1994) đã góp phần ổn định xã hội, tác động sâu sắc, làm tăng thêm tình cảm và trách nhiệm của các tầng lớp xã hội trong phong trào toàn dân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với các đối tượng người có công với cách mạng. Đặc biệt, Pháp lệnh số 26/2006/UBTVQH (năm 2006) và Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; gần đây nhất là Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã bổ sung hoàn thiện, mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, mức phụ cấp, trợ cấp được điều chỉnh... nhằm phù hợp với mức sống của người dân và tình hình phát triển của đất nước hiện nay. Với hệ thống văn bản này đã tạo nên hành lang pháp lý
thuận lợi trong việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được chặt chẽ, sát với thực tế và theo đúng quy định của pháp luật.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cư dân trên địa bàn. Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân [2].
Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 29/9/2017 của Tỉnh ủy Đắk Lắk, về việc thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng” đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu về công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh: Thực hiện chính sách người có công với cách mạng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, lâu dài của Cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Đến năm 2020 giảm 30% - 40% số hộ nghèo là người có công, phấn đấu đến 2025 giảm 60% - 70% số hộ nghèo là người có công; cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn toàn tỉnh [3].
Trên thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, như:
- Đề tài “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh, năm 2018 [4]. Đề tài đã tổng hợp những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; nêu những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề ra
những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công ở Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Đề tài “Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hường, năm 2017 [5]. Đề tài đã phân tích những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm; những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề xuất những giải pháp để thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Một số bài viết có nội dung về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của các tác giả được đăng tải trên các Báo, Tạp chí như:
- Bài viết “Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” của tác giả Phạm Thị Hải Chuyền – Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2014 [6]. Bài viết được tác giả làm rõ hơn về nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách người có công; đồng thời, đưa ra những giải pháp, định hướng nhằm góp phần thực hiện tốt hơn đối với công tác chính sách ưu đãi người có công.
- Bài viết “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng” của tác giả Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [7]. Bài viết đã khái quát về tình hình thực hiện chính sách người có công ở nước ta trong thời gian qua, xác định nguồn lực thực hiện công tác chính sách ưu đãi người có công; đồng thời, nêu lên một số tồn tại, hạn chế và những nội dung bất cập... Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp quan trọng đối với công tác thực hiện công tác chính sách người có công với cách mạng trong thời gian tới.
- Bài viết “Không ngừng hoàn thiện chính sách, nâng cao đời sống người có công với cách mạng” của tác giả Nguyễn Bá Hoan – Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [8]. Bài viết được tác giả đánh giá, phân tích các chính sách ưu đãi người có công qua các thời kỳ; đưa ra những ưu điểm, hạn chế của từng chế độ, chính sách cũng như kết quả đạt được của các chế độ chính sách đó. Đồng thời,
đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đối với việc thực hiện công tác chính sách người có công trong những năm tiếp theo.
Có thể nói những bài viết đăng trên các Tạp chí và các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách người có công là cơ sở để tác giả tham khảo nhằm có cách nhìn tổng quát và hiểu sâu hơn về chế độ chính sách người ưu đãi có công. Trên cơ sở đó, giúp tác giả có thể vận dụng tốt hơn trong việc nghiên cứu đề tài của mình. Qua kết quả thống kê cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”.
Đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành chính sách công là cần thiết nhằm giúp chúng ta tiếp cận một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan về công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, như: Đánh giá thực trạng, những khó khăn, kết quả đạt được trong giai đoạn 2013 - 2020. Đồng thời, đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để tạo điều kiện tốt hơn cho người có công thụ hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề, luận văn làm rõ thực trạng, các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
- Đánh giá việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
- Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và quan điểm của cá nhân về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được triển khai trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Về Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2020.
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện; kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước; các chương trình, kế hoạch của địa phương (tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột) về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thu thập các số liệu, báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng Lao động – TB&XH, Sở LĐTB&XH, UBND tỉnh Đắk Lắk... và điều tra xạ hội học với một số nhóm đối tượng liên quan để có tính khách quan nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và những giải pháp thực hiện.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: trình bày các số liệu qua bảng biểu mà tác giả thu thập, điều tra, khảo sát.
- Tiến hành phân tích, đánh giá công việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
6.2. Về mặt thực tiễn
Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Buôn Ma Thột, tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.